Chuẩn bị xét xử phúc thẩm vụ án dân sự

14/03/2023
Điều 285 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015, ngay sau khi nhận được hồ sơ vụ án, kháng cáo, kháng nghị và tài liệu, chứng cứ kèm theo, toà án cấp phúc thẩm phải vào sổ thụ lí. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thụ lí vụ án, toà án phải thông báo bằng văn bản cho các đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện và viện kiểm sát cùng cấp về việc toà án đã thụ lí vụ án và thông báo trên cổng thông tin điện tử của toà án (nếu có). Chánh án toà án cấp phúc thẩm thành lập hội đồng xét xử phúc thẩm và phân công một thẩm phán làm chủ tọa phiên toà.

1- Thụ lí vụ án dân sự để xét xử phúc thẩm

Theo Điều 285 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015, ngay sau khi nhận được hồ sơ vụ án, kháng cáo, kháng nghị và tài liệu, chứng cứ kèm theo, toà án cấp phúc thẩm phải vào sổ thụ lí. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thụ lí vụ án, toà án phải thông báo bằng văn bản cho các đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện và viện kiểm sát cùng cấp về việc toà án đã thụ lí vụ án và thông báo trên cổng thông tin điện tử của toà án (nếu có). Chánh án toà án cấp phúc thẩm thành lập hội đồng xét xử phúc thẩm và phân công một thẩm phán làm chủ tọa phiên toà.

2- Thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm

Theo quy định tại Điều 286 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015, trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày thụ lí vụ án, tuỳ từng trường hợp, toà án cấp phúc thấm ra một trong các quyết định sau đây: a) Tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án; b) Đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án; c) Đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm. Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì chánh án toà án cấp phúc thẩm có thể quyết định kéo dài thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không được quá 01 tháng.
Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, toà án phải mở phiên toà phúc thẩm; trường hợp có lí do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng. Trường hợp có quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm được tính lại kể từ ngày quyết định tiếp tục giải quyết vụ án của toà án có hiệu lực pháp luật. Các quy định về thời hạn xét xử này không áp dụng đối với vụ án xét xử phúc thẩm theo thủ tục rút gọn, vụ án có yếu tố nước ngoài.

3- Cung cấp tài liệu, chứng cứ trong giai đoạn chuẩn bị xét xử

Điều 287 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định, trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm, đương sự được quyền bổ sung tài liệu, chứng cứ tài liệu sau: tài liệu, chứng cử mà toà án cấp sơ thẩm đã yêu cầu giao nộp nhưng đương sự không cung cấp, giao nộp được vì có lí do chính đáng; tài liệu, chứng cứ mà toà án cấp sơ thẩm không yêu cầu đương sự giao nộp hoặc đương sự không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ việc theo thù tục sơ thấm. Thủ tục giao nộp tài liệu, chứng cứ được thực hiện theo quy định tại Điều 96 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015.

4- Tạm đình chỉ, đình chỉ xét xử phúc thẩm vồ quyết định áp dụng, thay đổỉ, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời

a) Chuẩn bị xét xử phúc thẩm vụ án dân sự

- Nghiên cứu hồ sơ vụ án dân sự
Để chuẩn bị xét xử, thẩm phán phải tiến hành nghiên cứu hồ sơ vụ án, bản án, quyết định bị kháng cáo, kháng nghị, đơn kháng cáo, quyết định kháng nghị và các chứng cứ, tài liệu kèm theo. Trường hợp thiếu chứng cứ, tài liệu thì yêu cầu đương sự bổ sung.

- Chuyển hồ sơ vụ án dân sự cho viện kiểm sát
Đối với những trường hợp viện kiểm sát phải tham gia phiên toà phúc thẩm thì sau khi ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, toà án cấp phúc thẩm phải chuyển hồ sơ vụ án cho viện kiểm sát cùng cấp nghiên cứu.Thời hạn nghiên cứu hồ sơ của viện kiểm sát cùng cấp là 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án. Hết thời hạn đó, viện kiểm sát phải trả hồ sơ vụ án cho toà án.

b) Tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự

Trong thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm, nếu có căn cứ tạm đình chỉ giải quyết vụ án thì toà án cấp phúc thẩm ra quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm. Việc quyết định tạm đình chỉ phúc thấm vụ án dân sự, hậu quả của việc tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm và việc tiếp tục giải quyết vụ án sau khi có quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự được thực hiện theo các quy định tương ứng về tạm đình chỉ giải quyết vụ ấn dân sự ở toà án cấp sơ thẩm tại các điều 214, 215, 216 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015.
Quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án có hiệu lực thi hành ngay và được gửi ngay cho đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện, viện kiểm sát cùng cấp.

c) Đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự

Theo quy định tại Điều 289 Bộ Luật tố tụng dân sự năm. 2015, trong quá trình chuẩn bị xét xử, toà án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hoặc một phần vụ án trong những trường hợp sau đây: Các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 217 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015; người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo hoặc viện kiểm sát rút toàn bộ kháng nghị; người kháng cáo rút một phần kháng cáo hoặc viện kiểm sát rút một phần kháng nghị; các trưởng hợp khác theo quy định của pháp luật.
Trường hợp người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo hoặc viện kiểm sát rút toàn bộ kháng nghị trước khi toà án cấp phúc thẩm ra quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm thì thẩm phán được phân công làm chủ tọa phiên toà ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm; trường hợp người kháng cáo rút toàn bộ kháỉig cáo, viện kiểm sát rút toàn bộ kháng nghị sau khi toà án cấp phúc thẩm ra quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm thì hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm. Trong các trường hợp này, bản án, quyết định sơ thẩm có hiệu lực pháp luật từ ngày toà án cấp phúc thấm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm.
Trường hợp người kháng cáo rút một phần kháng cáo hoặc viện kiểm sát rút một phần kháng nghị thì hội đồng xét xử phúc thẩm nhận định về việc người kháng cáo rút một phần kháng cáo, viện kiếm sát rút một phần kháng nghị và quyết định đình chỉ xét xử phần kháng cáo, kháng nghị đó trong bản án phúc thẩm.
Quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án có hiệu lực thi hành ngay và phải được gửi ngay cho đương sự, cơ quan tổ chức, cá nhân khởi kiện, viện kiểm sát cùng cấp.

d) Quyết định áp dụng, thay đổi và huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời

Trong thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm, toà án cấp phúc thẩm có quyền quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định tại Chương VIII Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015.

e) Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm

Hết thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm, toà án phải ra quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm với các nội dung chính sau đây: Các nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 220 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015; họ, tên thẩm phán, thư kí toà án; họ, tên thẩm phán dự khuyết (nếu có); họ, tên, tư cách tham gia tố tụng’của người kháng cáo; viện kiểm sát kháng nghị (nếu có); họ, tên kiểm sát viên tham gia phiên toà; họ, tên kiểm sát viên dự khuyết (nếu có).
Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm phải được gửi cho đương sự, viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định. Đồng thời toà án cấp phúc thẩm phải chuyển hồ sơ vụ án cùng với quyết định đưa vụ án ra xét xử cho viện kiểm sát cùng cấp nghiên cứu. Thời hạn nghiên cứu hồ sơ của viện kiểm sát cùng cấp là 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án; hết thời hạn đó, viện kiểm sát phải trả hồ sơ vụ án cho toà án.

 

0 bình luận, đánh giá về Chuẩn bị xét xử phúc thẩm vụ án dân sự

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.89324 sec| 963.141 kb