Người tham gia tố tụng dân sự

Người tham gia tố tụng dân sự

Ngoài cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng thực hiện việc giải quyết vụ việc dân sự, thi hành án dân sự còn có các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác tham gia vào vụ việc dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc hỗ trợ cơ quan tiến hành tố tụng trong việc giải quyết vụ việc dân sự, thi hành án dân sự. Các hoạt động tố tụng của họ chịu sự chi phối của các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng. Những người này được gọi là người tham gia tố tụng dân sự. Những người tham gia tố tụng dân sự gồm có: Đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch và người định giá tài sản. Các điều từ Điều 68 đến Điều 90 Bộ luật Tố tụng dân sư năm 2015 đã quy định tương đối đầy đủ những người này là người tham gia tố tụng, trừ người định giá tài sản. Những người tham gia tố tụng có thể là cá nhân, cơ quan, tổ chức đáp ứng được các điều kiện do pháp luật tố tụng dân sự quy định.
Hệ thống toà án của pháp luật Indonesia

Hệ thống toà án của pháp luật Indonesia

Việc phân chia thẩm quyền của các toà án trong hệ thống toà án của Indonesia được xác định dựa vào bản chất, đặc trưng của các loại tranh chấp. Vì vậy, trong thực tế, để xác định thẩm quyền của các toà án trong hệ thống toà án của Indonesia, các luật gia thường phải trả lời một số câu hỏi. Chẳng hạn, tranh chấp đó là tranh chấp mang tính chất cá nhân hay đó là tranh chấp mang tính chất công.
Thụ lí, phạm vi và hình thức, việc gửi đơn khởi kiện vụ án dân sự

Thụ lí, phạm vi và hình thức, việc gửi đơn khởi kiện vụ án dân sự

Việc toà án nhận đơn khởi kiện của người khởi kiện và vào sổ thụ lí vụ án dân sự để giải quyết. Thụ lí vụ án là công việc đầu tiên của toà án trong quá trình tố tụng. Nếu không có việc thụ lí vụ án của toà án sẽ không có các bước tiếp theo của quá trình tố tụng. Thụ lí vụ án dân sự bao gồm hai hoạt động cơ bản là nhận đơn khởi kiện xem xét và vào sổ thụ lí vụ án dân sự để giải quyết.
Người tiến hành tố tụng dân sự

Người tiến hành tố tụng dân sự

Trong tố tụng dân sự, có một số người có nhiệm vụ, quyền hạn thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan tiến hành tố tụng để giải quyết vụ việc dân sự, thi hành án dân sự và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự. Hoạt động của họ mang tính chất chủ động và độc lập. Những người này được gọi là người tiến hành tố tụng dân sự. Người tiến hành tố tụng dân sự là người thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong việc giải quyết vụ việc dân sự, thi hành án dân sự hoặc kiếm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự.
Điều kiện khởi kiện vụ án dân sự

Điều kiện khởi kiện vụ án dân sự

Điều 186 và Điều 187 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015 không chỉ ghi nhận quyền khởi kiện vụ án dân sự mà còn quy định các điều kiện khởi kiện vụ án dân sự. Theo đó, các chủ thể khởi kiện phải đáp ứng các điều kiện khi thực hiện quyền khởi kiện vụ án dân sự.
Khái niệm, ý nghĩa của việc khởi kiện vụ án dân sự

Khái niệm, ý nghĩa của việc khởi kiện vụ án dân sự

khởi kiện vụ án dân sự là quyền tố tụng quan trọng của các chủ thể. Nó cho phép cá nhân, cơ quan, tổ chức và các chủ thể khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước toà án nên việc thực hiện quyền này của các chủ thể được gọi là khởi kiện vụ án dân sự.
Cơ quan tiến hành tố tụng dân sự

Cơ quan tiến hành tố tụng dân sự

Tham gia vào quá trình giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự có nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân khác nhau. Trong đó, có một số cơ quan nhà nước tham gia vào quá trình này với nhiệm vụ giải quyết vụ việc dân sự, tổ chức thi hành án dân sự và kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các hoạt động tố tụng dân sự. Hoạt động của các cơ quan này mang tính chủ động và độc lập. Các cơ quan này được gọi là cơ quan tiến hành tố tụng dân sự.
Việc phân định thẩm quyền dân sự giữa các Tòa án

Việc phân định thẩm quyền dân sự giữa các Tòa án

Việc phân định thẩm quyền sơ thẩm giữa các cấp toà án bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc được chính xác, đúng pháp luật. Ở Việt Nam, hệ thống toà án được tổ chức theo đơn vị hành chính lãnh thổ. Trong các toà án chỉ có toà án nhân dân cấp huyện và toà án nhân dân cấp tỉnh là có thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ việc dân sự. Do vậy, việc phân định thẩm quyền xét xử sơ thẩm giữa toà án các cấp được thực hiện đối với toà án nhân dân cấp huyện và toà án nhân dân cấp tỉnh.
Khái quát chung về thẩm quyền dân sự của tòa án

Khái quát chung về thẩm quyền dân sự của tòa án

Trong hệ thống các cơ quan tư pháp thì toà án là cơ quan thực hiện quyền tư pháp chủ yếu. Toà án thực hiện thẩm quyền của mình trong việc xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hành chính và các việc khác theo quy định của pháp luật để bảo vệ pháp luật, bảo đảm sự công bàng xã hội. Việc nghiên cứu để đưa ra khái niệm khoa học về thẩm quyền của toà án và thẩm quyền dân sự của toà án có ý nghĩa thiết thực trong việc xây dựng và thực hiện các quy định về thẩm quyền của toà án.
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.23093 sec| 820.898 kb