Người tiến hành tố tụng dân sự
Nội dung bài viết
- I- Khái niệm người tiến hành tố tụng dân sự
- II- Nhiệm vụ, quyền hạn của những người tiến hành tố tụng
- 1- Nhiệm vụ, quyền hạn của chánh án toà án
- 2- Nhiệm vụ, quyền hạn của thấm phán
- 3- Nhiệm vụ, quyền hạn của hội thẩm nhân dân
- 4- Nhiệm vụ, quyên hạn của thâm tra viên
- 5- Nhiệm vụ, quyền hạn của thư ký toà án
- 6- Nhiệm vụ, quyền hạn của viện trưởng viện kiểm sát
- 7- Nhiệm vụ, quyền hạn của kiểm sát viên
- 8- Nhiệm vụ, quyền hạn của thẩm tra viên
I- Khái niệm người tiến hành tố tụng dân sự
Trong tố tụng dân sự, có một số người có nhiệm vụ, quyền hạn thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan tiến hành tố tụng để giải quyết vụ việc dân sự, thi hành án dân sự và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự. Hoạt động của họ mang tính chất chủ động và độc lập. Những người này được gọi là người tiến hành tố tụng dân sự. Người tiến hành tố tụng dân sự là người thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong việc giải quyết vụ việc dân sự, thi hành án dân sự hoặc kiếm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự.
Những người tiến hành tố tụng đều là các công chức nhà nước trừ hội thẩm nhân dân (có thể không phải là công chức nhà nước), được thay mặt các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện việc giải quyết vụ việc dân sự, thi hành án dân sự và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình tố tụng. Hoạt động tố tụng của họ có ý nghĩa quyết định đối với việc giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự. Người tiến hành tố tụng được chủ động thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình và độc lập đối với các chủ thể khác. Tuy vậy, để bảo đảm được việc giải quyết vụ việc dân sự và tổ chức thi hành án dân sự đúng pháp luật, khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, “người tiến hành tố tụng dân sự phải tôn trọng nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân... chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình... Người tiến hành tố tụng trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho cơ quan, tể chức, cá nhân thì cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ có hành vi trái pháp luật đó phải bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước” (Điều 13 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015).
Thành phần những người tiến hành tố tụng gồm có: Chánh án toà án, thẩm phán, hội thẩm nhân dân, thẩm tra viên, thư ký toà án, viện trưởng viện kiểm sát, kiểm sát viên, kiểm tra viên, thủ trưởng cơ quan thi hành án và chấp hành viên.
Chánh án toà án là người tiến hành tố tụng đứng đầu toà án, tổ chức và chịu ttách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của toà án. Trong tố tụng dân sự, chánh án toà án có nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức việc giải quyết các vụ việc dân sự là chủ yếu và và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn này của toà án. Tuy vậy, chánh án toà án cũng có thể trực tiếp tiến hành giải quyết các vụ việc dân sự như các thẩm phán khác.
Thẩm phán là người tiến hành tố tụng được bố nhiệm theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ xét xử các vụ án và giải quyết các việc khác thuộc thẩm quyền của toà án (Điều 65 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014; Điều 1 PLTP&HTTAND). Thẩm phán là người thuộc biên chế của toà án. Trong tố tụng dân sự, thẩm phán là người tiến hành tố tụng chủ yểu, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của toà án trong giải quyết vụ việc dân sự. Thẩm phán tham gia vào tất cả các giai đoạn của quá trình giải quyết vụ việc dân sự. Để thẩm phán thực hiện được nhiệm vụ, quyền hạn của họ, pháp luật quy định cụ thể các tiêu chuẩn của thẩm phán. Người được bổ nhiệm làm thẩm phán phải có đủ tiêu chuẩn về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ và sức khoẻ quy định tại Điều 67 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Điều 5 PLTP&HTTAND.
Hội thẩm nhân dân là người tiến hành tố tụng được bầu theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ xét xử các vụ án thuộc thẩm quyền của toà án (Điều 1 PLTP&HTTAND). Khác với thẩm phán, hội thẩm nhân dân không phải là người thuộc biên chế của toà án mà do hội đồng nhân dân cùng cấp bầu theo nhiệm kỳ. Tuy cũng là người tiển hành tố tụng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong việc giải quyết vụ án dân sự nhưng hội thẩm nhân dân không tham gia giải quyết tất cả các vụ việc dân sự và tất cả các giai đoạn của quá trình tố tụng. Hội thẩm nhân dân chỉ tham gia xét xử vụ án dân sự ở tại phiên toà sơ thẩm. Khi tham gia xét xử, hội thẩm nhân dân ngang quyền với thẩm phán, độc lập và phải tuân theo pháp luật trong việc giải quyết vụ án. Người được bầu làm hội thẩm nhân dân cũng phải có đủ tiêu chuẩn về chính trị, pháp lý và sức khoẻ theo quy định tại Điều 85 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, Điều 5 PLTP&HTTAND. Thẩm tra viên là người tiến hành tố tụng được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật thực hiện việc thẩm tra hồ sơ vụ việc dân sự cần xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm; thu thập tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ việc dân sự và hỗ trợ thẩm phán thực hiện hoạt động tố tụng dân sự trong việc xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thù tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Theo quy định tại Điều 93 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, người đã làm thư ký toà án từ 05 năm trở lên, đã được đào tạo nghiệp vụ thẩm tra viên thì có thể được bổ nhiệm vào ngạch thẩm tra viên. Thẩm tra viên tiến hành tố tụng theo sự phân công của chánh án toà án và thẩm phán.
Thư ký toà án là người tiến hành tố tụng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong việc ghi các biên bản tố tụng. Thư ký toà án thuộc biên chế của toà án. Tiêu chuẩn của thư ký toà án tuy không được pháp luật quy định cụ thể nhưng để thực hiện được nhiệm vụ, quyền hạn của mình thì họ cũng phải có một trình độ pháp luật và trình độ nghiệp vụ nhất định. Trong tố tụng dân sự, ngoài việc ghi các biên bản về tố tụng, thư ký toà án còn có thể được giao thực hiện những việc khác. Thư ký toà án tiến hành tố tụng theo sự phân công của chánh án toà án và thẩm phán.
Viện trưởng viện kiểm sát là người tiến hành tố tụng đứng đầu viện kiểm sát, tổ chức và chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của viện kiểm sát. Trong tố tụng dân sự, viện trưởng viện kiểm sát là người tổ chức kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết các vụ việc dân sự và thi hành án dân sự và chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn này của viện kiểm sát là chủ yếu. Tuy vậy, viện trưởng viện kiểm sát cũng có thể trực tiếp tiến hành kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự và thi hành án dân sự như các kiểm sát viên khác.
Kiểm sát viên là người tiến hành tố tụng được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp (Điều 74 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014; Điều 1 PLKSVKSND). Trong tố tụng dân sự, kiểm sát viên thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết các vụ việc dân sự và thi hành án dân sự theo sự phân công và dưới sự chỉ đạo của viện trưởng viện kiểm sát. Kiểm sát viên thuộc biên chê cửa viện kiêm sát. Người được bô nhiệm làm kiểm sát viên cũng phải có đủ chuẩn các tiêu chuẩn về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ và sửc khoẻ do pháp luật quy định. Theo quy định tại Điều 75 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 và các điều 2, 18, 19, 20 PLKSVVKSND thì tiêu chuẩn của kiểm sát viên cơ bản cũng như tiêu chuẩn của thẩm phán.
Kiểm tra viên là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để giúp kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp; thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo sự phân công của viện trưởng viện kiểm sát nhân dân. Tiêu chuẩn bổ nhiệm kiểm tra viên quy định tại Điều 2 Nghị quyết của ủy ban thường vụ Quốc hội số 924/2015/UBTVQH13 ngày 13/5/2015 về tiêu chuẩn bổ nhiệm, điều kiện nâng ngạch kiểm tra viên của viện kiểm sát nhân dân. Kiểm tra viên tiến hành tố tụng theo sự phân công của viện trưởng viện kiểm sát và kiểm sát viên.
II- Nhiệm vụ, quyền hạn của những người tiến hành tố tụng
1- Nhiệm vụ, quyền hạn của chánh án toà án
Nhiệm vụ, quyền hạn chung của chánh án toà án được quy định tại các điều 27, 35, 42 và 47 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014. Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của chánh án toà án trong tố tụng dân sự do pháp luật tố tụng dân sự quy định.
Là người tiến hành tố tụng đứng đầu toà án, chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của toà án, chánh án toà án có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Tổ chức việc giải quyết các vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền của toà án như quyết định phân công thẩm phán, hội thẩm nhân dân, thư ký toà án giải quyết vụ việc dân sự; đôn đốc việc giải quyết các vụ việc dân sự của thẩm phán v.v...;
- Tiến hành các hoạt động tố tụng dân sự theo quy định của pháp luật như ra các quyết định tố tụng theo thẩm quyền để giải quyết vụ việc dân sự; quyết định việc thay đổi thẩm phán, hội thẩm nhân dân, thư ký toà án, người giám định, người phiên dịch trước khi mở phiên toà; kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà án cấp dưới theo quy định của pháp luật;
- Giải quyết các khiếu nại, tố cáo về việc giải quyết các vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Để chánh án toà án thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong tố tụng dân sự có hiệu quả, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 đã quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ của chánh án toà án tại các điều 47, 56, 141, 191, 197, 285, 329, 331, 340, 354, 358, 363 và một số điều luật khác. Ngoài ra, để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chánh án khoản 2 Điều 47 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 còn quy định khi chánh án toà án vắng mặt thì một phó chánh án toà án được chánh án toà án uỷ nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chánh án toà án. Phó chánh án toà án phải chịu trách nhiệm trước chánh án toà án về nhiệm vụ được giao.
2- Nhiệm vụ, quyền hạn của thấm phán
Nhiệm vụ, quyền hạn chung của thẩm phán được quy định trong Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, PLTP&HTTAND, như các điều 2, 65 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 và các điều 11, 12, 13, 14, 15 và 16 PLTP&HTTAND. Nhiệm vụ, quyền hạn của thẩm phán trong tố tụng dân sự do pháp luật tố tụng dân sự quy định.
Thẩm phán là người tiến hành tố tụng dân sự chủ yếu nên trong tố tụng có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Xử lý đơn khởi kiện, đơn yêu cẩu, thụ lý vụ việc dân sự;
- Lập hồ sơ vụ việc dân sụ;
- Xác minh, thu thập chứng cứ trong những trường hợp pháp luật quy định;
- Giải thích, hướng dẫn cho đương sự biết để họ thực hiện quyền được yêu cầu trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý;
- Quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời trước phiên toà, phiên họp;
- Quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự trước phiên toà, phiên họp;
- Tỉển hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hoà giải, ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự;
- Quyết định đưa vụ án dân sự ra xét xử và quyết định đưa việc dân sự ra giải quyết;
- Quyết định triệu tập cá nhân, cơ quan, tổ chức đến tham gia tố tụng;
- Tham gia hội đồng xét xử vụ án dân sự, hội đồng giải quyết việc dân sự;
- Đế nghị chánh án toằ án phân công thẩm tra viên hỗ trợ thực hiện hoại động tố tụng;
- Xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng dân sự theo quy định của pháp ỉuật;
Phát hiện và đề nghị chánh án toà án kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của ủy ban thường vụ Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên;
Tiến hành các hoạt động tố tụng dân sự khác theo quy định của pháp luật để giải quyết vụ việc dân sự V.V..
Việc thực hiện đúng các quyền, nghĩa vụ tố tụng của thẩm phán có tính chất quyết định kết quả giải quyết vụ việc dân sự. Do vậy, các quyền và nghĩa vụ của thấm phán trong tố tụng dân sự đã được quy định cụ thể tại các điều 48, 99, 100, 101, 102, 111, 195, 196, 198, 208, 210, 239, 247, 318, 320, 32 4và một số điều luật khác của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
3- Nhiệm vụ, quyền hạn của hội thẩm nhân dân
Nhiệm vụ, quyền hạn chung của hội thẩm nhân dân được quy định trong Luật Tổ chức Tòa án nhân dân và PLTP&HTTAND như các điều 84, 89 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 và các điều 32, 33, 34, 35 và 36 PLTP&HTTAND. Nhiệm vụ, quyền hạn của hội thẩm nhân dân trong tố tụng dân sự do pháp luật tố tụng dân sự quy định.
Là người tiến hành tố tụng được bầu để tiến hành xét xử những vụ án thuộc thẩm quyền của toà án, hội thẩm nhân dân có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Nghiên cứu hồ sơ vụ án dân sự trước khi mở phiên toà;
- Đề nghị chánh án toà án, thẩm phán ra các quyết định cần thiết thuộc thẩm quyền;
- Tham gia hội đồng xét xử các vụ án dân sự;
- Tham gia hỏi tại phiên toà để làm rõ các vấn đề của vụ án dân sự, tham gia thảo luận và biểu quyết giải quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của hội đồng xét xử; khi biểu quyết giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của hội đồng xét xử; hội thẩm nhân dân ngang quyền với thẩm phán;
- Thực hiện các hoạt động tố tụng khác theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử tuy không thường xuyên như thẩm phán nhưng có vai trò rất lớn trong việc giải quyết vụ án dân sự. Để bảo đảm hiệu quả hoạt động xét xử của hội thẩm nhân dân, các quyền và nghĩa vụ của họ đã được pháp luật quy định cụ thể tại các điều 11, 12, 49, 249 và 264 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
4- Nhiệm vụ, quyên hạn của thâm tra viên
Khi được phân công tiến hành tố tụng, trong tố tụng dân sự thẩm tra viên có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Thẩm tra hồ sơ vụ việc dân sự mà bản án, quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật cần xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm;
- Kết luận về việc thẩm tra và báo cáo kết quả thẩm tra, đề xuất phương ấn giải quyết vụ việc dân sự với chánh án toà án;
- Thu thập tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ việc dân sự;
- Hỗ trợ thẩm phán thực hiện hoạt động tố tụng giải quyết vụ việc dân sự;
- Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.
Những nhiệm vụ, quyền hạn nêu trên của thẩm tra viên trong tố tụng dân sự hiện nay đã được quy định cụ thể tại khoản 4 Điều 93 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 và Điều 50 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
5- Nhiệm vụ, quyền hạn của thư ký toà án
Thư ký toà án có nhiệm vụ chủ yếu là lập các biên bản về tố tụng. Ngoài ra, thư ký toà án cũng thực hiện những nhiệm vụ khác được giao.
Trong tố tụng dân sự thư ký toà án các có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Lập các biên bản tố tụng như biên bản hoà giải, biên bản lấy lời khai, biên bản phiên toà v.v..;
- Thực hiện các công việc theo uỷ quyền của thẩm phán như xác minh, thu thập chứng cứ khi đương sự yêu cầu;
- Chuẩn bị các công việc nghiệp vụ cần thiết cho việc mở phiên toà; phổ biến nội quy phiên toà;
- Kiểm tra và báo cáo với hội đồng xét xử những người được triệu tập đến tham gia phiên toà ai vắng mặt, có mặt;
- Thực hiện các hoạt động tố tụng khác theo sự phân công của chánh án toà án, thẩm phán và quy định của pháp luật.
- Những nhiệm vụ, quyền hạn đó của thư ký toà án trong tố tụng dân sự hiện nay đã được quy định cụ thể tại các điều 51, 172, 211, 236 và 237 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
6- Nhiệm vụ, quyền hạn của viện trưởng viện kiểm sát
Nhiệm vụ, quyền hạn chung của các viện trưởng viện kiểm sát được quy định trong Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 như các điều 63, 65, 66 và 67 . Nhiệm vụ, quyền hạn của viện trưởng viện kiểm sát trong tố tụng dân sự do pháp luật tố tụng dân sự quy định.
Là người chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của viện kiểm sát về kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các hoạt động nên viện trưởng viện kiểm sát có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Tổ chức, chỉ đạo thực hiện công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các hoạt động tố tụng dân sự như quyết định phân công kiểm sát viên kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các hoạt động tố tụng dân sự, tham gia phiên toà xét xử vụ án dân sự, phiên họp giải quyết việc dân sự; quyết định, việc thay đổi kiểm sát viên trước phiên toà khi có căn cử do pháp luật quy định v.v..;
- Kiểm tra hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng dân sự của kiểm sát viên;
- Kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của toà án. quyết định về thi hành án của cơ quan thi hành án theo quy định của pháp luật;
- Giải quyết các khiếu nại, tổ cáo thuộc thấm quyển theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ, quyển hạn của viện trưởng viện kiểm sát được Bộ luật Tố tụng dân sự quy định, cụ thể tạị các điều 57, 62, 140, 170, 278, 331, 354 và một số điều luật khác. Ngoài ra, để bảo đảm việc thực hiện được nhiệm vụ, quyến hạn của viện trưởng viện kiếm sát, khoản 2 Điều 57 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 còn quy định khi viện trưởng vắng mặt thì một phó viện trưởng được viện trưởng uỷ nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của viện trưởng. Phó viện trưởng phải chịu trách nhiệm trước viện trưởng về nhiệm vụ được giao.
7- Nhiệm vụ, quyền hạn của kiểm sát viên
Nhiệm vụ, quyền hạn chung của các kiểm sát viên được quy định trong Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, PLKSVVKSND như các điêu 83 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014; các điều 12, 13, 14, 15, 16 và 17 PLKSVVKSND. Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của kiểm sát viên trong tố tụng dân sự được pháp luật tố tụng dân sự quy định. Là người tiến hành tố tụng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn kiểm sát việc tuân theo pháp luật đổi với các hoạt động tố tụng, trong tố tụng dân sự Idem sát viên có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của toà án trong việc giải quyết vụ việc dân sự như lập hổ sơ, hoà giải vụ việc dân sự, ra bản án, quyết định giải quyết vụ việc dân sự v.v..;
- Tham gia phiên toà xét xử vụ án dân sự, phiên họp giải quyết việc dân sự; phát biểu ý kiến của viện kiểm sát về việc giải quyết vụ việc dân sự;
- Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của những người tham gia tố tụng trong việc tham gia tố tụng;
- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác thuộc thẩm quyền của viện kiểm sát theo sự phân công của viện trưởng viện kiểm sát.
Hoạt động kiểm sát của kiểm sát viên có ý nghĩa bảo đảm việc giải quyết đúng các vụ việc dân sự. Để phát huy được vai trò của kiểm sát viên trong tố tụng dân sự, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 đã quy định cụ thể các nhiệm vụ, quyền hạn của kiểm sát viên trong tố tụng tại các điều 58, 232, 262, 294, 306, 320, 324, 367, 369 và một số điều luật khác.
8- Nhiệm vụ, quyền hạn của thẩm tra viên
Khi được phân công tiến hành tố tụng, trong tố tụng dân sự kiểm tra viên có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Nghiên cứu hồ sơ vụ việc, báo cáo kết quả với kiểm sát viên;
- Lập hồ sơ kiểm sát vụ việc dân sự theo phân công của kiểm sát viên hoặc viện trưởng viện kiểm sát;
- Giúp kiểm sát viên kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự.
Những nhiệm vụ, quyền hạn nêu trên của kiểm tra viên trong tố tụng dân sự hiện nay đã được quy định cụ thể tại khoản 4 Điều 90 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 và Điều 59 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm