Khái quát chung về biện pháp khẩn cấp tạm thời

22/03/2023
Đặng Thu Trang
Đặng Thu Trang
Việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là nhằm bảo đảm việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự nên quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thuộc quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Vì vậy, người có quyền yêu cầu toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được xác định là người có quyền yêu cầu toà án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp.

1- Quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là nhằm bảo đảm việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự nên quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thuộc quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Vì vậy, người có quyền yêu cầu toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được xác định là người có quyền yêu cầu toà án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp. Căn cứ vào quy định tại Điều 111 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì những người có quyền yêu cầu toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời gồm có:

- Các đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự;

- Các cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án yêu cầu toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

Người có quyền yêu cầu toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có quyền yêu cầu toà án ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong  quá tình toà án đang giải quyết vụ án dân sự. Ngoài ra, trong trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay bằng chứng, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra thì họ có quyền nộp đơn yêu cầu toà án ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đồng thời vởi việc nộp đơn khởi kiện.

Về nguyên tắc, toà án chỉ được quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi có đơn yêu cầu của các đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án dân sự yêu cầu toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Tuy vậy, trong một số trường hợp do yêu cầu của việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, toà án cũng có quyền tự mình quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 114 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, bao gồm: giao người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục; buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng; buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ BTTH do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm; buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, chi phí cứu chữa tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động; tạm đình chỉ việc thi hành quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, quyết định sa thải người lao động.

2- Buộc thực hiện biện pháp bảo đảm

Việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tuy giải quyết được nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo đảm được việc giải quyết vụ án và thi hành án nhưng trong một số trường hợp có thể dẫn đến việc gây thiệt hại cho người bị áp dụng hoặc người thứ ba. Do vậy, pháp luật đã quy định buộc người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải thực hiện biện pháp bảo đảm. Theo Điều 136 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, người yêu cầu toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải nộp cho toà án chứng từ bảo lãnh được bảo đảm bằng tài sàn của ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác hoặc của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác hoặc gửi một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá (gọi chung là tài sản) khi yêu cầu toà án cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Việc buộc người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời   thực hiện biện pháp bảo đảm có ý nghĩa:

- Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người bị áp dụng và người thứ ba;       

- Tránh được việc lạm dụng yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Trên thực tế, mỗi vụ việc dân sự xảy ra đều có những đặc điểm riêng cho nên việc giải quyết vụ việc dân sự, việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự cũng có những yêu cầu riêng. Do vậy, không phải trong mọi trường hợp cũng cần thiết phải thực hiện biện pháp bảo đảm khi áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Theo Điều 136 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, việc thực hiện biện pháp bảo đảm chỉ thực hiện đối với những trường hợp mà việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể xâm phạm nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người bị áp dụng hoặc người thứ ba. Căn cử vào quy định của Điều luật này thì người yêu cầu phải thực hiện biện pháp bảo đảm trong trường hợp yêu cầu toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời sau:

- Kê biên tài sản đang tranh chấp;

- Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang ttanh chấp;

- Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp;

- Phong toả tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước; phong toả tài sản ở nơi gửi giữ;

- Phong toả tài sản của người có nghĩa vụ;

- Tạm dừng việc đóng thầu và các hoạt động có liên quan đến việc đấu thầu;

- Bắt giữ tàu bay, tàu biển để bảo đảm giải quyết vụ án.

Ngoài ra, đối với người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong các vụ án về quyền sở hữu trí tuệ theo quy định tại Điều 208 Luật sở hữu trí tuệ phải nộp khoản tiền bằng 20% giá trị hàng hoá cần áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc tối thiếu bằng hai mươi triệu đồng nếu không xác định được giá trị hàng hoá đó; chứng từ bảo lãnh ngân hàng hoặ tổ chức tín dụng.

Để có thể khắc phục được thiệt hại do áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng gây ra, Điều 136 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định tài sản để thực hiện biện pháp bảo đảm phải tương đương với tổn thất hoặc thiệt hại có thể phát sinh do hậu quả của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Ngoài ra, trong trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay chứng cứ, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra mà yêu cầu toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện thì phải thực hiện biện pháp bảo đảm không được quá 48 giờ, kể từ thời điểm nộp đơn yêu cầu.

Tài sản để thực hiện biện pháp bảo đảm được gửi vào tài khoản phong toả tại ngân hàng nơi có trụ sở của toà án quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong thời hạn do toà án ấn định. Trong trường hợp thực hiện biện pháp bảo đảm vào ngày lễ hoặc ngày nghỉ thì số tài sản thực hiện biện pháp bảo đảm được gửi giữ tại toà án và sau đó toà án phải gửi ngay tài sản đó vào ngân hàng vào ngày làm việc tiếp theo.

3- Thẩm quyền, thủ tục áp dụng, thay đổi và huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời

Thẩm quyền quyết định áp dụng, thay đổi và huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời được xác định theo thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự. Trước khi mở phiên toà, việc giải quyết vụ án dân sự do một thẩm phán tiến hành nên việc áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời do một thẩm phán xem xét, quyết định. Tại phiên toà, việc giải quyết vụ án dân sự do hội đồng xét xử tiến hành nên việc áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời do hội đồng xét xử xem xét, quyết định. Trường hợp huỷ , bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời sau khi bản án, quyết định của toà án có hiệu lực pháp luật thì do một thẩm phán được chánh án của toà án đã ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phân công giải quyết quyết định.

Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải làm đơn gửi đến toà án giải quyết vụ ắn dân sự. Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải có các nội dung được quy định tại khoản 1 Điểu 133 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Kèm theo đơn yểu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, người yêu cẩu còn phải cung cấp cho toà án các chứng cứ, tài liệu để chúng minh cho sự cần thiếỉ phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đó.

Đối với yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trước phiên toà, thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải xem xét, quyết định trong thời hạn ba ngày kể tù ngày nhận đơn, nếu người yêu cầu không phải thực hiện biện pháp bảo đảm. Trong trường hợp người yêu cầu phải thực hiện biện pháp bảo đảm thì ngay sau khi người đó thực hiện biện pháp bảo đảm, thẩm phán phải ra ngay quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Bổi với yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tại phiên toà thì hội đổng xét xử xem xét quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ngay khi nhận được yêu cầu nếu người yêu cầu không phải thực hiện biện pháp bảo đảm hoặc sau khi người yêu cầu đã thực hiện xong biện pháp bảo đảm.

Đối với yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thực hiện cùng với khởi kiện thì sau khỉ nhận đơn chánh án toà án chỉ định ngay một thẩm phán thụ lí giải quyết đơn yêu cầu. Trong thời hạn 48 giờ kể từ thời điểm nhận được đơn yêu cầu, thẩm phán phải xem xét và ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Trong trường hợp toà án quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là phong toả tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước; phong toả tài sản ở nơi gửi giữ; phong toả tài sản của người có nghĩa vụ thì tài khoản, tài sản được phong toả phải có giá trị tương đương với nghĩa vụ tài sản mà người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có nghĩa vụ phải thực hiện.

Đối với những trường hợp thẩm phán không chấp nhận yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì phải thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu biết và trong đó phải nêu rõ lí do của việc không chấp nhận.

Sau khi ra quyết định mà xét thấy biện pháp khẩn cấp tạm thời   đang được áp dụng không còn phù hợp hoặc không cần thiết, phải thay đổi hoặc phải áp dụng bổ sung biện pháp khẩn cấp tạm thời   khác vì điều kiện áp dụng đã thay đổi thì toà án có thể quyết định thay đổi, áp dụng bổ sung biện pháp khẩn cấp tạm thời. Ngoài ra, toà án cũng có thể quyết định huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời. Tuy vậy, để bảo đảm việc quyết định thay đổi, áp dụng bổ sung hay, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời được đúng, toà án phải xem xét thận trọng trước khi quyết định. Đối với việc quyết định thay đổi, áp dụng bổ sung biện pháp khẩn cấp tạm thời, Điều 137 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định được thực hiện theo thủ tục quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Đối với việc huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời  được thực hiện theo quy định tại Điều 138 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Theo đó, toà án quyết định huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời khi có một trong các trường hợp sau đây:

- Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đề nghị huỷ bỏ;

- Người phải thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nộp tài sản hoặc có người khác thực hiện biện pháp bảo đảm thi hành nghĩa vụ đối với bên có yêu cầu;

- Nghĩa vụ dân sự của bên có nghĩa vụ chấm dứt theo quy định của BLDS;

- Việc giải quyết vụ án được đình chỉ theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự;

- Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự;

- Căn cứ của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời   không còn;

- Vụ việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật;

- Các trường hợp toà án trả lại đơn khởi kiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.

Nếu huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời, toà án phải xem xét, quyết định để người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời   nhận lại chứng từ bảo lãnh được bảo đảm bằng tài sản của ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác hoặc tài sản bảo đảm đã nộp ở ngân hàng, trừ trường hợp người yêu cầu toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng gây thiệt hại phải bồi thường cho người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc cho người thứ ba.

4- Hiệu lực của quyết định áp dụng, thay đổi và hủy bỏ biện pháp khấn cấp tạm thời

Việc quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là nhằm đáp ứng nhu cầu cấp bách của việc giải quyết vụ việc dân sự, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Xuất phát từ yêu cầu của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, khác với các quyết định khác của toà án, quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời có hiệu lực thi hành ngay. Để bảo đảm việc thi hành biện pháp khẩn cấp tạm thời, toà án phải cấp hoặc gửi quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời ngay sau khi ra quyết định cho người có yêu cầu, người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền và viện kiểm sát cùng cấp. Trong trường hợp quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với tài sản có đăng kí quyền sở hữu thì đương sự có nghĩa vụ nộp bản sao quyết định cho cơ quan quản lí đăng kí quyền sở hữu. Quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời được thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.

Hiệu lực và việc thi hành biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định tại Điều 123, Điều 126 Bộ luật Tố tụng dân sự.

5- Khiếu nại, kiến nghị quyết định áp dụng, thay đi và huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời

Để bảo đảm việc áp dụng đúng biện pháp khẩn cấp tạm thời, pháp luật đã quy định cụ thể người có quyền khiếu nại, kiến nghị việc áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời; thủ tục khiếu nại, kiến nghị và giải quyết khiếu nại, kiến nghị về việc áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Đương sự là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời nên có quyền khiếu nại về việc ra quyết định hay không ra quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời. Viện kiểm sát là cơ quan kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng nên có quyền kiến nghị với chánh án toà án đang giải quyết vụ án về việc ra quyết định hay không ra quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời. Việc khiếu nại, kiến nghị được thực hiện bằng văn bản gửi cho toà án. Thời hạn khiếu nại, kiến nghị là ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc trả lời của thẩm phán về việc không ra quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Chánh án toà án phải xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị trước khi mở phiên toà trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại, kiến nghị. Nếu việc khiếu nại, kiến nghị tại phiên toà thì hội đồng xét xử giải quyết ngay khiếu nại, kiến nghị. Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị của chánh án, của hội đồng xét xử là quyết định cuối cùng. Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải được cấp hoặc gửi ngay cho người có yêu cầu, người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan, cơ quan thi hành án dân sự và viện kiểm sát.

Việc khiếu nại, kiến nghị và việc giải quyết khiếu nại, kiến nghị về việc áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời  được thực hiện theo quy định tại các điều 140 và 141 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

6- Trách nhiệm do áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời  không đúng

Việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời chỉ có ý nghĩa khi chúng không xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Vì vậy, để nâng cao trách nhiệm của toà án và người có quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, pháp luật đã quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng.

Theo khoản 1 Điều 113 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, người yêu cầu toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về yêu cầu của mình. Trong trường hợp người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc cho người thứ ba thì phải bồi thường cho người bị hại.

Theo khoản 2 Điều 113 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc cho người thứ ba thì toà án phải bồi thường cho người bị hại. Tuy vậy, toà án chỉ phải bồi thường trong các trường hợp sau đây:

- Toà án tự mình áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;

- Toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khác với biện pháp khẩn cấp tạm thời mà cá nhân, cơ quan, tổ chức có yêu cầu;

- Toà án áp dụng Biện pháp khẩn cấp tạm thời vượt quá yêu cầu áp dụng Biện pháp khẩn cấp tạm thời của cá nhân, cơ quan, tổ chức;

- Toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật hoặc không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà không có lí do chính đáng.

Việc xác định trách nhiệm bồi thường của toà án, mức bồi thường cụ thể trong trường do toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng gây thiệt hại cho người bị áp dụng hoặc người thứ ba được thực hiện theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

0 bình luận, đánh giá về Khái quát chung về biện pháp khẩn cấp tạm thời

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
2.09036 sec| 1015.031 kb