Kĩ năng chuẩn bị hồ sơ yêu cầu giải quyết việc dân sự

24/10/2022
Everest Law Firm
Everest Law Firm
Kỹ năng soạn thảo hồ sơ và chuẩn bị hồ sơ yêu cầu giải quyết việc dân sự là một trong những kỹ năng cơ bản của luật sư. Sau đây, Everest xin giới thiệu đến bạn đọc bài viết "Kỹ năng chuẩn bị hồ sơ yêu cầu giải quyết việc dân sự"

Ngay khi nhận được đề nghị  giúp đỡ trong việc dân sự, Luật sư cần xác định yêu cầu của khách hàng là việc dân sự hay vụ án dân sự. Sau khi xác nhận được đây là việc dân sự, Luật sư sẽ tiến hành tư vấn cho khách hàng những hồ sơ cần chuẩn bị...

 

 

 

1. Việc dân sự là gì? 


Việc dân sự tức là các bên không có tranh chấp với nhau tuy nhiền có đơn yêu cầu Tòa án giải quyết, công nhận… một số vấn đề và Tòa án phải thụ lý đơn yêu cầu đó. Vậy việc dân xự xảy ra khi thỏa mãn cả ba yếu tố sau: các bên không có tranh chấp với nhau; có đơn yêu cầu; Tòa án phải thụ lý đơn yêu cầu đó
Vụ việc dân sự là các tranh chấp, các yêu cầu về dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại và lao động được Tòa án thụ lý, giải quyết theo trình tự, thủ tục theo pháp luật tố tụng dân sự quy định trên cơ sở có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân. Ngoài ra việc dân sự là việc cá nhân, cơ quan tổ chức không có tranh chấp nhưng có yêu cầu công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý nào đó. 

2. Soạn thảo đơn yêu cầu và chuẩn bị hồ sơ yêu cầu


Căn cứ theo khoản 2 Điều 362 BLTTDS 2015, đơn yêu cầu phải có các nội dung chính sau đây
a) Ngày, tháng, năm làm đơn;
b) Tên Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc dân sự;
c) Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người yêu cầu;
d) Những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết và lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự đó;
đ) Tên, địa chỉ của những người có liên quan đến việc giải quyết việc dân sự đó (nếu có);
e) Các thông tin khác mà người yêu cầu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết yêu cầu của mình;
g) Người yêu cầu là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ, nếu là cơ quan, tổ chức thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn; trường hợp tổ chức yêu cầu là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu được thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp.
Đối với mục d, những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết, phải xác định yêu cầu của đương sự tương ứng với khoản nào của Điều 27, Điều 29, Điều 31, Điều 33 BLTTDS
Mục đ: Tên địa chỉ của những người có liên quan đến việc giải quyết đơn yêu cầu, nếu có. Mục này không bắt buộc mà tùy từng loại việc dân sự cần ghi cho phù hợp. 
Đối với mục g cần lưu ý: người yêu cầu ở đây có thể chính là người có quyền, lợi ích liên quan đến yêu cầu, có thể là người đại diện hợp pháp của người có yêu cầu. Trường hợp là người đại diện phải ghi rõ “Người đại diện theo ủy quyền”, sau đó ký tên. Cuối đơn có mục “Tài liệu gửi kèm theo đơn yêu cầu” cần liệt kê đầy đủ những tài liệu có trong hồ sơ yêu cầu giải quyết việc dân sự 
Theo khoàn 3 Điều 362 BLTTDS năm 2015, đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự phải được gửi kèm tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu là có căn cứ và hợp pháp. Luật sư phải hướng dẫn khách hàng thu thập những loại giấy tờ, tài liệu cần thiết và trong nhiều trường hợp, Luật sư phải giúp khách hàng tìm kiếm. Đây cũng là những điểm lưu ý quan trọng để Luật sư có thể thỏa thuận với khách hàng về thù lao của Luật sư. 
Ví dụ, đối với trường hợp yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bi hạn chê năng lực hành vi dân sự, kèm theo đơn yêu cầu phải có kết luận của cơ quan chuyên môn và những chứng cứ khác để chứng minh người đó bị bệnh tâm thần hoặc mắc các chủng bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi cúa mình. Nêu khách hàng đã có những giấy tờ này thì Luật sư chỉ cần tập hợp thành hồ sơ yêu cầu. Nếu khách hàng chưa có thì trước hết, thay vì gừi đơn yêu cầu đến Tòa án, Luật sư hướng dẫn khách hàng phải đưa người bị yêu cầu tuyên bố mất năng lực hành vi đi khám y tế để xác định tình trạng tâm thần hoặc tình trạng bệnh lý của người này. Nhiều trường hợp người bị yêu cầu tự nguyện đi khám bệnh hoặc ít nhất không có chống đối gì việc đi khám. Nhưng sẽ khó khăn hơn nếu người bị yêu cầu cương quyết không chịu đi khám y tê. Đôi với trường hợp này, Luật sư có thể hướng dẫn khách hàng tìm kiếm những cách thức khác, ví dụ yêu cầu họ hàng chứng kiến hoặc đại diện của chính quyền địa phương (nếu có thể) hoặc công an phường, xã chứng kiến và lập biên bản về việc người bị yêu cầu từ chối không đi khám y tế. Biên bản này sè là tài liệu quan trọng trong hồ sơ yêu cầu, làm cơ sở để có thể yêu cầu trưng cầu giám định sức khỏe, bệnh tật của người bị yêu cầu sau khi Tòa án đã thụ lý việc dân sự. Đây là công việc linh hoạt, mềm dẻo đòi hỏi Luật sư phải vận dụng phù hợp trong từng trường hợp cụ thể

 


3. Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest


Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết. 
Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 024-66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

 

0 bình luận, đánh giá về Kĩ năng chuẩn bị hồ sơ yêu cầu giải quyết việc dân sự

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.22878 sec| 941.633 kb