Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự

Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự

Việc xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm có ý nghĩa giúp cho toà án cấp trên thấy được những sai lầm, vi phạm pháp luật của toà án cấp dưới trong việc giải quyết từng vụ án cụ thể. Trên cơ sở đó có hướng khắc phục, sửa chữa những sai lầm, vi phạm pháp luật của toà án cấp dưới trong việc giải quyết vụ án, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, bảo đảm sự tuân thủ pháp luật trong công tác xét xử của toà án. Ngoài ra, thông qua thủ tục giám đốc thẩm, toà án cấp trên còn có thể tổng kết, rút kinh nghiệm công tác xét xử, hướng dẫn xét xử của toà án cấp dưới. Do vậy, thủ tục giám đốc thẩm còn là phương tiện hướng dẫn hoạt động xét xử của toà án cấp trên đối với toà án cấp dưới; bảo đảm việc áp dụng đúng và thống nhất các quy định của pháp luật trong hoạt động xét xử của các toà án.
Khái quát chung về biện pháp khẩn cấp tạm thời

Khái quát chung về biện pháp khẩn cấp tạm thời

Việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là nhằm bảo đảm việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự nên quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thuộc quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Vì vậy, người có quyền yêu cầu toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được xác định là người có quyền yêu cầu toà án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp.
Phân loại các biện pháp khẩn cấp tạm thời

Phân loại các biện pháp khẩn cấp tạm thời

Trong quá trình toà án giải quyết vụ việc dân sự, đôi khi tòa án phải quyết định áp dụng một hoặc một số biện pháp cần thiết để giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ bằng chứng hoặc để bảo đảm thi hành án. Các biện pháp này được gọi là biện pháp khẩn cấp tạm thời. Biện pháp khẩn cấp tạm thời là biện pháp toà án quyết định áp dụng trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ bằng chứng, bảo toàn tài sản tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được hoặc bảo đảm việc thi hành án.
Giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn tại tòa án cấp phúc thẩm

Giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn tại tòa án cấp phúc thẩm

Việc kháng cáo, kháng nghị đối với bản án, quyết định theo thủ tục rút gọn được thực hiện như đối với thủ tục tố tụng thông thường. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu nhanh chóng, linh hoạt của việc giải quyết vụ án theo thủ tục tố tụng rút gọn thì thời hạn kháng cáo, kháng nghị đối với bản án, quyết định của toà án cấp sơ thẩm theo thủ tục rút gọn ngắn, hơn so với thủ tục tố tụng thông thường.
Đối tượng của Luật so sánh

Đối tượng của Luật so sánh

Khác với các lĩnh vực khoa học pháp lý khác như luật dân sự, luật hình sự, luật hành chính hay luật hiến pháp tập trung nghiên cứu lĩnh vực pháp luật nhất định của hệ thống pháp luật, luật so sánh không nghiên cứu so sánh các ngành luật, các chế định pháp luật hay các quy phạm pháp luật khác nhau trong cùng hệ thống pháp luật. Cho dù còn tranh luận về bản chất của luật so sánh nhưng các luật gia đều thừa nhận “việc so sánh các hệ thống pháp luật khác nhau nhằm tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt của chúng” là nội dung cơ bản của các công trình nghiên cứu luật so sánh. Từ đó có thể nhận định rằng các hệ thống pháp luật là đối tượng của luật so sánh. Tuy nhiên, vấn đề đối tượng của luật so sánh trở nên phức tạp xuất phát từ nội hàm của khái niệm hệ thống pháp luật.
Khái niệm luật so sánh

Khái niệm luật so sánh

“Luật so sánh” là thuật ngữ gây nhiều tranh luận trong khoa học pháp lí trên thế giới. Nhiều học giả trong các công trình của mình đã luận bàn về việc sử dụng thuật ngữ “luật so sánh” trước khi trình bày những vấn đề khác liên quan đến nội dung của nó.
Giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn tại tòa án cấp sơ thẩm

Giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn tại tòa án cấp sơ thẩm

Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015 không có quy định riêng về khởi kiện vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn. Tuy nhiên, căn cứ vào khoản 2 Điều 361 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015 thì việc khởi kiện vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn được thực hiện như đổi với vụ án dân sự giải quyết theo thủ tục tố tụng thông thường. Theo đó, việc khởi kiện vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn sẽ thực hiện theo quy định từ Điều 186 đến Điều 194 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015.
Hệ thống pháp luật Malaysia

Hệ thống pháp luật Malaysia

Malaysia là thuộc địa cũ của Anh và từ một nước thuộc địa, Malaysia đã dành được quyền độc lập vào năm 1957. Tuy nhiên, trong suốt quá trình lịch sử đến nay, việc tiếp nhận pháp luật của Anh vào Malaysia được thực hiện thông qua nhiều hình thức khác nhau mà chủ yếu là thông qua các thẩm phán và các nhà lập pháp.
Đào tạo luật và nghề luật tại Indonesia

Đào tạo luật và nghề luật tại Indonesia

Sau khi giành được độc lập, nhu cầu đào tạo pháp luật ở Indonesia tăng lên rõ rệt. Đến nay, ở Indonesia có hơn hai trăm cơ sở đào tạo pháp luật khác nhau. Trong số đó có khoảng 90% là những cơ sở đào tạo thuộc các trường tư. Có rất ít các cơ sở đào tạo luật trường công lập ở Indonesia có đủ nguồn lực để đảm nhiệm các chương trình đào tạo sau đại học ở bậc học thạc sĩ và tiến sĩ luật.
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.13177 sec| 817.594 kb