Phân biệt Trọng tài và Toà án

Phân biệt Trọng tài và Toà án

Cho đến nay thì hai phương thức hành nghề – xét xử và trọng tài – được gọi là những sự lựa chọn có thể thay thế trong một tình huống giải quyết tranh chấp. Cái ranh giới của sự pha trộn đó có khi gây ra sự nhầm lẫn và cũng cần được nhìn nhận rõ nét hơn cả về lý luận cũng như thực tiễn.
Pháp luật về thủ tục giải quyết việc dân sự

Pháp luật về thủ tục giải quyết việc dân sự

Việc dân sự phát sinh do các cá nhân, cơ quan, tổ chức thực hiện quyền yêu cầu của mình bằng việc nộp đơn trực tiếp tại toà án có thẩm quyền hoặc gửi đơn qua đường bưu điện. Nội dung đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự phải ghi được đầy đủ, rõ ràng những vấn đề cơ bản theo quy định tại khoản 2 Điều 362 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015. Để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp, người yêu cầu giải quyết việc dân sự phải gửi kèm theo đơn yêu cầu các chứng cứ, tài liệu cần thiết.
Những quy định chung về giải quyết việc dân sự

Những quy định chung về giải quyết việc dân sự

Sự phát triển ngày càng đa dạng và phức tạp của các quan hệ xã hội dẫn đến sự đa dạng các phương thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể. Ngay đối với việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tại toà án, ngoài việc có quyền khởi kiện vụ án dân sự, các cá nhân, cơ quan, tổ chức còn có quyền yêu cầu toà án công nhận cho mình quyền dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại và lao động; công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lí là căn cứ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.
Khái quát chung về án phí và lệ phí dân sự

Khái quát chung về án phí và lệ phí dân sự

Việc thu án phí, lệ phí vừa phản ánh đúng bản chất của vụ việc dân sự vừa có ý nghĩa rất lớn đối với việc giải quyết vụ việc dân sự. Mặt khác, cũng góp phần bảo đảm thực hiện được chính sách tài chính của Nhà nước ta. Trong vụ việc dân sự, đương sự là người có quyền, lợi ích liên quan đến vụ án. Việc toà án giải quyết vụ việc dân sự là vì lợi ích riêng của đương sự nên buộc đương sự phải chịu một phần các chi phí tố tụng là hoàn toàn hợp lí.
Khái quát chung về việc cấp, tống đạt và thông báo các văn bản tố tụng

Khái quát chung về việc cấp, tống đạt và thông báo các văn bản tố tụng

Việc cấp, tống đạt và thông báo các văn bản tố tụng có ý nghĩa về nhiều mặt. Trước hết, việc cấp, tống đạt và thông báo các văn bản tố tụng có ý nghĩa rất lớn đối với việc bảo đảm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Qua việc nhận được hoặc biết được nội dung các văn bản tố tụng mà các đương sự biết và thực hiện được các quyền và nghĩa vụ tố tụng của họ, nhờ đó có thể bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp trước toà án. Việc cấp, tống đạt và thông báo các văn bản tố tụng cũng có ý nghĩa rất lớn đối với việc giải quyết vụ việc dân sự. Thông qua hoạt động này, toà án báo được cho các cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan đến vụ việc dân sự những thông tin cần thiết liên quan đến quyền và nghĩa vụ của họ để họ thực hiện, bảo đảm việc giải quyết vụ việc dân sự được nhanh chóng và đúng đắn. Ngoài ra, nó cũng bảo đảm cho quá trình giải quyết vụ việc dân sự được diễn ra công khai, minh bạch và dân chủ.
Sự hình thành và phát triển của Luật Hồi giáo

Sự hình thành và phát triển của Luật Hồi giáo

Hiện nay có khoảng 1,3 tỉ tín đồ Hồi giáo sống tại hơn 50 quốc gia trên thế giới. Những tín đồ này tuân theo luật Hồi giáo là một phần của giới luật Hồi giáo. Luật Hồi giáo là tập hợp các che định, các quy tắc xử sự được rút ra từ những thần khải của thượng đế mà tín đồ Hồi giáo bắt buộc phải tuân theo. Luật Hồi giáo và pháp luật ở các nước Hồi giáo có rất nhiều điểm khác biệt với các hệ thống pháp luật khác nên nghiên cứu luật Hồi giáo có những điểm thú vị và cho chúng ta thấy kiểu tư duy pháp lí khác, cho chúng ta thấy sự đa dạng của các hệ thống pháp luật trên thế giới.
Đặc điểm tâm lý của giai đoạn tranh luận tại phiên tòa

Đặc điểm tâm lý của giai đoạn tranh luận tại phiên tòa

Giai đoạn này có ý nghĩa to lớn và ngày càng có vai trò quan trọng trong hoạt động tố tụng nói chung và tố tụng dân sự nói riêng ở nước ta. Nó tạo cho các bên khả năng đưa ra yêu cầu một cách có cơ sở hơn, đưa ra mọi chứng cứ cần thiết và phòng ngừa sự lạm quyền của bất kì bên nào. Còn với hội đồng xét xử, thông qua việc lắng nghe các bên phát biểu về đánh giá chứng cứ, đề xuất quan điểm của mình về việc giải quyết vụ án, hội đồng xét xử có thể xem xét vụ án một cách đầy đủ, toàn diện và khách quan. Như vậy, ở giai đoạn này, chức năng nhận thức vẫn giữ vị trí trung tâm.
Đặc điểm tâm lý của giai đoạn hỏi tại phiên tòa

Đặc điểm tâm lý của giai đoạn hỏi tại phiên tòa

Đây là giai đoạn mà trong đó hội đồng xét xử xác định các tình tiết của vụ án bằng việc trực tiếp nghe lời trình bày của các đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ và sau đó là hỏi từng người về từng vấn đề. Như vậy, chức năng nhận thức là chức năng trung tâm của giai đoạn này.
Đặc điểm tâm lý của giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án dân sự

Đặc điểm tâm lý của giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án dân sự

Hiệu quả của hoạt động xét xử vụ án dân sự phụ thuộc vào việc nghiên cứu hồ sơ, tài liệu vụ án của các thành viên hội đồng xét xử trong giai đoạn chuẩn bị xét xử. Tại phiên toà, mô hình vụ án phát huy tác dụng là mô hình hình thành trong quá trình chuẩn bị xét xử.
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.15893 sec| 817.336 kb