Cảm xúc âm tính trong nghề luật là gì?
Cảm xúc âm tính trong nghề luật luôn được nhận thức là một thách thức, rào cản nghề nghiệp cần vượt qua của người làm nghề luật. Đó thường là dạng cảm xúc thể hiện sự định kiến, gây bất bình đẳng, phân biệt đối xử, bị tổn thương, xúc phạm đến cá nhân những chủ thể liên quan trong hoạt động hành nghề.
1- Cảm xúc âm tính trong nghề luật
Cảm xúc âm tính trong nghề luật luôn được nhận thức là một thách thức, rào cản nghề nghiệp cần vượt qua của người làm nghề luật. Đó thường là dạng cảm xúc thể hiện sự định kiến, gây bất bình đẳng, phân biệt đối xử, bị tổn thương, xúc phạm đến cá nhân những chủ thể liên quan trong hoạt động hành nghề. Tính chất tiêu cực của những cảm xúc âm tính này được lan truyền từ người hành nghề theo chức danh tư pháp sang cho các chủ thể liên quan, làm giảm hiệu lực, hiệu quả, chất lượng giải quyết công việc của người hành nghề, dễ dẫn đến xâm phạm các quyền con người, quyền công dân, quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể quan hệ pháp luật.
2- Ví dụ minh họa
Trong phòng xử án gồm có: Thẩm phán; nguyên đơn; Luật sư của nguyên đơn, bị đơn và người này đang phải chờ Luật sư của mình đến muộn 20 phút so với giờ bắt đầu phiên tòa. Luật sư của bị đơn thể hiện sự thiếu chu đáo trong chuẩn bị hồ sơ và các điều kiện khác tham gia phiên tòa, Cả phòng xử án đều có cảm xúc khó chịu và thấy không được tôn trọng.
Thẩm phán (TP): Luật sư của Bị đơn! Nếu tôi không nhớ nhầm thì đây là lần thứ hai bà đến phiên tòa muộn so với giờ quy định. Điều này đã ảnh hưởng tới tất cả mọi người.
Luật sư của bị đơn (LSBD): Tái rất xin lỗi vì giao thông HN thật tệ.
TP: Vâng thưa bà! Vậy bắt đầu phiên tòa.
LSBĐ: Vâng thưa chủ tọa phiên tòa. Nhưng có thể cho phép tôi có vài phút thể trao đổi nhanh với khách hàng của mình được không?
TP: Luật sư đã đến muộn và đang làm ảnh hưởng đến những người khác. Tôi sẽ điều hành theo đúng nội quy và thủ tục phiên tòa.
LSBĐ: Xin chủ tọa phiên tòa cảm phiền, tôi chỉ cần vài giây để trao đổi với khách hàng của mình, chắc cũng không có gì quá đáng và vi phạm nội quy phiên tòa.
TP: Tôi không chấp nhận. Luật sư cần trao đổi với khách hàng củ mình trước khi đến tòa rồi mới phải chứ? Lần đầu tiên tôi gặp mặt Luật sư có phong cách làm việc "chuyên nghiệp” như thế này (giọng nói của Thẩm phán hơi nhấn mạnh vào hai chữ chuyên nghiệp).
Làm thế nào mà bà, một luật sư đã hành nghề lâu năm lại có thể tự cho mình cái quyền tự quyết định khi nào thì có mặt ở tou, khi nào thì trao đối với khách hàng. Sau khi tôi đã nói những điều trên, tôi muốn phiên tòa phải được bắt đầu, mong bà đừng gây rắc rối cho Tòa.
(LSBĐ quay sang trao đổi với khách hàng của mình, phớt lờ ý kiến của chủ tọa phiên tòa. Khi Luật sư trao đổi được vài câu thì khách hàng của Luật sư nói ầm lên rằng không đồng ý với ý kiến của Luật sư). LSBĐ hướng về chủ tọa phiên tòa và lớn tiếng nói: Tôi không hiểu lý do gì mà mình phải chịu sự chỉ trích từ phía Tòa. Tôi cảm thấy Tòa đang có thành kiến với tôi.
3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
(i) Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
(ii) Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
(iii) Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm