Đặc điểm tâm lý của hoạt động thụ lý vụ án dân sự

Đặc điểm tâm lý của hoạt động thụ lý vụ án dân sự

Thụ lý vụ án là một hoạt động của Toà án được tiến hành ngay sau khi có đơn khởi kiện, trong đó Toà án xem xét và xác định các yêu cầu khởi kiện có phát sinh vụ án dân sự hay không. Nói cách khác, khi thụ lý vụ án, Toà án xác định việc khởi kiện có đủ điều kiện để hình thành một vụ án dân sự hay không, và ghi vào sổ thụ lý vụ án theo quy định của pháp luật.
Đặc điểm tâm lý của đương sự trong khởi kiện vụ án dân sự

Đặc điểm tâm lý của đương sự trong khởi kiện vụ án dân sự

Khởi kiện vụ án dân sự là quyền tố tụng của cá nhân, pháp nhân, các cơ quan, các tổ chức xã hội khi tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự, được thực hiện bằng việc chủ thể có quyền và lợi ích hợp pháp bị vi phạm hoặc bị tranh chấp gửi đơn yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Vai trò tâm lý học trong hoạt động điều chỉnh pháp luật dân sự

Vai trò tâm lý học trong hoạt động điều chỉnh pháp luật dân sự

Điều chỉnh pháp luật dân sự, nhìn dưới góc độ tâm lý học, đó là sự tác động có mục đích, có định hướng, có tổ chức lên các mối quan hệ giữa con người với con người trong giao dịch dân sự. Yếu tố con người trong điều chỉnh pháp luật dân sự là thiết yếu và quan trọng. Vì vậy, để điều chỉnh pháp luật dân sự đạt được hiệu quả cao, cần phải có sự hỗ trợ của tâm lý học và các tri thức, hiểu biết về tâm lý con người.
Vai trò của hoạt động điều chỉnh pháp luật dân sự

Vai trò của hoạt động điều chỉnh pháp luật dân sự

Thuật ngữ " luật dân sự " xuất hiện trong lĩnh vực pháp luật từ thời cổ đại. Khi đó nó được hiểu là luật về quyền tự do của công dân la mã, điều chỉnh các mối quan hệ xã hội giữa các chủ thể bình đẳng về quyền lợi và hoàn toàn độc lập với nhau. Trong hệ thống pháp luật của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, luật dân sự chiếm một vị trí cơ bản và chủ đạo.
Thời hạn tố tụng dân sự, thời hiệu khởi kiện và thời hiệu yêu cầu

Thời hạn tố tụng dân sự, thời hiệu khởi kiện và thời hiệu yêu cầu

Việc giải quyết các vụ việc dân sự tiến hành nhanh chóng sẽ sớm giải quyết được tranh chấp, bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự. Để thực hiện được điều này thì mỗi hành vi tố tụng của người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan đều phải tiến hành trong một khoảng thời gian nhất định. Khoảng thời gian này được gọi là thời hạn tố tụng. Những tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực này phải được giải quyết kịp thời, nếu để lâu, mâu thuẫn phát triển, việc giải quyết sẽ khó khăn hơn. Vì vậy, ngoài việc quy định thời hạn tố tụng, pháp luật còn quy định cả thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự và thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự.
Cấp, tống đạt và thông báo các văn bản tố tụng

Cấp, tống đạt và thông báo các văn bản tố tụng

Trong tố tụng dân sự, việc chuyển giao, báo cho cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan đến vụ việc dân sự như đương sự, người làm chứng, người giám định... các văn bản tố tụng về vụ việc dân sự đang được giải quyết là rất cần thiết để họ biết mà thực hiện được các quyền và nghĩa vụ tố tụng của mình. Tuỳ theo nội dung văn bản và yêu cầu thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng của những người đó mà các cơ quan tiến hành tố tụng tiến hành chuyển giao hoặc báo cho họ biết nội dung các văn bản tố tụng dưới những hình thức nhất định như cấp, tống đạt hoặc thông báo nội dung của nó.
Xét xử tái thẩm vụ án dân sự

Xét xử tái thẩm vụ án dân sự

Thủ tục tái thẩm và thủ tục giám đốc thẩm là hai thủ tục tố tụng độc lập của tố tụng dân sự. Tuy vậy, hai thủ tục này vẫn có những vấn đề giống nhau cơ bản vì đều là thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị để bảo đảm cho bản án, quyết định hợp pháp và có căn cứ. Do đó, Điều 357 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định các vấn đề thẩm quyền, thời hạn, phạm vi và thủ tục tiến hành phiên toà tái thẩm giống như ở thủ tục giám đốc thẩm.
Thủ tục tái thẩm vụ án dân sự

Thủ tục tái thẩm vụ án dân sự

Tái thẩm dân sự là việc xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà án bị kháng nghị do mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà toà án và các đương sự đã không biết được khỉ toà án giải quyết vụ án. Tái thẩm cũng là thủ tục đặc biệt của tố tụng dân sự như thủ tục giám đốc thẩm. Trong đó, toà án có thẩm quyền kiểm tra tính hợp pháp của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật khi có kháng nghị. Tuy vậy, việc xét lại bản ăn, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục này là dựa trên cơ sở mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án chứ không phải trên cơ sở phát hiện được sai lầm, vi phạm pháp luật.của toà án trong việc giải quyết vụ án. Tính chất của tái thẩm dân sự được quy định tại Điều 351 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015.
Xét xử giám đốc thẩm vụ án dân sự

Xét xử giám đốc thẩm vụ án dân sự

Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà án nhân dân cấp cao bị kháng nghị. Trong trường hợp có nhiều bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật về cùng một vụ án dân sự bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm thuộc thẩm quyền giám đốc thẩm của toà án nhân dân cấp cao và Tòa án nhân dân tối cao thì Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền giám đốc thẩm toàn bộ.
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.27064 sec| 817.594 kb