Giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn tại tòa án cấp sơ thẩm

17/03/2023
Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015 không có quy định riêng về khởi kiện vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn. Tuy nhiên, căn cứ vào khoản 2 Điều 361 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015 thì việc khởi kiện vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn được thực hiện như đổi với vụ án dân sự giải quyết theo thủ tục tố tụng thông thường. Theo đó, việc khởi kiện vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn sẽ thực hiện theo quy định từ Điều 186 đến Điều 194 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015.

1- Khởi kiện và thụ lí vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn

a) Khởi kiện vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn

Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015 không có quy định riêng về khởi kiện vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn. Tuy nhiên, căn cứ vào khoản 2 Điều 361 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015 thì việc khởi kiện vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn được thực hiện như đối với vụ án dân sự giải quyết theo thủ tục tố tụng thông thường. Theo đó, việc khởi kiện vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn sẽ thực hiện theo quy định từ Điều 186 đến Điều 194 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015. Cụ thể:

- Việc khởi kiện vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn đáp ứng các điều kiện khởi kiện, bao gồm:
+ Người khởi kiện vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn phải có tư cách khởi kiện. Theo đó, người khởi kiện là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm hoặc tranh chấp hoặc khởi kiện để bảo vệ lợi ích của người khác, bảo vệ lợi ích Nhà nước, lợị ích công cộng và có năng lực hành vi dân sự.
+ Người khởi kiện vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn phải khởi kiện đúng toà án có thẩm quyền. Theo đó, vụ án được khởi kiện phải thuộc thẩm quyền theo loại việc của toà án quy định tại các điều 26, 28, 30, 32 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015; đúng thẩm quyền theo cấp của toà án quy định từ các điều 35 đến 38 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015; đúng thẩm quyền theo lãnh thổ của toà án quy định tại các điều 39, 40 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015.
+ Người khởi kiện chỉ được khởi kiện đối với vụ án dân sự chưa được giải quyết bằng một bản án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

- Hình thức khởi kiện vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn: người khởi kiện phải khởi kiện vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn bằng đơn khởi kiện. Đơn khởi kiện phải rõ ràng, đầy đủ các nội dung cơ bản theo quy định tại khoản 4 Điều 189 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015.
Người khởi kiện phải gửi kèm theo đơn khởi kiện các tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Trường hợp vì lí do khách quan mà người khởi kiện không thế nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích họp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Người khởi kiện bố sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu của toà án trong quá trình giải quyết vụ án.

- Người khởi kiện gửi đơn khởi kiện kèm theo tài liệu, chứng cứ mà mình hiện có đến toà án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng các phương thức sau đây:
+ Nộp trực tiếp tại toà án;
+ Gửi đen toà án theo đường dịch vụ bưu chính;
+ Gửi trực tuyển bằng hình thức điện tử qua cổng thông tin điện tử của toà án (nếu có)

b) Thụ lí vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn

Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015 không quy định riêng về thủ tục thụ lí vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn nhưng căn cứ vào khoản 2 Điều 316 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015 thì việc thụ lý vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn được thực hiện như đối với thụ lý vụ án dân sự theo thủ tục tố tụng thông thường. Theo đó, việc thụ lí vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn sẽ thực hiện theo quy định từ Điều 191 đến Điều 196 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015. Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, chánh án toà án phân công thẩm phán xem xét đơn khởi kiện. Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày được phân công, thẩm phán phải có trách nhiệm xem xét đơn khỏi kiện đó có hợp pháp hay không? Nếu đơn khởi kiện không thoả mãn các điều kiện khởi kiện và hình thức khởi kiện thì thẩm phán có một trong các quyết định sau:

Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện.

Nếu xét thấy đơn khởi kiện chưa rõ ràng, đầy đủ theo quy định tại khoản 4 Điều 189 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015 thì thẩm phán thông báo cho người khởi kiện biết. Việc thông báo thực hiện bằng văn bản và nêu rõ những nội dung còn thiếu trong đơn khởi kiện và yêu cầu người khởi kiện sửa đổi, bổ sung trong thời hạn không quá 1 tháng, trường hợp đặc biệt, thẩm phán có thể gia hạn nhưng không quá 15 ngày. Nếu người khởi kiện không sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện thì thẩm phán trả lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cử kèm theo cho họ.

- Chuyển đơn khởi kiện cho toà án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án khác;

- Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 192 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015. Người khởi kiện cũng có quyền khiếu nại, viện kiểm sát có quyền kiến nghị với toà án về việc trả lại đơn khởi kiện. Việc giải quyết khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện được thực hiện theo quy định tại Điều 194 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015.

- Tiến hành thủ tục thụ lí vụ án theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn. Theo đó, toà án sẽ xác định tiền tạm ứng án phí và thông báo cho người khởi kiện phải nộp số tiền đó tại cơ quan thi hành án cùng cấp, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí. Khi người khởi kiện nộp cho toà án biên lai thu tiền tạm ứng án phí, toà án sẽ ra quyết định thụ lí vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn. Nếu người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì thẩm phán phải thụ lí vụ án khi nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo.

Ngoài ra, sau khi toà án thụ lí vụ án theo thủ tục tố tụng rút gọn thì toà án tiến hành thủ tục thông báo về việc thụ lí vụ án dân sự theo quy định tại Điều 196 BLTTDS năm 2015 để đương sự biết vụ án của mình đã được toà án thụ lí giải quyết theo thủ tục tố tụng rút gọn đế chuẩn bị tham gia tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, cũng như viện kiểm sát thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động thụ lí vụ án theo thủ tục tố tụng rút gọn.


 
2- Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án theo thủ tục rút gọn

Để tòa án, các bên đương sự chuẩn bị các điều kiện để tiến hành, tham gia xét xử vụ án theo thủ tục rút gọn thì việc chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án theo thủ tục rút gọn cũng phải thực hiện trong khoảng thời gian nhất định. Thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án theo thủ tục rút gọn là khoảng thời gian xác định từ thời điểm toà án thụ lí vụ án đến thời điểm toà án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn. Do vụ án giải quyết theo thủ tục rút gọn có tính chất đơn giản, rõ ràng về sự việc, áp dụng pháp luật và không có yếu tổ nước ngoài nên thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án theo thủ tục rút gọn ngắn hơn thời hạn chuẩn bị xét xử các vụ án được giải quyết thèo thủ tục tố tụng thông thường. Tuy nhiên, thời hạn này vẫn phải đảm bảo cho toà án, các đương sự có đủ thời gian để tiến hành các hoạt động cần thiết cho việc toà án ra phán quyết chính xác và đúng pháp luật. Theo quy định tại khoản 1 Điều 318 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015 thì thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án theo thủ tục rút gọn là 1 tháng kể từ ngày toà án thụ lí vụ án.

Để toà án ra phán quyết giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn nhanh chóng, chính xác và đúng pháp luật thì trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, toà án xác định xem vụ án có đáp ứng đầy đủ các điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn hay không? Cụ thể:

- Toà án xác định quan hệ pháp luật tranh chấp giữa các đương sự rõ ràng không? bị đơn có thừa nhận nghĩa vụ không? nếu bị đơn thừa nhận nghĩa vụ thì sự thừa nhận của bị đơn có xuất phát từ ý chí tự nguyện không? có vi phạm điều cấm của pháp luật và trái đạo đức xã hội không?

- Toà án xác định, thẩm tra lại chứng cứ xem đã đầy đủ chưa? các đương sự có thống nhất về tài liệu chứng cứ của vụ án không? có cần tiến hành các biện pháp thu thập chứng cứ không?
 
- Toà án xác định, thẩm tra lại địa chỉ, nơi cư trú, trụ sở của các đương sự có rõ ràng không?

- Toà án xác định vụ án có yếu tố nước ngoài không? có cần phải thực hiện việc uỷ thác tư pháp không? Nếu có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài thì xác định xem các đương sự có thoả thuận về việc áp dụng thủ tục rút gọn không? có thoả thuận về xử ỉí tài sản không?

- Xác định vụ án có cần thiết phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không?

- Xác định bị đơn hoặc người liên quan có đưa ra yêu cầu phản tổ hoặc yêu cầu độc lập không?

Như vậy, trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày thụ lí vụ án, nếu vụ án đáp ứng các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 317 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015 và không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 317 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015 thì thẩm phán ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thù tục rút gọn và mở phiên toà xét xử trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Nếu vụ án có một trong các căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 317 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015 thì thẩm phán ra quyết định chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục tố tụng thông thường.

Tuy nhiên, trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án theo thủ tục rút gọn, thẩm phán có thể ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hoặc quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn không? về vấn đề này, căn cứ khoản 2 Điều 361 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015 thì thẩm phán có thể ra quyết định đình chỉ và tạm đình chỉ giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn theo quy định tại Điều 214 và Điều 217 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015. Tuy nhiên, Tòa án nhân dân tối cao cần có hướng dẫn cụ thể vấn đề này để tránh kéo dài việc giải quyết vụ án.

3- Quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn

Khi vụ án có đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 317 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015 và không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 317 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015 thì thẩm phán phụ trách việc giải quyết vụ án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn. Quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn phải có các nội dung chính sau đây:
- Ngày, tháng, năm ra quyết định;
- Tên toà án ra quyết định;
- Vụ án được đưa ra xét xử theo thủ tục rút gọn;
- Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của nguyên đơn, bị đơn hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
- Họ, tên thẩm phán, thư kí toà án; họ, tên thẩm phán dự khuyết (nếu có);
- Họ, tên kiểm sát viên; họ, tên Idem sát viên dự khuyết (nếu có);
- Ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm mở phiên toà;
- Xét xử công khai hoặc xét xử kín;
- Họ, tên những người được triệu tập tham gia phiên toà.

Quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn phải được gửi ngay cho đương sự để đương sự thực hiện các quyền tố tụng của mình như quyền yêu cầu thay đổi thẩm phán, thư kí toà án, kiểm sát viên, quyền khiếu nại quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn và quyền tham gia phiên toà. Quyết định này cũng được gửi ngay cho viện kiểm sát để viện kiểm sát thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật và chuẩn bị tham gia phiên toà. Trường hợp viện kiểm sát tham gia phiên toà theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015 thì toà án phải gửi hồ sơ vụ án cùng quyết định đưa vụ án ra xét xử cho viện kiểm sát cùng cấp và trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, viện kiểm sát phải nghiên cứu và trả lại hồ sơ cho toà án.

Để chắc chắn rằng quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn là đúng đắn, đáp ứng đầy đủ các điều kiện về giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn thì Điều 329 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015 đã quy định trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn, đương sự có quyền khiếu nại, viện kiểm sát cùng cấp có quyền kiến nghị với chánh án toà án đã ra quyết định. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được khiếu nại, kiến nghị về quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn, chánh án toà án phải ra một trong các quyết định sau đây:

- Giữ nguyên quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn nếu vụ án đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 317 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015 và không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 317 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015;

- Huỷ quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn và chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường nếu vụ án không đáp ứng đầy đủ các các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 317 BLTTDS năm 2015 hoặc xuất hiện một trong các căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 317 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015.

Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị của chánh án toà án là quyết định cuối cùng và phải được gửi ngay cho đương sự, viện kiểm sát cùng cấp.

4- Phiên toà sơ thẩm theo thủ tục rút gọn

Về nguyên tắc, để các đương sự có thể bảo vệ được tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của mình cũng như toà án ra được bản án, quyết định đúng đắn và chính xác thì toà án phải mở một phiên toà công khai với sự có mặt của tất cả những người tham gia tố tụng. Tại phiên toà, các đương sự, những người tham gia tố tụng khác được thực hiện quyền bảo vệ, quyền tranh tụng của mình một cách trực tiếp và bằng lời nói. Các đương sự đều phải được trực tiếp trình bày các yêu cầu, đưa ra các chứng cứ, căn cứ pháp lí để bảo vệ quyền và lợi ích họp pháp của mình. Tuy nhiên, đối với các vụ án được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự rút gọn thì đây là vụ án đơn giản, rõ ràng, thẩm phán chỉ thẩm tra lại sự việc, chứng cứ, tài liệu và áp dụng pháp luật để giải quyết nên việc bảo đảm quyền bảo vệ, quyền tranh tụng của các đương sự được thực hiện ở mức độ hạn chế hơn so với thủ tục tố tụng thông thường. Theo đó, các đương sự, kiểm sát viên viện kiểm sát cùng cấp phải có mặt tại phiên toà xét xử theo thủ tục rút gọn. Trường hợp kiểm sát viên vắng mặt thì hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử. Đương sự có quyền đề nghị toà án xét xử vắng mặt. Trường họp bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được triệu tập họp lệ mà vắng mặt không có lí do chính đáng thì thẩm phán vẫn tiến hành phiên toà.

Nhằm đáp ứng yêu cầu nhanh chóng và linh hoạt của việc giải quyết các vụ án đơn giản, rõ ràng, khoản 3 Điều 320 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định thẩm phán tiến hành hoà giải trong phiên toà sơ thẩm dân sự chứ không bắt buộc phải hoà giải trước khi mở phiên toà sơ thẩm giống như thủ tục tố tụng thông thường. Theo đó, sau khi khai mạc phiên toà, thẩm phán tiến hành hoà giải, trừ trường hợp không được hoà giải theo quy định tại Điều 206 hoặc không tiến hành hoà giải được theo quy định tại Điều 207 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015. Trường hợp các đương sự thoả thuận được với nhau về vẩn đề phải giải quyết trong vụ án thì thẩm phán ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự theo quy định tại Điều 212 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015. Trường hợp các đương sự không thoả thuận được với nhau về vẩn đề phải giải quyết trong vụ án thì thẩm phán tiến hành xét xử.

Về thủ tục tiến hành phiên toà sơ thẩm theo thủ tục rút gọn, với quan điểm mở phiên toà để nghe các bên đương sự trình bày, giải thích hay đổi chiếu xem có mâu thuẫn về tài liệu, chứng cứ không nên theo khoản 2, 3 Điều 320 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015 thì thủ tục khai mạc phiên toà, trình bày, tranh luận, đối đáp, đề xuất quan điểm về việc giải quyết vụ án được thực hiện như đối với vụ án giải quyết theo thủ tục tố tụng thông thường. Tuy nhiên, đối với vụ án đơn giản, rõ ràng, chứng cứ đầy đủ, bị đơn thừa nhận nghĩa vụ thì việc xét xử tại phiên toà “thực chất là một phiên đổi chất đế kiếm tra lại các tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ, trước khi thẩm phán ra quyết định về vụ việc” Do đó, việc tranh luận, đối đáp cần thực hiện đơn giản hơn so với thủ tục tố tụng thông thường.
Ngoài ra, trường hợp tại phiên toà mà phát sinh tình tiết mới quy định tại khoản 3 Điều 317 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015 làm cho vụ án không còn đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn thì thẩm phán xem xét, ra quyết định chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường. Trong trường hợp này, thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án được tính lại kể từ ngày ra quyết định chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục tố tụng thông thường.

5- Hiệu lực của bản án, quyết định sơ thẩm theo thủ tục rút gọn

Để phù hợp với nguyên tắc tại khoản 6 Điều 103 Hiến pháp năm 2013: “Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm”, Điều 17 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015 đã coi chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm là nguyên tắc có tính tuyệt đối được áp dụng cho tất cả các vụ việc dân sự mà không có bất kì ngoại lệ nào nhằm bảo đảm quyền của các đương sự cũng như đảm bảo tính đúng đắn, hợp pháp trong các phán quyết của toà án trước khi đưa ra thi hành. Vì vậy, Điều 321 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định bản án, quyết định sơ thẩm của toà án theo thủ tục rút gọn có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm để yêu cầu toà án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thử tục phúc thẩm rút gọn.

Bản án, quyết định theo thủ tục rút gọn đã có hiệu lực pháp luật có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đổc thẩm, tái thẩm nếu phát hiện có sai lầm, vi phạm pháp ìuật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án hoặc khi phát hiện tình tiết mới theo quy định của Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015.

 

0 bình luận, đánh giá về Giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn tại tòa án cấp sơ thẩm

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.56086 sec| 1011.32 kb