Đào tạo luật và nghề luật tại Indonesia

15/03/2023
Sau khi giành được độc lập, nhu cầu đào tạo pháp luật ở Indonesia tăng lên rõ rệt. Đến nay, ở Indonesia có hơn hai trăm cơ sở đào tạo pháp luật khác nhau. Trong số đó có khoảng 90% là những cơ sở đào tạo thuộc các trường tư. Có rất ít các cơ sở đào tạo luật trường công lập ở Indonesia có đủ nguồn lực để đảm nhiệm các chương trình đào tạo sau đại học ở bậc học thạc sĩ và tiến sĩ luật.

I- Đào tạo luật và nghề luật

Sau khi giành được độc lập, nhu cầu đào tạo pháp luật ở Indonesia tăng lên rõ rệt. Đến nay, ở Indonesia có hơn hai trăm cơ sở đào tạo pháp luật khác nhau. Trong số đó có khoảng 90% là những cơ sở đào tạo thuộc các trường tư. Có rất ít các cơ sở đào tạo luật trường công lập ở Indonesia có đủ nguồn lực để đảm nhiệm các chương trình đào tạo sau đại học ở bậc học thạc sĩ và tiến sĩ luật.

Giống như nhiều nước thuộc dòng họ Civil law, điều kiện để đăng kí vào các khoá học đại học luật ở Indonesia không đòi hỏi người học phải có bằng đại học khác. Điều đó có nghĩa là người có bằng phổ thông trung học có thể đãng kí học luật tại các cơ sở đào tạo luật ở Indonesia. Tuy nhiên, chương trình đào tạo đại học chỉ cung cấp những kiến thức chung về pháp luật có thể đáp ứng việc nghiên cứu ở các bậc cao hơn chứ không chú trọng việc cung cấp kĩ năng thực hành nghề luật. Vì vậy, sau khi tốt nghiệp đại học luật, để có thể hành nghề luật các cử nhân luật thường phải tham gia các khoá đào tạo nghề luật.

 

Thẩm phán của các toà án thường được Tổng thống bổ nhiệm trên cơ sở đề xuất của Chánh án Toà án tối cao. Để được Chánh án Toà án tối cao đề xuất, ứng cử viên thẩm phán phải được Chính phủ thừa nhận. Điều kiện để được thừa nhận là phải có trình độ học vấn về pháp luật và phải là người có kinh nghiệm trong thực tiễn pháp luật. Hơn nữa, trước khi được công nhận ứng cử viên thẩm phán, những người này phải trải qua các kì thi và các khoá đào tạo nghề kéo dài trong thời gian hai năm. Sau khi được công nhận là ứng cử viên, để có thể được Chánh án Toà án tối cao đề xuất để bả nhiệm thẩm phán, các ứng cử viên thẩm phán phải hoàn thành tối thiểu là một năm thực hành tại các toà án cấp quận. Đối với thẩm phán của toà án tôn giáo, ngoài những điều kiện chung được quy định giống như hệ thống toà án thường, các ứng cử viên phải là tín đồ Hồi giáo, có lòng mộ đạo, có bàng cử nhân luật Hồi giáo và độ tuổi tối thiểu là 25 tuổi.

Công tố viên là những người có vai trò quan trọng trong quá trình xét xử các vụ án hình sự. Ở Indonesia, công tố viên và hoạt động công tố được quản lí và điều hành bởi các cơ quan công tố. Hệ thống cơ quan công tố của Indonesia được chia thành ba cấp. Cấp cao nhất ở trung ương là cơ quan Tổng trưởng lí (Office of the Attoney General) với thẩm quyền bao quát toàn bộ hoạt động công tố của cả nước. Các cơ quan công tố ở các cấp khác là công tố cấp tỉnh và công tố cấp quận với thẩm quyền theo lãnh thổ hoạt động của các cơ quan đó. Theo quy định của pháp luật hiện hành ở Indonesia, các công tố viên sẽ thực hiện quyền công tố trong các vụ án hình sự, thi hành các phán quyết cuối cùng và có hiệu lực pháp luật, điều tra các tội phạm đặc biệt như tham nhũng, buôn lậu, hoàn thiện hồ sơ và tiến hành hoạt động điều tra trong những trường hợp đặc biệt. Ngoài ra, công tố viên còn được trao quyền đại diện cho Nhà nước hoặc quan chức chính quyền trong các vụ dân sự và hành chính với tư cách là đương sự hoặc người có quyền và lợi ích liên quan.

 

Luật sư ở Indonesia là những người hỗ trợ về mặt pháp luật cho mọi cá nhân và tổ chức. Trong lĩnh vực tố tụng hình sự, luật sư Indonesia trợ giúp cho khách hàng cả trong giai đoạn điều tra và trong quá trình vụ việc được đưa ra xét xử tại toà án. Theo quy định của Luật về luật sư của Indonesia, điều kiện cần thiết để trở thành luật sư ở nước này là phải hoàn thành chương trình đào tạo luật ở một cơ sở đào tạo chuyên về luật và hoàn thành chương  trình đào tạo nghề được đoàn luật sư chấp nhận. Những người đang hành nghề luật sư có thể bị tước thẻ hành nghề luật sư nếu họ vi phạm các quy định của Luật luật sư và các quy định về đạo đức nghề nghiệp do đoàn luật sư ban hành.

II- Các nguồn của hệ thống pháp luật Indonesia

Do ảnh hưởng của dòng họ Civil law, luật thành văn trở thành nguồn luật cơ bản của hệ thống pháp luật Indonesia. Hiến pháp năm 1945 là văn bản có giá trị pháp lí cao nhất trong hệ thống các văn bản pháp luật của Indonesia. Hiến pháp được Hội đồng cố vấn nhân dân (Majelis Permusyawarantan Rakyat - viết tắt là MPR) ban hành. Theo quy định của Hiến pháp, Hội đồng cố vấn nhân dân là cơ quan chính trị có vai trò quan trọng nhất ở Indonesia và cũng là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của nước này. Cơ quan này có 678 đại biểu, bao gồm toàn bộ các thành viên của Viện dân biểu (Deman Perwakilan Rakyat - viết tắt là DPR) (550 đại biểu) và toàn bộ các thành viên của Viện đại biểu vùng (Deman Perwakilan Daerah - viết tắt là DPD) (128 đại biểu) được bầu đại diện cho 32 tỉnh thành khác nhau của Indonesia. Do những bất ổn về chính trị ở Indonesia từ khi giành được độc lập nên Hiến pháp 1945 không có hiệu lực ngay sau khi ban hành. Trong năm năm đầu của nền độc lập, Cộng hoà Indonesia phải đấu tranh chống lại các cuộc tấn công từ bên trong và bên ngoài. Sau đó, với sự thành lập liên bang Indonesia, bản Hiến pháp liên bang năm 1949 được áp dụng. Chính quyền liên bang được thay thế bằng chính quyền thống nhất năm 1950 và Hiến pháp tạm thời năm 1951 được áp dụng trong thời gian từ năm 1951 đến năm 1959. Từ năm 1959, khi nền cộng hoà Indonesia được thiết lập trở lại, Hiến pháp 1945 mới có hiệu lực. Những sửa đổi gần đây nhất của Hiến pháp 1945 là sửa đổi trong các năm 1999, 2000, 2001 và 2002 đã làm thay đổi một cách cơ bản cơ cấu tổ chức của nhà nước Indonesia so với bản Hiến pháp năm 1945. Ngoài việc ban hành và sửa đổi Hiến pháp, Hội đồng cố vấn nhân dân của Indonesia còn có thẩm quyền ban hành các nghị quyết (Katetapan MPR) có giá trị pháp lí thấp hơn hiến pháp. Có giá trị pháp lí thấp hơn là các văn bản do các cơ quan cấp dưới ban hành như sắc lệnh của Tổng thống, các văn bản của Chính phủ và của các bộ...

Tập quán (adat) là nguồn có vai trò khá quan trọng trong hệ thống pháp luật Indonesia. Tập quán điều chỉnh phạm vi rất lớn các quan hệ xã hội trong lĩnh vực đất đai, hôn nhân gia đình, thừa kế... thậm chí cả trong nhiều giao dịch thương mại. Mặc dù việc lựa chọn luật để áp dụng trong các giao dịch thương mại thường rất rắc rối và phức tạp nhưng trong thực tiễn pháp luật ở Indonesia, tập quán thường được lựa chọn và áp dụng dựa vào một số nguyên tắc nhất định. Chẳng hạn, nếu các bên tuyên bố áp dụng tập quán thì các tập quán đó sẽ được áp dụng hoặc khi giao dịch được thực hiện tại làng xã nông thôn thì tập quán của làng xã đó sẽ được áp dụng hoặc khi người đề nghị giao kết hợp đồng xác định công khai việc áp dụng tập quán đối với hợp đồng đó thì những người chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng đương nhiên chấp nhận luật tập quán được áp dụng... Các hợp đồng theo tập quán được pháp luật chính thức thừa nhận và đòi hỏi các thẩm phán phải căn cứ vào tất cả các loại quy tắc khác nhau có giá trị trong xã hội để đưá ra các phán quyết công bằng và hợp lí

Luật Hồi giáo là nguồn quan trọng trong pháp luật Indonesia bởi vì có đến 86,1 % dân số của Indonesia là những người theo đạo Hồi. Luật Hồi giáo được đưa vào Indonesia từ thế kỉ XVI và đó là những quy tắc được áp dụng đối với các tín đồ Hồi giáo. Trong quá trình xây dựng và phát triển của Indonesia, các sáng lập gia quần đảo này đã tìm kiếm các giải pháp làm cho các quy định có từ các nguồn khác nhau có thể hoà họp với nhau để bảo đảm việc tuân thủ nguyên tắc “đa dạng trong sự thống nhất” trong hệ thống pháp luật Indonesia. Chẳng hạn, trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, tính họp pháp của cuộc hôn nhân được quyết định theo luật Hồi giáo nhưng các thủ tục kết hôn lại tuân theo các tập quán. Luật Hồi giáo cho phép đàn ông Hồi giáo có thể lấy bốn vợ. Tuy nhiên, Luật hôn nhân và gia đình được ban hành năm 1974 lại đòi hỏi người chồng phải được sự đồng ý của vợ cả trước khi tiến hành các cuộc hôn nhân khác. Ví dụ này cho thấy sự kết họp hài hoà giữa tập quán, luật Hồi giáo và luật do các cơ quan nhà nước ban hành ở Indonesia.

0 bình luận, đánh giá về Đào tạo luật và nghề luật tại Indonesia

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.70224 sec| 954.813 kb