Những vấn đề về chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp

14/09/2022
Quyền sở hữu công nghiệp (SHCN) cũng là một trong những đối tượng của sở hữu trí tuệ. Theo đó, một số quyền của đối tượng này cũng được chủ sở hữu thực hiện chuyển giao cho những cá nhân, tổ chức khác.

Quyền sở hữu công nghiệp (SHCN) cũng là một trong những đối tượng của sở hữu trí tuệ. Theo đó, một số quyền của đối tượng này cũng được chủ sở hữu thực hiện chuyển giao cho những cá nhân, tổ chức khác. Vậy chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp có giống với chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan? Tìm hiểu về vấn đề này, mời bạn đọc tham khảo nội dung bài viết dưới đây.

Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp

Chủ sở hữu đổi tượng SHCN có quyền định đoạt đối tượng SHCN thông qua hợp đồng chuyển nhượng quyền SHCN.

Việc chuyển nhượng thực hiện khi chủ sở hữu không có nhu cầu sử dụng, khai thác hoặc không có điều kiện khai thác đối tượng SHCN của mình do thiếu vốn đầu tư hoặc các lí do khác. Việc chuyển nhượng quyền SHCN có thể giúp chủ sở hữu thu lợi nhuận tức thì, sáng tạo của họ sớm được ứng dụng, tránh được những rủi ro thị trường.

Tại Điều 138, Luật SHTT 2005 quy định: “Chuyển nhượng quyền SHCN là việc chù sở hữu quyển SHCN chuyến giao quyền sở hữu của mình cho tồ chức cá nhàn khác”. Kể từ thời điểm hợp đồng chuyển nhượng có hiệu lực pháp luật, chủ sở hữu đối tượng SHCN không còn bất cứ quyền gì đối với quyền SHCN đã được chuyển nhượng, bên nhận chuyển nhượng sẽ trở thành chủ sở hữu đối tượng SHCN.

Chủ sở hữu đối tượng SHCN chỉ được chuyển nhượng quyền của mình trong phạm vi được bảo hộ. Cụ thể là trong phạm vi lãnh thổ quốc gia và thời hạn bảo hộ được pháp luật cho phép.

Chủ thể của hợp đồng chuyến nhượng

Về chủ thể của hợp đồng chuyển nhượng quyền SHCN bao gồm hai đối tượng:

  • Bên chuyển nhượng

Là chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp. Chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu có thể là người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ hoặc được chuyến giao quyền sở hữu hợp pháp đối với đối tượng SHCN.

Chủ sở hữu tên thương mại, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu nổi tiếng là những chủ thể đang sử dụng hợp pháp đối tượng đó. Trong trường hợp quyền SHCN thuộc sở hữu của nhiêu người thì việc chuyển nhượng phải được sự đồng ý của tất cả các đông chủ sở hữu (sở hữu chung theo phần hay sở hữu chung hợp nhât).

  • Bên được chuyển nhượng

Là tố chức hoặc cá nhân có nhu cầu được sử dụng, khai thác đối tượng SHCN. Thông qua hợp đồng chuyển nhượng quyền SHCN, bên được chuyên nhượng trở thành chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nhiệp.

Từ đó họ có các quyền của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật. Riêng đối với việc chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu thì bên nhận chuyên nhượng phải đáp ứng được các điều kiện đối với người có quyền đăng kí nhãn hiệu đó.

Các bên trong hợp đồng chuyển nhượng có thể ủy quyền cho các tổ chức dịch vụ đại diện SHCN thay mặt mình tham gia giao kết và thực hiện các thủ tục liên quan đến việc đãng kí hợp đồng chuyển nhượng quyền SHCN.

Trong trường hợp đối tượng SHCN thuộc sơ hữu chung (đồng sở hữu) thì phải có văn bản đồng ý cùa các đồng chủ sở hữu về việc chuyển nhượng này.

Đối tượng và giới hạn của hợp đồng chuyển nhượng

Đối tượng của hợp đồng chuyên nhượng quyền SHCN bao gồm: Quyền sở hữu đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, mạch tích hợp bán dần, nhãn hiệu, tên thương mại, bí mật kinh doanh.

Đối tượng của hợp đồng chuyển nhượng quyền SHCN có thề là toàn bộ hoặc một phần khối lượng bảo hộ.

Bên cạnh đó, pháp luật SHTT còn có những quy định về điều kiện hạn chế riêng đối với một số đối tượng SHCN khi thực hiện chuyển nhượng quyền:

  • Đối với chỉ dẫn địa lý: Bởi là tài sản thuộc sở hữu nhà nước, gắn liền với những đặc sàn của một địa phương, vùng, miền nhất định. Nên quyền SHCN đối với chỉ dẫn địa lý không thể là đối tượng của hợp đồng chuyển nhượng theo khoản 2 Điều 139 Luật SHTT.
  • Đối với tên thương mại: Tên thương mại gắn liền hoạt động kinh doanh của chủ thể kinh doanh. Bởi vậy quyền đối với tên thương mại chỉ được chuyển nhượng cùng với việc chuyên nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó (khoản 3 Điều 139 Luật SHTT).
  • Đôi với nhãn hiệu: Các giới hạn chuyên nhượng nhãn hiệu thể hiện qua các quy định sau:

- Việc chuyển nhượng quyền sở hữu đối với nhãn hiệu không được gây nên sự nhầm lẫn về đặc tính hoặc nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu. 

- Việc chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu nôi tiêng phải bảo đảm duy trì uy tín của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng đó.

- Quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng được các điều kiện đối với người có quyền đăng kí nhãn hiệu.

Tìm hiểu thêm về: Dịch vụ pháp chế doanh nghiệp

Nội dung của hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp

Hợp đồng chuyển nhượng bao gồm các nội dung sau:

  • Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng.
  • Căn cứ chuyển nhượng.
  • Đối tượng chuyển nhượng.
  • Giá chuyển nhượng.
  • Quyền và nghĩa vụ của mỗi bên.

Ngoài ra, các bên có thể thoả thuận về các quyền và nghĩa vụ đối với người thứ ba; giải quyết các tranh chấp với người thứ ba nếu việc chuyên nhượng gây nên tranh chấp đó; điều kiện sửa đổi, chấm dứt hợp đông; cách giải quyết khiếu nại, tranh chấp...

Hình thức và đăng kí hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp

Hợp đồng phải được thể hiện dưới hình thức văn bản. Bên cạnh điều kiện về nội dung và hình thức của hợp đồng chuyển nhượng, tùy thuộc đối tượng SHCN, một số hợp đồng chuyên nhượng quyên SHCN còn phải được đăng kí tại cơ quan quản lí nhà nước vê SHTT là Cục SHTT.

Về hồ sơ và trình tự và thu tục đăng kí hợp đồng chuyển nhượng quyền SHCN được quy định tại Điều 149 Luật SHTT. Đồng thời được hướng dẫn chi tiết tại khoản 2 Điều 47 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN.

Chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp

Các vấn đề chung về chuyển quyền sử dụng đoi tượng sở hữu công nghiệp

Chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN là việc tổ chức, cá nhân năm giữ độc quyền sử dụng đối tượng SHCN (goi là bên chuyên quyên) cho phép tổ chức, cá nhân khác (gọi là bên được chuyển quyền) sử dụng đối tượng SHCN trong phạm vi

Có hai hình thức chuyên quyên sử dụng là:

  • Chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN theo hợp đồng.
  • Chuyên quyền sử dụng theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Chủ thể của hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp

Chủ thể ở hợp đồng này bao gồm:

  • Bên chuyển quyền (bên giao) là chủ sở hữu đổi tượng SHCN hoặc có thế là người được chủ sở hữu đối tượng SHCN chuyển quyền sử dụng độc quyền đôi tượng SHCN và được phép chuyển giao quyền sử dụng đối tượng đó cho bên thứ ba.
  • Bên được chuyển quyền (bên nhận) là tổ chức hoặc cá nhân có nhu cầu được sử dụng, khai thác đối tượng SHCN.

Xem thêm: Dịch vụ trợ lý pháp lý

Đối tượng và giới hạn của hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp

Đối tượng của hợp đồng sử dụng đối tượng SHCN là quyền sử dụng đối với: Sáng chế, diểu dáng công nhiệp, nhãn hiệu (trừ nhãn hiệu tập thể không thể chuyển giao cho tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức tập thể đó), thiết kế bố trí mạch tích hợp, bí mật kinh doanh.

Pháp luật cũng có quy định về vấn đề hạn chế việc chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN như sau:

  • Quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý, tên thương mại không được chuyển giao
  • Quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể không được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể.
  • Bên được chuyển quyền không được kí hợp đồng thứ cấp với bên thứ ba, trừ trường hợp được bên chuyển quyền cho phép.
  • Bên được chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu có nghĩa vụ ghi chỉ dẫn trên hàng hoá, bao bì hàng hoá về việc hàng hoá đó được sản xuất theo hợp đồng sử dụng nhãn hiệu.
  • Bên được chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo hợp đồng độc quyền có nghĩa vụ sử dụng sáng chế như chủ sở hữu sáng chế.

Các dạng hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp

Căn cứ vào phạm vi quyền của bên được chuyên giao, có hai dạng hợp đồng như sau:

  • Hợp đồng độc quyền (Exclusive license)
  • Hợp đồng không độc quyền (Non-exclusive license)

Việc xác định hợp đồng chuyển giao quyền SHCN là hợp đồng độc quyền hay không độc quyền có ý nghĩa rất lớn không chỉ trong việc xác định phạm vi quyền sử dụng của bên chuyển quyên và bên nhận chuyển quyền. Mà còn có ý nghĩa trong việc xử lí tranh châp giữa các bên liên quan đến đối tượng được chuyển quyền.

Căn cứ vào chủ thể là bên chuyển quyền trong hợp đồng, có hai dạng hợp đồng:

  • Hợp đồng sơ cấp (cơ bản) (Primary License).
  • Hợp đông thứ cấp (không cơ bản) (Secondary License)

Nội dung của hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp

Khoản 1 Điều 144 Luật SHTT quy định họp đồng sử dụng đối tượng SHCN phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

  • Tên và địa chỉ của bên chuyên quyền và bên được chuyên quyền;
  • Căn cứ chuyển giao quyển sử dụng;
  • Dạng họp đồng;
  • Phạm vi chuyển giao;
  • Giá chuyển giao quyền sư dụng;
  • Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền.

Hình thức và thủ tục đăng kí hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp

  • Về hình thức của hợp đồng

Hợp đồng sử dụng đối tượng SHCN phải được lập thành văn bản thể hiện đầy đủ thoả thuận của các bên. Mọi hình thức giao kết khác đều không có giá trị pháp lí.

  • Về thủ tục đăng kí hợp đồng sử dụng đối tượng SHCN

Theo quy định tại khoản 2 Điều 148 Luật SHTT 2005, đối với các loại quyền SHCN được xác lập trên cơ sở đăng kí, hợp đồng sử dụng đối tượng SHCN có hiệu lực theo thoả thuận của các bên.

Xem thêm: Dịch vụ thư ký pháp lý

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết

Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Những vấn đề về chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.13146 sec| 1002.172 kb