Chấm dứt hợp đồng với lao động nữ mang thai, những điểm doanh nghiệp cần lưu ý

29/09/2022
Trong quá trình hoạt động sản xuất, nhiều doanh nghiệp thường ưu tiên lao động nam hơn lao động nữ. Một trong những nguyên do là những phúc lợi danh cho lao động nữ khi mang thai. Thậm chí khi chấm dứt hợp đồng với lao động nữ, doanh nghiệp cũng có thể gặp các vấn đề pháp lý, đặc biệt là với lao động nữ mang thai. Sau đây Luật Everest xin chia sẻ tới quý bạn đọc để làm rõ hơn về vấn đề này.

1. Về việc chấm dứt hợp đồng khi lao động nữ mang thai

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 137 Bộ luật lao động năm 2019, doanh nghiệp không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng đối với người lao động nữ đang mang thai.

Tuy nhiên, lao động nữ mang thai có thể chủ động chấm dứt hợp đồng lao động khi thuộc một trong các trường hợp được chấm dứt hợp đồng lao động được quy định tại Điều 34,35 Bộ luật lao động năm 2019 sau:

(i) Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 177 của Bộ luật này.

(ii) Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.

(iii) Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động.

(iv) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 35 của Bộ luật lao động năm 2019.

2. Về việc hưởng chế độ thai sản khi hợp đồng chấm dứt

Tại Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản, nếu lao động nữ chấm dứt hợp đồng lao động trong thời gian mang thai, lao động nữ vẫn được hưởng chế độ thai sản khi sinh con nếu đáp ứng đủ điều kiện đóng bảo hiểm xã hội 6 tháng trong khoảng thời gian 12 tháng trước sinh con.

Thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được xác định như sau:

(i) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

(ii) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Trường hợp tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng nêu trên.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.
0 bình luận, đánh giá về Chấm dứt hợp đồng với lao động nữ mang thai, những điểm doanh nghiệp cần lưu ý

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.89119 sec| 950.523 kb