Người tham gia tố tụng dân sự

07/03/2023
Tạ Thị Thu Hoà
Tạ Thị Thu Hoà
Ngoài cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng thực hiện việc giải quyết vụ việc dân sự, thi hành án dân sự còn có các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác tham gia vào vụ việc dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc hỗ trợ cơ quan tiến hành tố tụng trong việc giải quyết vụ việc dân sự, thi hành án dân sự. Các hoạt động tố tụng của họ chịu sự chi phối của các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng. Những người này được gọi là người tham gia tố tụng dân sự. Những người tham gia tố tụng dân sự gồm có: Đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch và người định giá tài sản. Các điều từ Điều 68 đến Điều 90 Bộ luật Tố tụng dân sư năm 2015 đã quy định tương đối đầy đủ những người này là người tham gia tố tụng, trừ người định giá tài sản. Những người tham gia tố tụng có thể là cá nhân, cơ quan, tổ chức đáp ứng được các điều kiện do pháp luật tố tụng dân sự quy định.

I- Khái niệm người tham gia tố tụng dân sự

Ngoài cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng thực hiện việc giải quyết vụ việc dân sự, thi hành án dân sự còn có các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác tham gia vào vụ việc dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc hỗ trợ cơ quan tiến hành tố tụng trong việc giải quyết vụ việc dân sự, thi hành án dân sự. Các hoạt động tố tụng của họ chịu sự chi phối của các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng. Những người này được gọi là người tham gia tố tụng dân sự.

Người tham gia tố tụng dân sự là người tham gia vào việc giải quyết vụ việc dân sự và thì hành án dân sự để bảo vệ qưyền, lợi ích hợp pháp của mình hay của người khác hoặc hỗ trợ toà án, cơ quan thi hành án trong việc giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự.

Những người tham gia tố tụng dân sự gồm có: Đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch và người định giá tài sản. Các điều từ Điều 68 đến Điều 90 Bộ luật Tố tụng dân sư năm 2015 đã quy định tương đối đầy đủ những người này là người tham gia tố tụng, trừ người định giá tài sản. Những người tham gia tố tụng có thể là cá nhân, cơ quan, tổ chức đáp ứng được các điều kiện do pháp luật tố tụng dân sự quy định.

II- Đương sự trong vụ việc dân sự

1- Khái niệm đương sự trong vụ việc dân sự

Trong các vụ việc dân sự, có một sổ người tham gia tố tụng có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ việc dân sự tham gia tố tụng với mục đích là bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Họ là đối tượng trong vụ việc được toà án giải quyết. Trong một số trường hợp tuy họ không có quyền, lợi ích liên quan đến vụ việc dân sự nhưng lại tham gia tố tụng để bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước trong lĩnh vực được giao phụ ttách. Hoạt động tố tụng của họ có ảnh hưởng lớn đến quá trình giải quyết vụ việc dân sự, có thể dẫn đến việc phát sinh, thay đổi hoặc đình chỉ tố tụng. Những người tham gia tố tụng này được gọi là đương sự trong vụ việc dân sự.

Đương sự trong vụ việc dân sự là người tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mĩnh hoặc bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách do có quyển, nghĩa vụ liên quan đến vụ việc dân sự.

Việc giải quyết vụ việc dân sự tại toà án là do nhu cầu giải quyết các quan hệ pháp luật nội dung giữa các đương sự đế on định xã hội, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể nên các đương sự là một thành phần chủ yếu của vụ việc dân sự. Không có đương sự thì cũng không thể có vụ việc dân sự tại toà án. Mặt khác, đương sự cũng chính là chủ thể của quan hệ pháp luật nội dung được toà án giải quyết trong vụ việc dân sự, có quyền định đoạt quyền lợi của mình khi tham gia quan hệ. Khi tham gia vào quá trình tô tụng dân sự, các đương sự vẫn có quyền định đoạt quyền lợi của mình. Các đương sự trong vụ việc dân sự có thể là cá nhân, cơ quan hoặc tổ chức, tham gia tố tụng với tư cách nguyên đơn, bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự; người yêu cầu, người bị yêu cầu, người có liên quan trong việc dân sự.

Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người tham gia tố tụng khởi kiện vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, ỉợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực phụ trách hoặc được người khác khởi kiện vụ án dân sự yêu cầu toà án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ. Tuy cũng tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình như các đương sự khác nhưng việc tham gia tố tụng của nguyên đơn mang tính chủ động hơn các đương sự khác. Nguyên đơn là người cổ quyền, lợi ích liên quan đến vụ án nhưng đồng thời cũng là người đã khởi kiện hoặc được người khác khởi kiện để bảo vệ quyền, lợi ích cùa họ.

Bị đơn trong vụ án dân sự là người tham gia tố tụng để trả lời về việc kiện do bị nguyên đơn hoặc bị người khác khởi kiện theo quy định của pháp luật. Việc tham gia vào vụ án dân sự của bị đơn mang tính bị động chứ không chủ động như nguyên đơn. Do bị nguyên đơn hoặc người đại diện của họ khởi kiện nên bị đơn buộc phải tham gia tố tụng để trả lời về việc kiện. Tuy nhiên, hoạt động tố tụng dân sự của bị đơn cũng có thể làm thay đổi quá trình giải quyết vụ án dân sự.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tham gia tố tụng vào vụ án dân sự đã phát sinh giữa nguyên đơn và bị đơn để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Việc tham gia tố tụng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự có thể do họ chủ đông, theo yêu cầu của đương sự khác hoàc theo yêu cấu của toà án. Người có quyền lọi, nghĩa vụ ilêíi quan trong vụ án dân sự không khởi kiện như nguyên đơn, không bị kiện như bị đơn mà là người tham gia tố tụng khi vụ án đã xuất hiện giữa nguyên đơn, bị đơn để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ. Việc tham gia tá tụng cứa họ trong vụ án dân sự là do họ có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đển vụ ár. dân sự. Trong dó, quyền đòi bồi hoàn giữa các đương sự là một trong những cán cữ chủ yếu đế người co quyến lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tế tụng, như quyền của chủ phương tiện đối với người lối xe của họ trong trường hợp chủ phương tiện phải bồi thường cho người bị hại do người lái xe gây ra; quyền của toằ án, viện kiểm sát, cơ quan điều tra đối với người tiến hành tố tụng trong trưởng họp các cơ quan này đã bồi thường cho người bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người tiếu hành tố tụng gây ra V.V..

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng độc lập là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng độc lập với nguyên đơn và bị đơn. Trong vụ án dân sự, lợi ích pháp lý của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng độc lập luôn độc lập với lợi ích pháp lý cùa nguyên đơn, bị đơn nên yêu cầu của họ có thể chống cả nguyên đơn, bị đơn. Thông thường người có quyền lợi., nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng độc lập có đủ điều kiện pháp lý khởi kiện vụ án dân sự nhưng do vụ án dân sự đã xuất hiện giữa nguyên đơn, bị đơn nên họ phải tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích họp pháp của mình nếu không việc bảo vệ quyền, ỉợi ích hợp pháp của họ sau đó sẽ gặp khó khăn hơn.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng không độc lập là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng phụ thuộc vào nguyên đơn hoặc bị đơn. Do người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng không độc lập lợi ích pháp lý của họ gắn liền với lợi ích pháp lý của nguyên đơn, bị đơn nên việc tham gia tố tụng của họ bị phụ thuộc vào nguyên đơn. Tuy vậy, khi tham gia tố tụng của họ vẫn có quyền quyết định trong phạm vi quyền lợi của họ.

Người yêu cầu trong việc dân sự là người tham gia tố tụng đưa ra yêu cầu về giải quyết việc dân sự. Việc tham gia tố tụng của người yêu cầu trong việc dân sự cũng chủ động như nguyên đơn trong vụ án dân sự. Người yêu cầu trong việc dân sự cũng có lợi ích pháp lý độc lập, được đưa ra yêu cầu cho toà án giải quyết như nguyên đơn trong vụ án dân sự khi tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Tuy nhiên, yêu cầu của họ chỉ giới hạn trong phạm vi yêu cầu toà án công nhận hay không công nhận một sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi hay chẩm dứt các quyền, nghĩa vụ của họ hoặc công nhận quyền, nghĩa vụ của họ.

Người có liên quan trong việc dân sự là người tham gia tố tụng vào việc dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc trả lời về những vấn đề liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ. Việc tham gia tố tụng của người có liên quan trong việc dân sự cũng như việc tham gia tố tụng của người có liên quan trong vụ án dân sự có thể do họ chủ động hoặc theo yêu cầu của đương sự khác hoặc theo yêu cầu của toà án.

Trước đây, Điều 56 Bộ luật Tố tụng dân sư năm 2004 chỉ quy định đương sự bao gồm nguyên đơn, bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự. Hiện nayT Điều 68 Bộ luật Tố tụng dân sư năm 2015 quy định đương sự bao gồm cả nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự, người yêu cầu và người có liên quan trong việc dân sự nhằm bảo đảm cho họ bảo vệ tốt quyền và lợi ích hợp pháp trước toà án.

2- Năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng của đương sự

Năng lực pháp luật tố tụng dân sự của đương sự là khả năng pháp luật quy định cho các cá nhân, tổ chức có các quyền và nghĩa vụ tố tụng dân sự. Năng lực pháp luật tố tụng dân sự được coi là điều kiện đầu tiên (điều kiện cần) để một chủ thể tham gia vào quá trình tố tụng dân sự. Một chủ thể chỉ có quyền tham gia tố tụng dân sự khi được pháp luật thừa nhận có năng lực pháp luật tố tụng dân sự. Tuy nhiên, pháp luật tố tụng dân sự của các nước đều quy định các chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự đều có năng lực pháp luật tố tụng dân sự. Bởi, năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực pháp luật dân sự là hai phạm trù pháp lý có mối quan hệ mật thiết với nhau; năng lực pháp luật tố tụng dân sự của đương sự là biểu hiện quyền năng của các chủ thể quan hệ pháp luật dân sự trong việc bảo vệ các quyền, lợi ích hợ p pháp của mình trước toà án. Nội dung của năng lực pháp luật tố tụng dân sự của đương sự bao gồm toàn bộ các quyền và nghĩa vụ tố tụng dân sự mà đương sự có được theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.

Để bảo đảm việc giải quyết đúng đắn các vụ việc dân sự, pháp luật quy định mọi chủ thể có năng lực pháp luật tố tụng dân sự như nhau, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc yêu cầu toà án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình (Khoản. 1 Điều 69 Bộ luật Tố tụng dân sư năm 2015); các chủ thể cũng không thể bị hạn chế hoặc bị tước đoạt các quyền và nghĩa vụ tố tụng dân sự.

Năng lực hành vi tố tụng dân sự của đương sự là khả năng bằng hành vi của mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng dân sự. Nếu năng lực pháp luật tố tụng dân sự là điều kiện cần thì năng lực hành vi tố tụng dân sự là điều kiện đủ để một chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật tố tụng dân sự. Khác với năng lực pháp luật tố tụng dân sự, năng lực hành vi tố tụng dân sự của đương sự là yếu tố biến động nhất của năng lực chủ thể. Tuy vậy, năng lực hành vi tố tụng dân sự cũng có mối quan hệ mật thiết với năng lực hành vi dân sự như nâng lực pháp luật tố tụng dân sự. Thông thường, một chủ thể chỉ được xác định là có năng lực hành vi tố tụng dân sự nếu chủ thể đó có năng lực hành vi dân sự.

Đối với những người chưa đủ mười tám tuổi, bị mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì không có năng lực hành vi tố tụng dân sự đầy đủ, việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự này trước toà án phải do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện.

Hiện nay, năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự được quy định tại Điều 69 Bộ luật Tố tụng dân sư năm 2015. Điều luật này về cơ bản đã thể hiện được khá đầy đủ các nội dung cơ bản của năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự.

3- Quyền và nghĩa vụ tố tụng của đương sự

Việc pháp luật quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ tố tụng của đương sự là rất cần thiết, bảo đảm cho đương sự bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của mình trước toà án, bảo đảm việc giải quyểt vụ việc dân sự được nhanh chóng vằ đúng đắn. Hơn nữa, để bảo đảm việc giải quyết đúng đắn các vụ việc dân sự, các đương sự phải có quyền, nghĩa vụ tố tụng ngang nhau; được tự mình hoặc uỳ quyền cho người khác thực hiện để bảo vệ quyền lợi của mình. Toà án có trách nhiệm tạo điều kiện để các đương sự thực hiện được các quyền và nghĩa vụ tố tụng của họ.

Hiện nay, các quyền, nghĩa vụ tố tụng của các đương sự trong vụ án dân sự đã được quy định khá đầy đủ tại các điều từ Điều 70 đến Điều 73 Bộ luật Tố tụng dân sư năm 2015. Theo các quy định này, đương sự có các quyền, nghĩa vụ như giữ nguyên, thay đổi, bổ sung hoặc rút yêu cầu, cung cấp chứng cứ; đề nghị toà án yêu cầu đương sự khác xuất trình tài liệu, chứng cứ mà họ đang giữ; yêu cầu cá nhân, tổ chức đang lưu giữ, quản lý, bảo quản chứng cứ cung cấp cho mình để giao nộp cho toà án; đề nghị toà án xác minh, thu thập chứng cứ của vụ án trong trường hợp tự mình không thể thực hiện được; đề nghị toà án quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; tự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án;…v.v. Ngoài ra, Điều 74 Bộ luật Tố tụng dân sư năm 2015 còn quy định cả việc kể thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của đương sự trong trường hợp đương sự là cá nhân chết, đương sự là tổ chức phải chấm dứt hoạt động hoặc bị giải thể V.V.. Các quy định về quyền và nghĩa vụ tố tụng của đương sụ trong Bộ luật Tố tụng dân sư năm 2015 đã tương đối đầy đủ và cụ thể. Đặc biệt, đã khắc phục được hạn chế của Bộ luật Tố tụng dân sư năm 2004 là không có quy định về quyền, nghĩa vụ tố tụng của các đương sự trong việc dân sự.

III- Người đại diện của đương sự

1- Khái niệm người đại diện của đương sự

Trong tố tụng dân sự, để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình các đương sự thường tự mình thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng của họ. Tuy vậy, trong một số trường hợp người khác có thể tham gia tố tụng thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng của đương sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự. Người tham gia tố tụng dân sự này được gọi là người đại diện của đương sự.

Người đại diện của đương sự là người tham gia tố tụng thay mặt đương sự thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng đế bảo vệ quyền, lợi ích họp pháp cho đương sự trước toà án.

Người đại diện của đương sự tham gia tố tụng dân sự có ý nghĩa rất lớn. Một mặt, việc tham gia tố tụng của họ có tác dụng đối với việc bảo vệ quyền, lọi ích hợp pháp của đương sự, nhất là trong trường hợp họ là người bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi tố tụng dân sự. Mặt khác, việc tham gia tố tụng của họ còn có tác dụng nhất định trong việc làm rõ sự thật về vụ việc dân sự. Đe thực hiện được các quyền, nghĩa vụ tố tụng của đương sự, người đại diện của đương sự phải là người có năng lực hành vi tố tụng dân sự. Những người không có năng lực hành vi tố tụng dân sự thì không thể thực hiện được các quyền, nghĩa vụ tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trước toà án được. Thông thường người đại diện của đương sự phải là các cá nhân. Bởi, các cá nhân mới tự mình chủ động thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng của đương sự trong tố tụng được.

Xuất phát từ tính đa dạng của các quan hệ pháp luật tố tụng dân sự nên người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự cũng rất đa dạng. Dựa vào vào ý chí của đương sự, pháp luật tố tụng dân sự hiện hành chia người đại diện thành hai loại: Người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo uỷ quyền. Tuy nhiên, nếu dựa vào cơ sở tham gia tố tụng của người đại diện thì có thể chia người đại diện thành ba loại: Người đại diện theo pháp luật, người đại diện do toà án chỉ định và người đại diện theo uỷ quyền.

Người đại diện theo pháp luật là người đại diện tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đương sự theo quy định của pháp luật. Diện những người đại diện theo pháp luật của đương sự bao gồm: cha, mẹ của con chưa thành niên; người giám hộ của người được giám hộ; người đứng đầu cơ quan, tổ chức; chủ hộ gia đình và cá nhân, tổ chức khởi kiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Tuy nhiên, để bảo đảm việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự thì người đại diện cho đương sự phải có năng lực hành Vi tố tụng dân sự. Mặt khác, đổi với nhưng ngườỉ là đương sự trong cùng một vụ án đối với người được đại diện mà quyền, lợi ích của họ đối lập với quyền, lợi ích của người được đại diện; đang là người đại diện theo pháp luật cho một đương sự khác trong cùng một vụ án mà quyền, lợi ích của đương sự đổ đổi lập với quyền, lợi ích của người được đại diện thì không được đại diện cho đương sự.

Người đại diện do toà án chỉ định là người đại diện tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đương sự theo sự chỉ định của toà án.(I) Việc toà án chỉ định người đại diện cho đương sự bảo đảm quyền bảo vệ quyển lợi, ích hợp pháp của đương sự trước toà án. Tuy vậy, do trong tố tụng dân sự các đương sự có quyền tự định đoạt nên việc toà án chỉ định người đại diện cho đương sự chỉ tiến hành trong trường họp đương sự là người không có năng lực hành vi tố tụng dân sự mà không có người đại diện hoặc người đại diện theo pháp luật của họ thuộc trường hợp không được đại diện cho họ theo quy định của pháp luật.

Để thực hiện được việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự thì đối với những người thuộc diện không được làm người đại diện theo pháp luật của đương sự, toà án không được chỉ định làm người đại diện cho đương sự. Người đại diện đo toà án chỉ định tham gia tố tụng từ khi có quyết định của toà án chỉ định họ đại diện cho đương sự. Phạm vi tham gia tố tụng của người đại diện do toà án chỉ định không bị hạn chế trong các loại việc.

Người đại diện theo uỷ quyền là người đại diện tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đương sự theo sự uỷ quyền của đương sự. Trong trường hợp người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức, chủ hộ gia đình không trực tiếp tham gia tố tụng mà uỷ quyền cho luật sư hoặc người khác tham gia tố tụng thì người được uỷ quyền cũng là người đại diện theo uỷ quyền. Khác với hai loại đại diện trên, đương sự được đại diện là người có năng lực hành vi tố tụng nên người đại diện theo uỷ quyền chi được tham gia tố tụng khi được đương sự uỷ quyển thay mặt họ trong tố tụng dân sự.

Đương sự có thể uỷ quyền cho người đại diện tham gia tố tụng trong các loại việc nhưng đối với việc li hôn thì đương sự không được uỷ quyền cho người khác tham gia tố tụng. Đương sự có thể uỷ quyền cho bất kỳ người nào có năng lực hành vi tố tụng đại diện tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích của mình. Tuy nhiên, để bảo đảm việc giải quyết vụ việc khách quan thì đối với những người không được làm người đại diện theo pháp luật của đương sự và những người ỉà cán bộ, công chức trong ngành toà án, kiểm sát, công an, pháp luật quy định đương sự cũng không được uỷ quyền cho họ tham gia tố tụng.

Đương sự có thể uỷ quyền cho người đại diện thực hiện toàn bộ các quyền và nghĩa vụ tố tụng của mình. Tuy vậy, do tính chất, yêu cầu của việc giải quyết vụ việc dân sự sau khi uỷ quyền cho người đại diện đương sự vẫn có quyền tham gia tố tụng để bổ sung cho hoạt động của người đại diện. Trong trường hợp cần thiết, toà án có thể triệu tập đương sự cùng tham gia tố tụng với người đại diện của họ.

2- Quyền và nghĩa vụ của người đại diện

Người đại diện của đương sự có nhiều loại, đại diện cho các đương sự khác nhau. Tuỳ vào tính chất tham gia tố tụng trong từng trường hợp cụ thể mà người đại diện của đương sự có các quyền và nghĩa vụ nhất định.

Đối với người đại diện theo pháp luật và người đại diện do toà án chỉ định tham gia tố tụng bào vệ quyền, lợi ích cho đương sự là người không có năng lực hành vi tố tụng dân sự do bản thân đương sự không thể tự thực hiện được các quyền và nghĩa vụ tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích của mình cho nên người đại diện theo pháp luật và người đại diện do toà án chỉ định được thực hiện tất cả các quyền và nghĩa vụ tố tụng của đương sự mà họ đại diện đế bảo vệ quyển, lợi ích hợp pháp cho đương sự.

Đối với người đại diện theo uỷ quyền cùa đương sự tham gia tố tụng để bảo vệ quyền lợi cho đương sự là người có năng lực hành vi tố tụng dân sự. Bản thân đương sự cũng có thể tự thực hiện được các quyền, nghĩa vụ tố tụng của họ. Do vậy, người đại diện theo uỷ quyền của đương sự chỉ thục hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng của đương sự trong phạm vi uỷ quyền. Những hành vi của người đại diện vượt quá phạm vi uỷ quyền đều không có giá trị pháp lý.

Quyền và nghĩa vụ của người đại diện được quy định tại Điều 86 Bộ luật Tố tụng dân sư năm 2015. Tuy chưa quy định được cụ thể như pháp luật tố tụng các nước nhưng Điều luật này cũng đã quy định được những vấn đề cơ bản liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người đại diện.

3- Chấm dứt đại diện của đương sự

Quan hệ đại diện cũng như các quan hệ khác trong tố tụng dân sự không tồn tại vĩnh viễn và có thể chấm dứt khi có những sự kiện pháp lý nhất định. Thông thường, nếu điều kiện, hoàn cảnh của đương sự thay đổi v.v. thì quan hệ đại diện cũng chấm dứt. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào tính chất của mỗi loại đại diện, đương sự được đại diện mà căn cứ chấm dứt mỗi loại đại diện khác nhau.

- Đại diện theo pháp luật của đương sự là pháp nhân chấm dứt khi pháp nhân chấm dứt.

- Đại diện theo pháp luật của đương sự là cá nhân chấm dứt khi người được đại diện là cá nhân đã thành niên hoặc đã được khôi phục năng lực hành vi dân sự, người đại diện hoặc người được đại diện chết, người đại diện mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn ché năng lực hành vi dân sự.

- Đại diện theo uỷ quyền của đương sự là cá nhân chấm dứt trong trường hợp thời hạn uỷ quyền đã hết hoặc công việc được uỷ quyền đã hoàn thành, người uỷ quyền huỷ bỏ việc uỷ quyền hoặc người được uỷ quyền từ chối thực hiện việc uỷ quyền, người uỷ quyền hoặc người được uỷ quyền chết, mẩt năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị toà án tuyên bố mất tích hoặc tuyên bố chết.

- Đại diện theo uỷ quyền của đương sự là pháp nhân chẩm dứt khi thời hạn uỷ quyền đã hết hoặc công việc được uỷ quyền đã hoàn thành, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân huỷ bỏ việc uỷ quyền, pháp nhân chấm dứt.

Việc chấm dứt đại diện trong tố tụng dân sự và hậu quả của việc chấm dứt đại diện trong tố tụng dân sự được thực hiện theo quy định tại các điều 89, 90 Bộ luật Tố tụng dân sư năm 2015 và Điều 140 BLDS năm 2015.

IV- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

1- Khái niệm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

Trong tố tụng dân sự, ngoài người đại diện của đương sự còn có người khác được đương sự nhờ (yêu cầu) tham gia tố tụng đế bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự. Tuy vậy, toà. án chỉ chấp nhận người được nhờ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ khi có đủ các điều kiện do pháp luật quy định. Người tham gia tố tụng này được gọi là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đưcmg sự là người tham gia tố tụng có đủ các điều ìãện do pháp luật quy định được đương sự yêu cầu (nhờ) tham gia tố tụng đế bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự tham gia tố tụng từ khi đương sự nhờ tham gia tố tụng để bảo vệ quyền lợi của họ và được toà án chấp nhận. Tuy cùng tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đương sự nhưng việc tham gia tố tụng của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự khác với người đại diện của đương sự. Ngựời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự tham gia tố tụng song song cùng với đương sự. Khi tham gia tố tụng, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có vị trí pháp lý độc lập với đương sự, không bị ràng buộc bởi việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng của đương sự như người đại diện. Việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đương sự của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự chủ yếu bằng việc hỗ trợ, giúp đỡ đương sự về nhận thức pháp luật và bằng việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình.

Khi tham gia tố tụng dân sự, một người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có thể bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho nhiều đương sự trong cùng một vụ án, nếu quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự đó không đối lập nhau. Ngược lại, nhiều người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự cũng có thể cùng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho một đương sự trong vụ án (khoản 3 Điều 75 Bộ luật Tố tụng dân sư năm 2015).

Việc tham gia tố tụng vào vụ việc dân sự của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự không những có ý nghĩa rất lớn đối với việc bảo vệ quyền, lợi ích họp pháp của đương sự trước toà án mà còn có ý nghĩa cả đối với việc giải quyết vụ việc dân sự của toà án. Vì vậy, khoản 2 và khoản 3 Điều 75 Bộ luật Tố tụng dân sư năm 2015 đã quy định hai điều kiện cơ bản để một người trở thành người bảo vệ quyền và lợi ích họp pháp cho đương sự.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự tham gia tố tụng theo yêu cầu của đương sự nên việc thay đối, chấm dứt việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đương sự của họ do hai bên quyết định. Ngoài ra, trong trường hợp người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự chết, mất năng lực hành vi dân sự hoặc trong trường hợp đương sự là cá nhân chết, đương sự là tổ chức chấm dứt hoạt động thì việc bảo vệ quyền, ích lợi hợp pháp cho đương sự của họ cũng đương nhiên chấm dứt.

2- Quyền và nghĩa vụ của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

Người bảo vệ quyền và lợi ích họp pháp của đương sự tham gia tố tụng một cách độc lập. Như các chủ thể tố tụng khác, họ cũng có các quyền và nghĩa vụ tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích họp pháp của đương sự.

Các quyền và nghĩa vụ của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự bao gồm: quyền và nghĩa vụ tham gia vào các giai đoạn của quá trình tố tụng theo quy định của pháp luật; xác minh, thu thập chứng cứ và cung cấp chứng cứ cho toà án; nghiên cứu hồ sơ vụ án và được ghi chép, sao chụp những tài liệu cần thiết có ttong hồ sơ vụ việc dân sự; tham dự việc hoà giải vụ án dân sự, tham gia phiên toà dân sự; trực tiếp tham gia tranh luận tại phiên toà hoặc có văn bản bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; giúp đương sự về mặt pháp luật liên quan đến việc bảo vệ quyền, lợi ích họp pháp của đương sự; tôn trọng toà án, thực hiện các yêu cầu và chấp hành các quyết định của toà án; phải có mặt theo giấy triệu tập của toà án; chấp hành nghiêm chỉnh nội quy phiên toà.

Các quyền và nghĩa vụ của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và việc tham gia tố tụng của họ hiện nay đã được quy định tại các điều 76, 210, 248, 260 V.V.. Bộ luật Tố tụng dân sư năm 2015. Nhìn chung các điều luật này đã quy định được tương đối cụ thể, phù họp. Tuy nhiên, các quy định đó vẫn chưa thể hiện rõ được bản chất tham gia tố tụng của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

V- Người làm chứng trong tố tụng dân sự

1- Khái niệm người làm chứng

Trong tố tụng dân sự, những người biết được các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết toà án triệu tập đến tham gia tố tụng để làm sáng tỏ các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự. Người tham gia tố tụng này được gọi là người làm chứng.

Người làm chứng là người tham gia tố tụng để làm rõ các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự do biết được các tình tiết, sự kiện đó.

Người làm chứng tham gia tố tụng thường khách quan hơn đương sự do họ không có quyền và lợi ích liên quan đến vụ việc dân sự. Việc tham gia tố tụng của người làm chứng có ý nghĩa rất lớn đối với việc giải quyết vụ việc dân sự nên pháp luật không quy định hạn chế những người được tham gia tố tụng với tư cách là người làm chứng. Bất cứ người nào biết được các tình tiết của vụ việc dân sự đều có thể tham gia tố tụng với tư cách là người làm chứng để làm rõ vụ việc dân sự. Tuy nhiên, đổi với những người không có khả năng nhận thức được hành vi của mình như người chưa thành niên còn quá nhỏ tuổi, người bị mất năng lực hành vi dân sự, người có nhược điểm về thể chẩt không thể nhận thức được sự việc thì không thể làm chứng được. Người làm chứng được toà ấn triệu tập tham gia tố tụng theo yêu cầu của đương sự hoặc khi toà án xét thấy cần thiết.

2- Quyền và nghĩa vụ của người làm chúng

Quyền, nghĩa vụ của người làm chứng được thể hiện ở hai lĩnh vực là cung cấp thông tin về vụ việc dân sự và vật chất. Việc bảo đảm thực hiện đúng được mỗi quyền, nghĩa vụ của người làm chứng có ý nghĩa rất quan, trọng đối với kết quả giải quyết vụ việc dân sự, trong nhiều trường hợp còn mang tính quyết định.

Đe làm tròn được nhiệm vụ của mình, trong tố tụng dân sự người làm chứng có các quyền, nghĩa vụ cung cấp toàn bộ những thông tin, tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án; khai báo trung thực những gì biêt được về vụ án; chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại cho người bị hại do việc khai báo sai sự thật gây ra; phải có mặt theo giấy triệu tập của toà án, trường hợp cố tình vắng mặt gây trở ngại cho việc xét xử có thể bị dẫn giải đến phiên toà; được từ chối khai báo nếu việc khai báo có thể làm lộ bí mật nhà nước, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư của đương sự hoặc ảnh hưởng xấu, bất ỉợi cho đương sự có quan hệ thân thích với mình; được nghỉ việc trong thời gian toà án triệu tập tham gia tố tụng; được hưởng các khoản phí đi lại và các chế độ khác theo quy định của pháp luật; được yêu cầu toà án, cơ quan nhà nước khác có thẩm quyền bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền và lợi ích họp pháp khác của mình; được khiếu nại hàĩỉh vi trái pháp luật của người tiến hành tố tụng; phải cam đoan trước toằ án về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình, trừ người làm chứng là người chưa thành niên.

Trong Bộ luật Tố tụng dân sư năm 2015, quyền, nghĩa vụ của người làm chứng và những vấn đề khác liên quan đến họ đã được quy định tại các điều 78, 229 và 239, Các điều luật này đã quy định khá đầy đủ, cự thể và chặt chẽ các'quyền và nghĩa vụ của người làm chứng. Tuy vậy, đối với người không có khả năng nhận thức được đầy đủ sự việc như người chưa thành niên còn quá ít tuổi, người có nhược điểm về thể chất v.v. có được làm chứng hay không thì chưa được quy định cụ thể.

VI- Người giám định trong tố tụng dân sự

1- Khái niệm người giám định

Người giám định là người tham gia tố tụng sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến vụ việc dân sự. Người giám định tham gia tố tụng có ý nghĩa rất lớn đối với việc giải quyết vụ việc dân sự. Để làm tròn được nhiệm vụ, người giám định phải có kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn cần thiết về lĩnh vực cần giám định theo quy định tại Điều 7 Luật giám đinh tư pháp. Ngoài ra, người giám định còn phải vô tư trong khi làm nhiệm vụ. Việc tham gia tố tụng dân sự của người giám định do toà án quyết định theo yêu cầu của đương sự.

2- Quyền và nghĩa vụ của người giám định

Trong tố tụng dân sự, người giám định có các quyền và nghĩa vụ về chuyên môn, vật chất trong việc thực hiện giám định. Việc bảo đảm thực hiện đúng được các quyền, nghĩa vụ tố tụng của người giám định ảnh hưởng rất lớn đến kết quả giải quyết vụ việc dân sự. Như người làm chứng, việc thực hiện được đúng các quyền, nghĩa vụ tố tụng của người giám định trong nhiều trường hợp cũng có tính chất quyết định đối với kết quả giải quyết vụ việc dân sự.

Khi thực hiện nhiệm vụ, người giám định có quyền, nghĩa vụ đọc các tài liệu có trong hồ sơ vụ việc dân sự liên quan đến đối tượng giám định; yêu cầu toà án cung cấp những tài liệu cần thiết cho việc giám định; tham gia vào việc hỏi những người tham gia tố tụng và được đặt các câu hỏi về những vấn đề có liên quan đến đối tượng giám định; có mặt theo giấy triệu tập của toà án; trả lời về những vấn đề liên quan đến việc giám định; kếựuận giám định một cách khách quan và có căn cứ; từ chối giám định do yêu cầu giám dịnh vượt quá khả năng chuyên môn của mình, tài ỉiệu được cung cấp phục vụ cho việc giám định không đủ hoặc không sử dụng dược hoặc các trường hợp khác pháp luật có quy định; bảo quản tài liệu đã nhận; không được tiết lộ bí mật thông tin mà mình biết khi tiến hành giám định hoặc thông báo kết quả giám định cho người khác, trù' thẩm phán quyết định tnmg cầu giám định; cam đoan trước toà án về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình; được hưởng các khoản phí đi lại và các chể độ khác theo quy định của pháp luật. Người giấm định, từ chổi kết luận giám định mà không có lý do chính đáng hoặc kết luận giám định sai sự thật hoặc khi được toà án triệu tập mà vắng mặt không có lý do chính đáng thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Các quyền và nghĩa vụ của người giám định trong tố tụng dân sự được quy định tại các điều 80, 230, 257 Bộ luật Tố tụng dân sư năm 2015 và các điều 11, 23 Luật giám định tư pháp. Các điều luật này đã quy định được cụ thể quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người giám định.

3- Việc thay đổi người giám định

Người giám định tham gia tố tụng có vai trò lớn trong việc giải quyết vụ việc dân sự. Tuy vậy, người giám định chỉ có thể phát huy được vai trồ trong tố tụng nếu có trinh độ chuyên môn, nghiệp vụ và tham gia tố tụng một cách vô tư. Do vậy, trong những trường hợp có thể làm cho việc tham gia tố tụng của họ không vô ích thì họ phải từ chối tham gia tố tụng hoặc bị thay đổi như trường hợp họ đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người phiên dịch trong cùng vụ án đó; đã tiến hành tố tụng trong vụ án với tư cách là thẩm phán, hội thẩm nhân dân, thư ký toà án, kiểm sát viên; có căn cứ rõ ràng cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ và trường hợp họ đã thực hiện việc giám định trước đó.

Việc từ chối giám định hoặc đề nghị thay đổi người giám định trước khi mở phiên toà phải được lập thằnh văn bản nêu rõ lý do của việc tù chối hoặc đề nghị thay đổi. Việc từ chối giám định hoặc đề nghị thay đổi người giám định tại phiên toà phải được ghi vào biên bản phiên toà. Trước khi mở phiên toà, việc thay đổi người giám định do chánh án toà án quyết định. Tại phiên toà, việc thay đồi người giám định do hội đồng xét xử quyết định sau khi nghe ý kiến của người bị yêu cầu thay đối. Hội đồng xét xử thảo luận tại phòng nghị án và quyết định theo đa sổ.

Căn cử, thủ tục và thẩm quyền thay đổi người giám định và những trường hợp không được tiến hành giám định được quy định tại các điều 83, 84 Bộ luật Tố tụng dân sư năm 2015 và Điều 34 Luật giám định tư pháp.

VII- Người phiên dịch trong tố tụng dân sự

1- Khái niệm người phiên dịch

Trong tố tụng dân sự, việc giải quyết các vụ việc dân sự bằng tiếng Việt, công dân thuộc các dân tộc có quyền dùng tiếng nói chữ viết của dân tộc mình trước toà án. Do vậy, nếu có người không sử dụng được tiếng Việt mà sử dụng ngôn ngữ khác trong quá trình tố tụng thì phải có người tham gia tố tụng dịch ngôn ngữ đó ra tiếng Việt và ngược lại. Người tham gia tố tụng này được gọi là người phiên dịch.

Người phiên dịch là người tham gia tố tụng dịch ngôn ngữ khác ra tiếng Việt và ngược lại.

Việc tham gia tố tụng của người phiên dịch có ý nghĩa rất lớn đối với việc giải quyết vụ việc dân sự của toà án và việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự. Những người biết được các ngôn ngữ khác có thể dịch ra tiếng Việt và ngược lại đều có thể trở thành người phiên dịch. Trong trường hợp chỉ có người đại diện hoặc người thân thích của đương sự là người câm điếc biết được dấu hiệu của họ thì người đại diện hoặc người thân thích của đương sự là người câm điếc sẽ tham gia tố tụng phiên dịch cho người câm, người điếc đó. Trong trường hợp này, họ vừa tham gia tố tụng với tư cách là người phiên dịch vừa tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện của đương sự.

Người phiên dịch tham gia tố tụng theo yêu cầu các bên đương sự hoặc do toà án yêu cầu.

2- Quyền và nghĩa vụ tố tụng của người phiên dịch

Trong tố tụng dân sự, người phiên dịch cũng có các quyền và nghĩa vụ về lĩnh vực chuyên môn và vật chất như người giám định. Để thực hiện được nhiệm vụ của mình, người phiên dịch có quyền và nghĩa vụ phải thực hiện, việc dịch theo yêu cầu của toà án trung thực, khách quan, đúng nghĩa; được đề nghị người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng giải thích thêm lời nói cần phiên dịch; không được tiếp xúc vởi những người tham gia tố tụng khác, nếu việc tiếp xúc đó làm ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ; phải có mặt theo giấy triệu tập của toà án; phải cam đoan trước toà án về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình; được hưởng các khoản phí đi lại và các chế độ khác theo quy định của pháp luật. Nếu người phiên dịch cổ ý dịch sai sự thật hoặc khi được toà án triệu tập mà vẳng mặt không có lý do chính đáng thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Các quyền, nghĩa vụ tố tụng của người phiên dịch được quy định tại Điều 82 và Điều 231 Bộ luật Tố tụng dân sư năm 2015.

3- Việc thay đổi người phiên dịch

Để bảo đảm việc giải quyết vụ việc dân sự đúng đắn, người phiên dịch phải được thay đổi trong những trường hợp họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.

Hiện nay, căn cứ, thẩm quyền và thủ tục thay đổi người phiên dịch được quy định tại Điều 83 và Điều 84 Bộ luật Tố tụng dân sư năm 2015. Theo các quy định này, việc thay đổi người giám định được thực hiện như người phiên dịch.

 

0 bình luận, đánh giá về Người tham gia tố tụng dân sự

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.24193 sec| 1149.117 kb