Hệ thống toà án của pháp luật Indonesia

07/03/2023
Phạm Gia Minh
Phạm Gia Minh
Việc phân chia thẩm quyền của các toà án trong hệ thống toà án của Indonesia được xác định dựa vào bản chất, đặc trưng của các loại tranh chấp. Vì vậy, trong thực tế, để xác định thẩm quyền của các toà án trong hệ thống toà án của Indonesia, các luật gia thường phải trả lời một số câu hỏi. Chẳng hạn, tranh chấp đó là tranh chấp mang tính chất cá nhân hay đó là tranh chấp mang tính chất công.

1- Khái lược về hệ thống tòa án Indonesia

Bên cạnh Toà án hiến pháp mới được thành lập để xét xử các vấn đề về hiến pháp, Toà án tối cao của Indonesia là cơ quan xét xử cao nhất của Indonesia, hệ thống toà án của Indonesia bao gồm bốn loại toà án khác nhau là toà án thường, toà án hành chính, toà án tôn giáo, toà án quân sự. Những cải tổ gần đây trong hệ thống tư pháp của Indonesia đã hình thành thêm các toà án chuyên trách khác như toà thương mại, toà án về thuế, toà án giải quyết các vấn đề liên quan đến trẻ em, toà án về quyền con người.

Việc phân chia thẩm quyền của các toà án trong hệ thống toà án của Indonesia được xác định dựa vào bản chất, đặc trưng của các loại tranh chấp. Vì vậy, trong thực tế, để xác định thẩm quyền của các toà án trong hệ thống toà án của Indonesia, các luật gia thường phải trả lời một số câu hỏi. Chẳng hạn, tranh chấp đó là tranh chấp mang tính chất cá nhân hay đó là tranh chấp mang tính chất công. Nếu là tranh chấp mang tính chất cá nhân thì nó có phải là những vấn đề liên quan đến lĩnh vực gia đình được điều chỉnh bởi luật Hồi giáo không? Còn nếu nó là tranh chấp mang tính chất công thì đó là tranh chấp được khởi kiện bởi các cơ quan nhà nước hay được khởi kiện bởi cá nhân? Nếu là tranh chấp được khởi kiện từ cơ quan nhà nước thì người bị kiện là cá nhân thông thường hay là người đang phục vụ trong quân đội? Nếu đó là tranh chấp mang tính chất công thì người bị kiện có phải là công chức hay cơ quan công quyền không?... Trả lời những câu hỏi này sẽ giúp cho các luật sư có thể xác định được vụ việc cụ thể nào đó thuộc thẩm quyền xét xử của loại toà án nào.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư bào chữa trong vụ án hình sự của Công ty Luật TNHH Everest

2- Toà án tối cao

Cơ quan xét xử cao nhất của Indonesia là Toà án tối cao. Toà án tối cao có thẩm quyền giám đốc thẩm các phán quyết của các toà án cấp dưới, giám sát đổi với các sắc lệnh hoặc các văn bản dưới luật để đảm bảo sự phù họp của chung đối với các đạo luật; và thực hiện các thẩm quyền khác được pháp luật quy định 

Đây là thiết chế độc lập với các thiết chế của các nhánh quyền lực khác. Vị trí của Toà án tối cao cho thấy tầm quan trọng của Toà đối với định hướng phát triển của hệ thống pháp luật của Indonesia. Tầm quan trọng của Toà án tối cao là sự độc lập củạ nhánh quyền lực tư pháp càng được tăng cường hơn sau sự cải cách hệ thống toà án năm 1999. Trước năm 1999, các toà án cấp dưới chịu sự quản lí và phụ thuộc về tài chính, nhân sự và tổ chức của các cơ quan hành pháp như Bộ tư pháp và các bộ khác có liên quan.

Chẳng hạn, các toà án thường chịu sự quản lí của Bộ tư pháp, các toà án quân sự chịu sự quản lí của Bộ quốc phòng, các toà án tôn giáo chịu sự quản lí của Bộ các vấn đề về tôn giáo. Luật số 43 năm 1999, một số sửa đổi Hiến pháp năm 2001 và các đạo luật về hệ thống tư pháp được ban hành từ năm 2005 đến 2006 đã tạo điều kiện cho việc thiết lập hệ thống toà án thống nhất. Theo đó, sự độc lập của hệ thống tư pháp được tăng cường khi việc quản lí đối với các toà án cấp dưới (trừ các toà án quân sự) được chuyển từ các cơ quan hành pháp sang Toà án tối cao. Vì thế, tất cả các toà án đều chịu sự chỉ đạo của Toà án tối cao trong thủ tục tố tụng và trong hoạt động chuyên môn.

Trong thủ tục tố tụng, giống như toà án cao nhất của nhiều hệ thống pháp luật khác, Toà án tối cao Indonesia chỉ xem xét tính chính xác về vấn đề pháp luật được áp dụng ở các toà án cấp dưới mà không xem xét về tình tiết của vụ việc. Chức năng giám đốc thẩm là chức năng cơ bản nhất của Toà án tối cao Indonesia. Việc xét xử giám đốc thẩm tại Toà án tối cao Indonesia thường chỉ được thực hiện trong trường hợp không còn giải pháp nào khác ở các toà án cấp dưới có thể đạt được sự công bằng.

Thông thường, Toà án tối cao sẽ huỷ bỏ phán quyết của các toà án cấp dưới khi xác định rằng quyết định của toà án cấp dưới trái với các quy định trong các đạo luật và các văn bản điều chỉnh những vấn đề có liên quan thuộc phạm vi điều chỉnh của văn bản luật; hoặc toà án cấp dưới ra phán quyết vượt quá thẩm quyền do pháp luật quy định; hoặc khi toà án cấp dưới áp dụng luật không phù hợp hoặc không đúng thủ tục tố tụng

Đồng thời, theo quy định của pháp luật, Toà án tối cao còn có thẩm quyền kiểm tra và giám sát hoạt động xét xử của toà án cấp dưới thông qua việc yêu cầu các toà án cấp dưới lập hồ sơ về các vụ việc đã xét xử và chuyển lên Toà án tối cao. Tuy nhiên, thẩm quyền này ít khi được thực hiện do sự quá tải các vụ việc của Toà án tối cao. Việc kiểm tra này được thực hiện trong các trường họp: có bằng chứng về sự dối trá một trong các bên tranh chấp làm cho Toà án tối cao chú ý sau khi đã có phán quyết; những chứng cứ mới liên quan đến vụ việc được tìm ra; mức phạt lớn hơn nhiều so với yêu cầu; một phần của khiếu kiện không được phán quyết và không có lí do để đưa ra phán quyết; trong cùng vụ việc, có những phán quyết khác nhau dựa vào cùng những cơ sở pháp lí; có sự bỏ sót của thẩm phán hoặc những sai sót hiển nhiên của pháp luật.

Ở khía cạnh chỉ đạo chuyên môn, Toà án tối cao của Indonesia có thẩm quyền ra các chỉ thị để chỉ đạo hoạt động chuyên môn của toà án các cấp. Các chỉ thị này có ảnh hưởng rất lớn đối với việc thực hiện nhiệm vụ của các thẩm phán cũng như hỗ trợ cho các toà án cấp dưới thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, đặc biệt là trong hoạt động xét xử. Các toà án cấp dưới đều xem nội dung của các chỉ thị của Toà án tối cao như là lời giải thích chính thức các quy định của pháp luật đặc biệt là những quy định trong các bộ luật của Hà Lan từ thời kì trước khi giành được độc lập

Bên cạnh việc ra các chỉ thị để hướng dẫn các toà án cấp dưới thực hiện chức năng của mình, Toà án tối cao còn có thẩm quyền kiểm tra hồ sơ, tài liệu liên quan đến các vụ án đã được các toà án cấp dưới xét xử và đánh giá năng lực của các thẩm phán ở các toà án cấp dưới. Đồng thời, Toà án tối cao còn có thẩm quyền xem xét và giải quyết các vấn đề trong trường họp có sự xung đột về thẩm quyền của các toà án khác nhau ở cấp dưới.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư ly hôn của Công ty Luật TNHH Everest

3- Toà án thường

Hệ thống toà án thường được chia thành hai cấp xét xử là cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm. Ở cấp sơ thẩm có hai loại toà án là toà lưu động khu vực (Circuit), toà án quận (District Court). Các toà án lưu động khu vực đặt tại các thị trấn nhỏ. Indonesia có khoảng 400 toà án khu vực. Các toà án quận thường đặt tại các quận của các thành phố lớn. Chẳng hạn, ở thành phố thủ đô Jakarta, có năm toà án quận (Toà án trung tâm Jakarta, Toà án vùng phía Bắc Jakarta, Toà án phía Nam Jakarta, Toà án phía Tây Jakarta và Toà án vùng phía Đông Jakarta). Indonesia có khoảng 300 toà cấp quận ở các thành phố lớn. Các toà án sơ thẩm lưu động khu vực ở các thị trấn nhỏ và toà án sơ thẩm các quận đều có thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ án dân sự và hình sự. Theo quy định của Luật số 14 năm 1970 quy định các vấn đề về toà án cũng như về tố tụng ở Indonesia, các vụ việc dân sự và hình sự tại các toà án cấp sơ thẩm phải được xét xử bằng một hội đồng có ba thẩm phán.

Hệ thống toà án thường của Indonesia có 26 toà phúc thẩm được đặt ở các địa phương khác nhau trong toàn quốc. Các toà phúc thẩm thường xét xử với một hội đồng với ba thẩm phán để phúc thẩm các phán quyết của toà án sơ thẩm đối với tất cả các vụ việc về dân sự, hình sự và giải quyết các trường hợp tranh chấp về thẩm quyền của các toà án sơ thẩm. Các toà phúc thẩm không chỉ có thẩm quyền xét xử phúc thẩm các phán quyết của các toà án quận và toà án khu vực mà còn quản lí cả về chuyên môn các toà sơ thảm thuộc phạm vi thẩm quyền của mình thông qua việc kiểm tra các hồ sơ, tài liệu của toà sơ thẩm khi cần thiết hoặc đánh giá năng lực và chất lượng của các toà án sơ thẩm.

Trong các vụ việc dân sự, các toà án sơ thẩm xác định thẩm qayền trên cơ sở nơi cư trú của bị đơn mà không phụ thuộc vào nơi cư trú của nguyên đơn. Trong các vụ việc hình sự, các toà án cũng xét xử các vụ án hình sự nếu bị cáo là nước cư trú trong địa phương của mình hoặc hành vi phạm tội đó được thực hiện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ của mình.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp nhà đất (luật sư đất đai) của Công ty Luật TNHH Everest

4- Toà án thương mại

Về mặt tổ chức, toà án thương mại là toà chuyên trách thuộc hệ thống toà thường. Các toà án thương mại trong hệ thống toà án của Indonesia được thành lập ở cấp quận. Các toà án này xét xử sơ thẩm các tranh chấp thương mại với hội đồng có ba thẩm phán. Thẩm quyền của các toà án thương mại ở Indonesia tập trung chủ yếu vào các vụ việc liên quan đến vấn đề phá sản, nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp... Toà án thương mại đầu tiên ở Indonesia được thành lập năm 1999 tại quận trung tâm Jakarta. Phán quyết của các toà án thương mại sẽ được phúc thẩm tại Toà án tối cao của Indonesia.

5- Toà án dành cho trẻ em

Toà án dành cho trẻ em cũng là toà chuyên trách thuộc hệ thống toà án thường được thành lập để thực hiện Công ước quốc tế về quyền trẻ em năm 1997. Theo quy định của pháp luật Indonesia, trẻ em là những người đã tròn 8 tuổi nhưng chưa đến 18 tuổi và chưa kết hôn. Thủ tục tố tụng tại toà án xét xử đối với trẻ em về cơ bản giống với thủ tục xét xử tại các toà án thường. Tuy nhiên, có một số quy định đặc biệt được áp dụng để bảo vệ quyền và lợi ích của trẻ em trong toàn bộ quá trình tố tụng. Các vụ việc được xét xử tại toà án dành cho trẻ em luôn được xử kín và chỉ một số người có mối quan hệ gần gũi với trẻ em có thể được tham dự như bố, mẹ, người giám hộ... Tuy nhiên, các phán quyết của toà án sẽ được tuyên bố công khai.

6- Toà án về quyền con người

Toà án về quyền con người được thành lập năm 2000 để thực thi các quy định trong Luật về quyền con người của Indonesia năm 1999. Theo đó, toà án này được thành lập để bảo vệ các quyền con người đã được pháp luật Indonesia quy định. Toà án về quyền con người là toà án nàm trong hệ thống toà án thường.

7- Toà án tôn giáo (Pengadilan Agama)

Toà án tôn giáo hiện hành được thành lập theo Luật về toà án tôn giáo (Luật số 7/1989) để giải quyết các tranh chấp giữa các tín đồ Hồi giáo về các vấn đề cụ thể. Toà này có thể tiến hành xét xử các tranh chấp không chỉ của những tín đồ Hồi giáo địa phương mà cả những tín đồ Hồi giáo là người nước ngoài ở Indonesia. Indonesia có tồng số 305 toà án tôn giáo sơ thẩm và 21 toà án tôn giáo phúc thẩm. Các toà án tôn giáo sơ thẩm được thành lập ở các thị xã, thành phố có nhiều người Hồi giáo sinh sống, còn các toà án tôn giáo phúc thẩm được đặt ở các thành phố trung tâm của các tỉnh. 

Thẩm quyền của toà án tôn giáo là xét xử các tranh chấp thuộc sáu lĩnh vực là: Hôn nhân gia đình, thừa kế, kế vị, quà tặng, hiến tặng tiền vì mục đích tôn giáo và bố thí tài sản cho người nghèo. Theo quy định của Luật về toà án tôn giáo, các bên tranh chấp có quyền tự do lựa chọn luật để áp dụng trước khi đưa tranh chấp vấn đề về thừa kế ra toà án. Các vụ việc chỉ được đưa ra toà án tôn giáo để xét xử với hai điều kiện là các bên tranh chấp đều là các tín đồ Hồi giáo và vấn đề tranh chấp là những vấn đề thuộc sự điều chỉnh của luật Hồi giáo.

Theo quy định của Luật về toà án tôn giáo, thủ tục tố tụng tại toà án này sẽ được áp dụng theo thủ tục tố tụng tại các toà án thường với một số ngoại lệ theo quy định của luật Hồi giáo. Toà án tôn giáo cũng khuyến khích các bên tự giải quyết tranh chấp bằng hoà giải trước khi tiến hành các thủ tục pháp lí tại toà án. Thậm chí, trong trường hợp vụ việc đang được giải quyết tại toà án, nếu các bên tranh chấp thấy rằng có thể thoả thuận được thì các thẩm phán sẽ đình chỉ việc xét xử để các bên tranh chấp tiếp tục giải quyết tranh chấp bằng sự thoả thuận.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về Sáp nhập và Mua lại doanh nghiệp (M&A) của Công ty Luật TNHH Everest

8- Toà án quân sự

Theo quy định của Luật số 31 năm 1997, toà án quân sự bao gồm toà án quân sự sơ thẩm (Pengadilan Militer), toà án quân sự cấp cao (Pengadilan Milỉter Tinggi), Toà án quân sự tối cao (Pengadilan Militer Utama) và Toà án quân sự chiến tranh (Pengadilan Militer Pertempuran). Thẩm quyền xét xử của các toà án quân sự là các vụ án hình sự gắn liền với các thành viên của lực lượng quân đội. Theo quy định của pháp luật Indonesia, các hành vi vi phạm pháp luật về quân đội thì bị xét xử tại các toà án quân sự còn các hành vi vi phạm Bộ luật hình sự thì thuộc thẩm quyền xét xử của các toà án thường. Việc xét xử tại các toà án thường được tiến hành bởi hội đồng bao gồm ba thẩm phán.

Xem thêm: Dịch vụ pháp chế doanh nghiệp thuê ngoài (luật sư doanh nghiệp) của Công ty Luật TNHH Everest

9- Toà án hành chính

Ngày 20/11/1986, Luật về toà án hành chính của Indonesia (Luật số 5 năm 1986) đã được Viện dân biểu (DPR) thông qua. Tuy nhiên, đến năm 1991, toà án hành chính mới được thành lập trên thực tế. Toà án hành chính mặc dù ra đời muộn hơn so với các toà án thường, toà án quân sự và toà án tôn giáo nhưng lại là toà án có vai trò quan trọng chỉ sau toà án thường. Bởi vì, nó đã tạo điều kiện cho bất kì cá nhân nào cũng có thể khởi kiện khi họ cho rằng chính sách hoặc hoạt động của Chính phủ đã gây thiệt hại hoặc bất lợi đối với cộng đồng hoặc các cá nhân trong cộng đồng đó.

Hệ thống toà án hành chính ở Indonesia có hai cấp toà án là toà án hành chính cấp quận và toà án hành chính phúc thẩm. Đến năm 1993, đã có tổng cộng 14 toà án hành chính cấp quận và bốn toà án hành chính phúc thẩm. Thẩm quyền xét xử của các toà án hành chính chủ yếu là xét xử các khiếu kiện của công dân trong trường hợp họ cho rằng quyết định của cơ quan hành chính nhà nước trái với các quy định hiện hành hoặc khi công chức lạm dụng quyền hạn của mình được pháp luật quy định xâm phạm đến quyền và lợi ích của công dân. Trên thực tế, các vụ việc được xét xử tại toà án hành chính thường là sự tồng hợp của tất cả các trường hợp trên.

Theo quy định của pháp luật, công dân có thể lựa chọn một trong hai trình tự khác nhau để giải quyết các tranh chấp hành chính. Theo đó, công dân có thể khiếu nại quyết định hành chính lên cấp trên của người đã ra quyết định hoặc khởi kiện ra toà án hành chính. Nếu các bên của tranh chấp không thoả mãn với quyết định của cơ quan cấp trên hoặc của toà sơ thẩm thì có thể yêu cầu toà án hành chính cấp cao xét xử phúc thẩm. Các phán quyết của toà án hành chính phúc thẩm có thể được xét xử tại Toà án tối cao.

10- Toà án thuế

Các toà án về thuế ở Indonesia được thành lập từ năm 2000 theo quy định của Luật số 14 năm 2000. Tuy nhiên, về mặt tổ chức, toà án về thuế là toà chuyên trách thuộc hệ thống toà án hành chính. Thẩm quyền của các toà này là xét xử các tranh chấp liên quan đến thuế. Trước khi đưa vụ việc ra toà án thuế, người đóng thuế có thể khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền quản lí về thuế và trong trường hợp không thoả mãn quyết định giải quyết của cơ quan này có thể đưa vụ việc ra toà. Mặc dù, phán quyết của toà án về thuế về bản chất là phán quyết cuối cùng và giá trị bắt buộc nhưng vẫn có thể được xem xét lại tại Toà án tối cao trong một số trường hợp đặc biệt.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về thừa kế (luật sư thừa kế) của Công ty Luật TNHH Everest

11- Toà án lao động

Năm 2003, Luật số 4/2004 về giải quyết các tranh chấp quan hệ công nghiệp được thông qua đã tạo ra cơ sở pháp lí cho việc hình thành toà ấn giải quyết tranh chấp về các quan hệ công nghiệp. Theo quy định của đạo luật này, các tranh chấp lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động sẽ được giải quyết tại toà án lao động. Đây là cơ quan cao nhất có thẩm quyền xét xử các tranh chấp lao động sau khi các bên tranh chấp không đạt được sự thoả thuận thông qua trọng tài hoặc hoà giải.

12- Toà án hiến pháp

Năm 2003, Luật về toà án Hiến pháp được ban hành. Theo đó, thẩm quyền của Toà án hiến pháp được pháp luật quy định bao gồm: Xem xét theo thủ tục tư pháp tính hợp hiến của các đạo luật; giải quyết xung đột giữa các cơ quan nhà nước liên quan đến thẩm quyền được hiển pháp quy định; quyết định việc giải tán các đảng phái chính trị và giải quyết các vấn đề liên quan đến kết quả bầu cử phổ thông. Ngoài ra, toà án hiến pháp còn có thẩm quyền quyết định các vấn đề được đưa ra bởi cơ quan lập pháp Indonesia (DPR) khi các cơ quan này cho rằng Tổng thống hoặc phó Tổng thống vi phạm các luật và quy định về phản bội tổ quốc, tham nhũng, nhân hối lộ hoặc các hành vi phạm tội nghiêm trọng khác, xử sự không trung thực hoặc không thể thích họp với những yêu cầu của vị trí Tổng thống hoặc phó Tổng thống.

Toà án hiến pháp có chín thẩm phán được Toà án tối cao, Tổng thống và cơ quan lập pháp bổ nhiệm. Trong đó, mỗi cơ quan được bổ nhiệm 3 thẩm phán. Để đảm bảo việc thực thi hiến pháp một cách công minh, pháp luật Indonesia quy định những vị trí mà các thẩm phán này không được đồng thời đảm nhận là: Quan chức nhà nước, thành viên của các đảng phải chính trị, chủ các hãng kinh doanh, luật sư và các công chức kể cả các thành viên của lực lượng quân sự hoặc cơ quan cảnh sát quốc gia.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về hợp đồng hôn nhân của Công ty Luật TNHH Everest

13- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Hệ thống toà án của pháp luật Indonesia được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết  Hệ thống toà án của pháp luật Indonesia có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Hệ thống toà án của pháp luật Indonesia

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.35973 sec| 1032.445 kb