Chi phí tố tụng dân sự
1- Chi phí uỷ thác tư pháp ra nước ngoài
Để giải quyết vụ việc dân sự, trong một số trường hợp, toà án phải uỷ thác tư pháp ra nước ngoài. Khi toà án uỷ thác tư pháp ra nước ngoài phải bỏ ra một số tiền để chi phí cho việc tiến hành uỷ thác tư pháp ra nước ngoài, sổ tiền này được gọi là chi phí uỷ thác tư pháp ra nước ngoài.
Chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài là số tiền phải chi trả cho việc thực hiện uỷ thác tư pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam và của nước được yêu cầu uỷ thác tư pháp.
Việc buộc các đương sự chịu chi phí uỷ thác tư pháp ra nước ngoài có ý nghĩa bù lại một phần chi phí của Nhà nước cho hoạt động xét xử của toà án. Ngoài ra, còn có tác dụng buộc các đương sự phải thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ tố tụng của mình, không được lạm dụng việc thực hiện quyền tố tụng gây khó khăn cho việc giải quyết vụ việc dân sự của toà án.
Chi phí uỷ thác tư pháp ra nước ngoài phải là số tiền cần thiết và họp lí phải chi trả cho việc thực hiện uỷ thác tư pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam và của nước được yêu cầu uỷ thác tư pháp. Toà án không được thu trả chi phí uỷ thác tư pháp ra nước ngoài quá sổ tiền cần thiết và hợp lí phải chi trả cho việc thực hiện uỷ thác tư pháp.
Trước khi toà án uỷ thác tư pháp ra nước ngoài, đương sự phải tạm nộp một sổ tiền để chi trả cho việc uỷ thác tư pháp khi tiến hành thu thập, cung cấp chứng cứ, tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu, triệu tập người làm chứng, người giám định và các yêu cầu tương trợ tư pháp có iiên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự. số tiền này được gọi là tiền tạm ứng chi phí uỷ thác tư pháp ra nước ngoài. Nguyên đơn, người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm hoặc đương sự khác trong vụ án phải nộp tiền tạm ứng chi phí uỷ thác tư pháp ra nước ngoài khi yêu cầu của họ làm phát sinh việc uỷ thác tư pháp ra nước ngoài. Người yêu cầu toà án giải quyết việc dân sự, người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm hoặc đương sự khác trong việc dân sự phải nộp tiền tạm ửng chi phí uỷ thác tư pháp ra nước ngoài khi yêu cầu của họ làm phát sinh việc uỷ thác tư pháp ra nước ngoài.
Đối với số tiền tạm ứng chi phí chi phí uỷ thác tư pháp ra nước ngoài sẽ được toà án quyết định xử lí khi giải quyết vụ việc dân sự theo các nguyên tắc sau:
- Trường hợp người đã nộp tiền tạm ứng chi phí uỷ thác tư pháp không phải chịu chi phí uỷ thác tư pháp thì người phải chịu chi phí uỷ thác tư pháp theo quyết định của toà án phải hoàn trả cho người đã nộp tiền tạm ứng chi phí uỷ thác tư pháp;
- Trường hợp người đã nộp tiền tạm. ứng chi phí uỷ thác tư pháp phải chịu chi phí uỷ thác tư pháp, nếu số tiền tạm ứng đã nộp chưa đủ cho chi phí uỷ thác tư pháp thực tê thì họ phải nộp thêm phần tiền cồn thiểu; nếu. số tiền tạm. ứng đã nộp nhiều hơn chi phí uỷ thác tư pháp thực tế thì họ được trả lại phần tiền còn thừa theo quyết định của toà án.
Khi quyết định giải quyết vụ việc dân sự, toà án quyết định nghĩa vụ nộp tiền chi phí uỷ thác tư pháp ra nước ngoài theo nguyên tắc người có lỗi trong việc đưa. ra yêu cầu uỷ thác tư pháp phải nộp tiền chi phí uỷ thác tư pháp ra nước ngoài. Trường hợp các bên đương sự không có thoả thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác thì nghĩa vụ chịu chi phí uỷ thác tư pháp ra nước ngoài được xác định như sau:
- Đương sự phải chịu chi phí uỷ thác tư pháp ra nước ngoài nếu yêu cầu giải quyểt vụ việc của họ không được toà án chấp nhận;
- Trường hợp yêu cầu toà án chia tài sản chung thì mồi người được chia tài sản phải chịu phần chi phí uỷ thác tư pháp ra nước ngoài tương ứng với tỉ lệ giá trị phần tài sản mà họ được chia;
- Trong vụ án li hôn thì nguyên đơn phải nộp chi phí uỷ thác tư pháp ra nước ngoài, không phụ thuộc vào việc toà án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn; trường hợp cả hai thuận tình li hôn thì mỗi bên đương sự phải chịu một nửa chi phí uỷ thác tư pháp ra nước ngoài;
- Trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án ở toà án cấp sơ thẩm do người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện hoặc nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt (điểm c khoản 1 Điều 217 BLTTDS năm 2015) và đình chỉ giải quyết vụ án ở toà án cấp phúc thẩm khi bị đơn đồng ý chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn (đỉểm b khoản 1 Điều 299 BLTTDS năm 2015) thì nguyên đơn phải chịu chi phí uỷ thác tư pháp ra nước ngoài;
- Trường hợp đình chỉ giải quyết việc xét xử phúc thẩm do người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo hoặc viện kiểm sát rút toàn bộ kháng nghị (điểm b khoản 1 Điều 289 BLTTDS năm 2015), người kháng cáo được toà án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vắng mặt (khoản 3 Điều 296 BLTTDS năm 2015) thì người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải chịu chi phí uỷ thác tư pháp ra nước ngoài;
- Đối với các trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án khác theo quy định của BLTTDS năm 2015 thì người yêu cầu phải chịu chi phí uỷ thác tư pháp ra nước ngoài.
Hiện nay, định nghĩa chi phí uỷ thác tư pháp ra nước ngoài, nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí uỷ thác tư pháp ra nước ngoài, việc xử lí tiền tạm ứng chi phí uỷ thác tư pháp ra nước ngoài, việc chịu chi phí uỷ thác tư pháp ra nước ngoài được quy định tại các điều từ Điều 151 đến Điều 154 và Điều 169.BLTTDS năm 2015. Việc thu nộp chi phí uỷ thác tư pháp ra nước ngoài được thực hiện theo các quy định này và các quy định của văn bản hướng dẫn thi hành BLTTDS năm 2015
2- Chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ
Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, toà án phải tiến hành xem xét, thẩm định tại chỗ các tài sản, đồ vật tranh chấp, tài liệu hoặc vật chứng. Khi toà án xem xét, thẩm định tại chỗ phải bỏ ra một số tiền để chi phí cho việc tiến hành xem xét, thẩm định tại chỗ. sổ tiền này được gọi là chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ.
Chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ là số tiền chi trả cho thực hiện công việc xem xét, thẩm định tại chỗ trong giải quyết vụ việc dân sự.
Việc buộc các đương sự chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ có ý nghĩa bù lại một phần chi phí của Nhà nước cho hoạt động xét xử của toà án. Ngoài ra, còn có tác dụng buộc các đương sự phải thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ tố tụng của mình, không được lạm dụng việc thực hiện quyền tố tụng gây khó khăn cho việc giải quyết vụ việc dân sự của toà án.
Chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ phải là số tiền cần thiết và hợp lí phải chi trả cho việc xem xét, thẩm định tại chỗ căn cứ vào quy định của pháp luật. Toà án không được thu trả chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ quá sổ tiền cần thiết và hợp lí phải chi trả cho việc xem xét, thẩm định tại chỗ.
Để thực hiện việc xem xét, thẩm định tại chỗ, toà án quyết định đương sự tạm nộp trước một số tiền để chi trả cho việc xem xét, thẩm định tại chỗ. sổ tiền này được gọi là tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ. Người yêu cầu toà án xem xét, thẩm định tại chỗ phải nộp tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ theo yêu cầu của toà án. Trường họp toà án xét thấy cần thiết và quyết định xem xét, thẩm định tại chỗ thì nguyên đơn, người yêu cầu giải quyết việc dân sự, người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải nộp tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ.
Đổi với số tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ đã nộp sẽ được toà án quyết định xử lí khi giải quyết vụ việc dân sự theo các nguyên tắc sau:
- Trường hợp người đã nộp tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ không phải chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ thì người phải chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ theo quyết định của toà án phải hoàn trả cho người đã nộp tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ;
- Trường hợp người đã nộp tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ phải chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ; nếu số tiền tạm ứng đã nộp chưa đủ cho chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ thực tế thì họ phải nộp thêm phần tiền còn thiếu; nếu sổ tiền tạm ứng đã nộp nhiều hơn chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ thực tể thì họ được trả lại phần tiền còn thừa theo quyết định của toà án.
Khi quyết định giải quyết vụ việc dân sự, toà án quyết định nghĩa vụ nộp tiền chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ của các đương sự theo nguyên tắc người có lỗi trong việc đưa ra yêu cầu xem xét, thẩm định tại chỗ phải nộp tiền chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ. Trường hợp các bên đương sự không có thoả thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác thì nghĩa vụ chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ được xác định như sáu:
- Đương sự phải chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ nếu yêu cầu của họ không được toà án chấp nhận;
- Trường hợp yêu cầu toà án chia tài sản chung thì mồi người được chia tài sản phải chịu phần chi phí xem xét, thẩm định tại chồ theo tỉ lệ giá trị phần tài sản mà họ được chia;
- Trong vụ án li hôn thì nguyên đơn phải nộp chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, không phụ thuộc vào việc toà án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu cũ? nguyên đơn; trường hợp cả hai thuận tình li hôn thì mỗi bên đương sự phải chịu một nửa chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ; người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện hoặc nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt (điểm c khoản 1 Điều 217 BLTTDS năm 2015) và đình chỉ giải quyết vụ án ở toà án cấp phúc thẩm khi bị đơn đồng ý chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn (điểm b khoản 1 Điều 299 BLTTDS năm 2015) thì nguyên đơn phải chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ;
- Trường hợp đình chỉ giải quyết việc xét xử phúc thẩm do người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo hoặc viện kiểm sát rút toàn bộ kháng nghị (điểm b khoản 1 Điều 289 BLTTDS năm 2015), người kháng cáo được íoà án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vắng mặt (khoản 3 Điều 296 BLTTDS năm 2015) thì người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ;
- Đối với các trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án khác theo quy định của BLTTDS năm 2015 thì người yêu cầu xem xét, thẩm định phải chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ.
Hiện nay, định nghĩa chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, việc xử lí tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, việc chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ được quy định tại các điều từ Điều 155 đến Điều 158 và Điều 169 BLTTDS năm 2015. Việc thu nộp chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ được thực hiện theo các quy định này và các quy định của văn bản hướng dẫn thi hành BLTTDS năm 2015.
3- Chi phí giám định
Trong nhiều vụ việc dân sự, đương sự yêu cầu toà án trưng cầu giám định như trưng cầu giám định nhận dạng chữ viết, trưng cầu giám định kế toán tài chính V.V.. Khi toà án trưng cầu giám định thì người giám định được trả thù lao và những chi phí bỏ ra cho việc giám định. Những chi phí này được gọi là chi phí giám định.
Chi phí giám định là số tiền chỉ trả cho thực hiện công việc giám định trong giải quyết vụ việc dân sự.
Việc buộc các đương sự chịu các chi phí giám định có ý nghĩa bù lại một phần chi phí của Nhà nước cho hoạt động xét xử của toà án, ngoài ra còn có tác dụng buộc các đương sự phải thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ tố tụng của mình, không được lạm dụng việc thực hiện quyền tố tụng yêu cầu toà án trưng cầu giám định gây khó khăn cho việc giải quyết vụ việc dân sự của toà án. Chi phí giám định phải là số tiền cần thiết và hợp lí phải chi trả cho việc giám định và do người giám định tính căn cứ vào quy định của pháp luật. Toà án không được thu trả chi phí giám định quá số tiền cần thiết và hợp lí phải chi trả cho việc giám định.
Để thực hiện việc giám định, toà án quyết định đương sự tạm nộp trước một số tiền để chi trả cho tổ chức, cá nhân được toà án trưng cầu giám định, sổ tiền này được gọi là tiền tạm ứng chi phí giám định. Trường hợp các đương sự không có thoả thuậụ khác hoặc pháp luật không có quy định khác thì nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí giám định được xác định như sau:
- Người yêu cầu trưng cầu giám định phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định; trường hợp các bên đương sự yêu cầu toà án trưng cầu giám định về cùng một đối tượng thì mỗi bên đương sự phải nộp một nửa số tiền tạm ứng chi phí giám định;
- Trường hợp toà án xét thấy cần thiết và quyết định trưng cầu giám định thì nguyên đơn, người yêu cầu giải quyết việc dân sự, người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định;
- Đương sự, người có yêu cầu giải quyết việc dân sự, người kháng cáo đã yêu cầu toà án trưng cầu giám định mà không được chấp nhận và tự mình yêu cầu tổ chức, cá nhân thực hiện giám định thì việc nộp tiền tạm ứng chi phí giám định được thực hiện theo quy định của Luật giám định tư pháp.
Đối với số tiền tạm ứng chi phí giám định đương sự đã nộp sẽ được toà án quyết định xử lí khi giải quyết vụ việc dân sự theo các nguyên tắc sau:
- Trong trường hợp người đã nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không phải nộp chi phí giám định thì người phải nộp chi phí giám định theo quyết định của toà án phải hoàn trả cho người đã nộp tiền tạm ứng chi phí giám định;
- Trong trường hợp người đã nộp tiền tạm ứng chi phí giám định phải nộp chi phí giám định, nếu sổ tiền tạm ứng đã nộp chưa đủ cho chi phí giám định thực tế thì họ phải nộp thêm phần tiền còn thiếu đó; nếu sổ tiền tạm ứng đã nộp cao hơn chi phí giám định thực tế thì họ được trả lại phần tiền còn thừa đó.
Khi quyết định giải quyết vụ việc dân sự, toà án phải quyết định nghĩa vụ nộp tiền chi phí giám định của các đương sự. về nguyên tắc, nghĩa vụ nộp tiền chi phí giám định thuộc về người có lỗi trong việc giám định. Do vậy, trong trường hợp các bên đương sự không có thoả thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác thì nghĩa vụ nộp tiền chi phí giám định được xác định theo các nguyên tắc sau:
- Người yêu cầu trưng cầu giám định phải nộp tiền chi phí giám định, nếu kết quả giám định chứng minh yêu cầu của người đó là không có căn cứ; trường hợp kết quả giám định chứng minh yêu cầu của họ chỉ có căn cứ một phần thì họ phải nộp chi phí giám định đối với phần yêu cầu của họ đã được chứng minh là không có căn cứ;
- Người không chấp nhận yêu cầu trưng cầu giám định của đương sự khác phải nộp tiền chi phí giám định, nếu kết quả giám định chứng minh yêu cầu của người yêu cầu trưng cầu giám định là có căn cứ; trường hợp kết quả giám định chứng minh yêu cầu trưng cầu giám định chỉ có căn cứ một phần thì người không chấp nhận yêu cầu trưng cầu giám định phải chịu chi phí giám định tương ứng với phần yêu cầu đã được chứng minh là có căn cứ;
- Trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án ở toà án cấp sơ thẩm do người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện hoặc nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt (điểm c khoản 1 Điều 217) và đình chỉ giải quyết vụ án ở toà án cấp phúc thẩm khi bị đơn đồng ý chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn (điểm b khoản 1 Điều 299 BLTTDS năm 2015) thì nguyên đơn phải chịu chi phí giám định;
- Trường hợp đình chỉ giải quyết việc xét xử phúc thẩm do người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo hoặc viện kiểm sát rút toàn bộ kháng nghị (điểm b khoản 1 Điều 289 BLTTDS năm 2015), người kháng cáo được toà án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vắng mặt (khoản 3 Điều 296 BLTTDS năm 2015) thì người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải chịu chi phí giám định;
- Trường hợp đương sự, người có yêu cầu giải quyết việc dân sự, người kháng cáo đã yêu cầu toà án trưng cầu giám định mà không được chấp nhận và tự mình yêu cầu tổ chức, cá nhân thực hiện giám định (khoản 3 Điều 160 BLTTDS năm 2015), nếu kết quả giám định chứng minh yêu cầu của người đó là có căn cứ thì người thua kiện phải chịu chi phí giám định; trường hợp kết quả giám định chứng minh yêu cầu giám định của họ chỉ có căn cứ một phần thì họ phải nộp chi phí giám định đối với phần yêu cầu của họ đã được chứng minh là không có căn cứ;
- Đối với các trường họp đình chỉ giải quyết vụ án khác theo quy định của BLTTDS năm 2015 thì người yêu cầu trưng cầu giám định phải chịu chi phí giám định.
Hiện nay, định nghĩa chi phí giám định, nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí giám định, việc xử lí tiền tạm ứng chi phí giám định, việc chi trả giám định được quy định trong các điều tù Điều 159 đến Điều 162 và Điều 169 BLTTDS năm 2015. Việc thu nộp chi phí giám định được thực hiện theo các quy định này và quy định của văn bản hướng dẫn thi hành BLTTDS năm 2015.
4- Chi phí định giá, thẩm định giá tài sản
Khi toà án quyết định cho định giá tài sản hoặc thẩm định giá theo yêu cầu của đương sự hoặc tự mình quyết định thì người định giá, tố chức thẩm định giá được nhận thù lao và các khoản chi phí thực hiện việc định giá, thẩm định giá. Số tiền này được gọi là chi phí định giá, thẩm định giá tài sản.
Chi phí định giá, thẩm định già tài sản là so tiền chi trả cho việc định giá, thâm định giá tài sản trong giải quyết vụ việc dân sự.
Việc buộc các đương sự chịu các chi phí định giá, thẩm định giá tài sản có ý nghĩa bù lại một phần chi phí của Nhà nước cho hoạt động xét xử của toà án. Ngoài ra, còn có tác dụng buộc các đương sự phải thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ tố tụng của mình, không được lạm dụng việc thực hiện quyền tố tụng thỏa thuận giá, yêu cầu định giá, thẩm định giá không đúng gây khó khăn cho việc giải quyết vụ việc dân sự của toà án. Chi phí định giá, thấm định giá tài sản là số tiền cần thiết và hợp lí phải chi trả cho công việc định giá tài sản và do hội đồng định giá hay tổ chức thẩm định giá tính căn cứ vào quy định của pháp luật. Toà án không được thu trả chi phí định giá, thẩm định giá tài sản quá số tiền cần thiết và họp lí phải chi trả cho việc định giá, thẩm định giá tài sản.
Để thực hiện việc định giá tài sản, toà án quyết định tổ chức, cá nhân yêu cầu định giá tài sản phải tạm một sổ tiền trước khi thực hiện việc định giá. số tiền này được gọi là tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản. Trường hợp các bên đương sự không có thoả thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác thì nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản được xác định theo các nguyên tắc sau:
- Người yêu cầu định giá tài sản phải nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản;
- Trong trường hợp các bên đương sự không thống nhất được về giá tài sản và cùng yêu cầu toà án định giá tài sản thì mỗi bên đương sự phải nộp một nửa tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản; trường họp có nhiều đương sự thì các bên đương sự cùng phải nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản theo mức mà toà án quyết định;
- Đối với trường hợp toà án ra quyết định định giá tài sản và thành lập hội đồng định giá theo yêu cầu của một hoặc các bên đương sự; các đương sự không thoả thuận lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản hoặc đưa ra giá tài sản khác nhau hoặc không thoả thuận được giá tài sản; các bên thoả thuận với nhau hoặc với tổ chức thẩm định giá tài sản theo mức giá thấp so với giá thị trường nơi có tài sản định giá tại thời điểm định giá nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc người thứ ba hoặc có căn cứ cho thấy tổ chức thẩm định giá tài sản đã vi phạm pháp luật khi thẩm định giá (khoản 3 Điều 104 BLTTDS năm 2015) thì nguyên đơn, người kháng cáo phải nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản.
- Đối với sổ tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản đương sự đã nộp sẽ được toà án quyết định xử lí khi giải quyết vụ việc dân sự, theo các nguyên tắc sau:
- Trong trường hợp người đã nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản không phải nộp chi phí định giá tài sản thì người phải nộp chi phí định giá tài sản theo quyết định của toà án phải hoàn trả cho người đã nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản;
- Trong trường hợp người đã nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản phải nộp chi phí định giá tài sản, nếu số tiền tạm ứng đã nộp chưa đủ cho chi phí định giá thực tế thì họ phải nộp thêm phần tiền còn thiếu đó; nếu số tiền tạm ứng đã nộp cao hơn chi phí định giá thực tể thì họ được trả lại phần tiền còn thừa đó.
Khi quyết định giải quyết vụ việc dân sự, toà án phải quyết định nghĩa vụ nộp tiền chi phí định giá tài sản của các đương sự. Trong trường hợp các bên đương sự không có thoả thuận khác hoặc pháp luật kh ông có quy định khác thì nghĩa vụ nộp tiền chi phí định giá tài sản được thực hiện theo các nguyên tắc sau:
- Đương sự phải chịu chi phí định giá tài sản nếu yêu cầu của họ không được toà án chấp nhận;
- Trường hợp yêu cầu toà án chia tài sản chung thì mồi người được chia tài sản phải chịu phần chi phí định giá tài sản tương ứng với tỉ lệ giá trị phần tài sản mà họ được chia;
- Trường hợp toà án ra quyết định định giá tài sản do các bên thoả thuận với nhau hoặc với tổ chức thẩm định giá tài sản theo mức giá thấp so với giá thị trường nơi có tài sản định giá tại thời điểm định giá nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc người thứ ba hoặc có căn cứ cho thấy tổ chức thẩm định giá tài sản đã vi phạm pháp luật khi thẩm định giá thì đương sự phải chịu chi phí "định giá tài sản, nếu kết quả định giá chứng minh quyết định định giá tài sản của toà án là có căn cứ; toà án trả chi phí định giá tài sản, nếu kết quả định giá tài sản chứng minh quyết định định giá tài sản của toà án là không có căn cử;
- Trường họp đình chỉ giải quyết vụ án ở toà án cấp sơ thẩm do người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện hoặc nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vẳng mặt (điểm c khoản 1 Điều 217 năm 2015) và đình chỉ giải quyết vụ án ở toà án cấp phúc thẩm khi bị đơn đồng ý chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn (điểm b khoản 1 Điều 299 BLTTDS năm 2015) và hội đồng định giá đã tiến hành định giá thì nguyên đơn phải chịu chi phí định giá tài sản;
- Trường hợp đình chỉ giải quyết việc xét xử phúc thẩm do người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo, viện kiểm sát rút toàn bộ kháng nghị (điểm b khoản 1 Điều 289 BLTTDS năm 2015) hoặc người kháng cáo được toà án triệu tập họp lệ lần thứ hai mà vắng mặt (khoản 3 Điều 296 BLTTDS năm 2015) và hội đồng định giá đã tiến hành định giá thì người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải chịu chi phí định giá tài sản.
- Các trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án khác theo quy định của BLTTDS năm 2015 và hội đồng định giá đã tiến hành định giá thì người yêu cầu định giá tài sản phải chịu chi phí định giá tài sản.
- Nghĩa vụ chịu chi phí thẩm định giá tài sản của đương sự được thực hiện như nghĩa vụ chịu chi phí định giá tài sản.
Hiện nay, định nghĩa chi phí định giá, thẩm định giá tài sản, nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản, việc xử lí tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản, nghĩa vụ nộp tiền định giá, thẩm định giá tài sản được quy định tại các điều từ Điều 163 đến Điều 166 và Điều 169 BLTTDS năm 2015. Việc thu nộp chi phí định giá, thẩm định giá tài sản được thực hiện theo các quy định này và các quy định của văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật này.
5- Chi phí làm chứng
Khi người làm chứng được toà án triệu tập đến tham gia tố tụng thì họ được trả thù lao và các chi phí cho thực hiện việc làm chứng. Các chi phí này được gọi là chi phí làm chứng.
Chỉ phí làm chứng là so tiền chi trả cho công việc làm chứng trong giải quyết vụ việc dân sự.
Chi phí làm chứng được tính trên cơ sở mức chi thực tế và hợp lí. Các chi phí cho người làm chứng bao gồm chi phí đi lại, ở, tiền thù lao cho người làm chứng.
Đương sự phải chịu các chi phí làm chứng. Toà án quyết định đương sự phải chịu chi phí làm chứng theo nguyên tắc sau:
- Người đề nghị toà án triệu tập người làm chứng phải chịu tiền chi phí người làm chứng, nếu lời làm chửng phù hợp sự thật nhưng không đúng với yêu cầu của người đề nghị;
- Trong trường hợp lời làm chứng phù hợp với sự thật và đúng với yêu cầu của người đề nghị triệu tập người làm chứng thì chi phí này do đương sự có yêu cầu đối lập vói yêu cầu của người đề nghị chịu.
Hiện nay, chi phí làm chứng đã được quy định tại Điều 167 và Điều 169 BLTTDS năm 2015. Việc chi trả chi phí làm chửng hiện nay được thực hiện theo quy định này và các quy định của văn bản hướng dẫn thi hành BLTTDS năm 2015.
6- Chi phí phiên dịch
Trong trường hợp toà án triệu tập người phiên dịch thì họ được trả thù lao và các chi phí cho thực hiện việc phiên dịch. Các chi phí này được gọi là chi phí phiên dịch.
Chi phí phiên dịch là số tiền chi trả cho thực hiện việc phiên dịch trong giải quyết vụ việc dân sự.
Chi phí phiên dịch được tính theo mức chi thực tế, hợp lí. Đương sự có quyền và lợi ích liên quan đến vụ việc dân sự nên về cơ bản đương sự phải chịu chi phí phiên dịch. Nhà nước chịu chi phí phiên dịch trong trường hợp toà án yêu cầu phiên dịch. Người có nghĩa vụ phải chịu các chi phí về phiên dịch được xác định như sau:
- Chi phí cho người phiên dịch do người có yêu cầu chịu, trù' trường hợp các bên đương sự có thoả thuận khác.
- Trong trường hợp toà án yêu cầu người phiên dịch thì chi phí cho người phiên dịch do toà án trả.
Hiện nay, chi phí phiên dịch được quy định tại Điều 168 và Điều 169 BLTTDS năm 2015. Việc chi trả chi phí phiên dịch hiện nay được thực hiện theo quy định này và các quy định của văn bản hướng dẫn thi hành BLTTDS năm 2015.
7- Chi phí luật sư
Luật sư tham gia tố tụng theo yêu cầu của đương sự là chủ yếu. Khi tham gia tố tụng họ được trả thù lao và các khoản chi phí cho các hoạt động tố tụng của họ. Các chi phí này được gọi là chi phí luật sư.
Chi phí luật sư là số tiền chi trả cho luật sư tham gia tố tụng dân sự đế bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đưomg sự.
Chi phí luật sư được tính trên cơ sở mức chi thực tế và hợp lí. Chi phí cho luật sư bao gồm tiền thù lao cho luật sư, chi phí ở, đi lại để tham gia tố tụng của luật sư. Đương sự và luật sư thoả thuận với nhau về mức chi phí luật sư cụ thể cho mỗi việc theo quy định của tổ chức hành nghề luật sư và theo quy định của pháp luật.
Chi phí cho luật sư do người có yêu cầu chịu, trừ trường hợp các bên đương sự có thoả thuận khác. Trong những trường hợp pháp luật có quy định về người phải chịu chi phí luật sư thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật.
Hiện nay, chi phí luật sư được quy định tại Điều 168 và Điều 169 BLTTDS năm 2015. Việc chi trả chi phí luật sư được thực hiện theo các quy định này và các quy định của các văn bản hướng dẫn thi hành BLTTDS năm 2015 và Luật luật sư.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm