Phân loại các biện pháp khẩn cấp tạm thời

21/03/2023
Đặng Thu Trang
Đặng Thu Trang
Trong quá trình toà án giải quyết vụ việc dân sự, đôi khi tòa án phải quyết định áp dụng một hoặc một số biện pháp cần thiết để giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ bằng chứng hoặc để bảo đảm thi hành án. Các biện pháp này được gọi là biện pháp khẩn cấp tạm thời. Biện pháp khẩn cấp tạm thời là biện pháp toà án quyết định áp dụng trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ bằng chứng, bảo toàn tài sản tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được hoặc bảo đảm việc thi hành án.
-

Nội dung bài viết

1- Khái niệm và ý nghĩa của biện pháp khẩn cấp tạm thời

a. Khái niệm biện pháp khẩn cấp tạm thời

Trong quá trình toà án giải quyết vụ việc dân sự, đôi khi tòa án phải quyết định áp dụng một hoặc một số biện pháp cần thiết để giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ bằng chứng hoặc để bảo đảm thi hành án. Các biện pháp này được gọi là biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Biện pháp khẩn cấp tạm thời là biện pháp toà án quyết định áp dụng trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ bằng chứng, bảo toàn tài sản tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được hoặc bảo đảm việc thi hành án.

b. Ý nghĩa của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Với mục đích là để giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo toàn tình trạng tài sản, bảo vệ bằng chứng hoặc để bảo đảm việc thi hành án nên việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mang nhiều ý nghĩa không những đối với việc giải quyết vụ việc dân sự của toà án mà cả đối với việc bào vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự.

Trên thực tế, vì lợi ích của mình hoặc do thiếu thiện chí, nhiều người đã có hành vi tẩu tán tài sản, huỷ hoại hoặc xâm phạm chứng cứ, mua chuộc người làm chứng V.V.. Việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong những trường hợp này một mặt chống lại được các hành vi đó, bảo vệ được chứng cứ, giữ nguyên được giá trị chúng minh của chứng cứ, tránh cho hồ sơ vụ việc dân sự bị sai lệch, bảo đảm việc giải quyết đúng được vụ việc dân sự. Mặt khác, qua đó còn bảo toàn được tình trạng tài sản, tránh việc gây thiệt hại không thể khắc phục được, giữ được tài sản bảo đảm cho việc thi hành bản án, quyết định của toà án sau này.

Ngoài ra, việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đáp ứng kịp thời nhu cầu cấp bách của đương sự, tạo điều kiện cho đương sự sớm ổn định được cuộc sổng của họ và những người sống phụ thuộc vào họ. Trên cơ sở đó, bảo đảm được quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự.

2- Các biện pháp khẩn cấp tạm thời

Theo quy định tại các điều từ Điều 115 đến Điều 142 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì thủ tục áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời cụ thể như sau:

a. Giao người chưa thành niên, người mất năng lục hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục

Giao người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục là việc chuyển đứa trẻ, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cho người khác hoặc một tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong trường hợp cha mẹ đứa trẻ, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục để chúng phát triển bình thường. Theo quy định tại Điều 115 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì biện pháp khẩn cấp tạm thời giao người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục được toà án quyết định áp dụng trong việc giải quyết vụ án có liên quan đến những người này mà họ chưa có người giám hộ. Khi giải quyết những vụ án liên quan đến chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi như vụ án về hôn nhân và gia đình như vụ án li hôn, tước quyền chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên của bố mẹ V.V.. theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu toà án quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc khi xét thấy cần thiết, toà án có quyền quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời này. Tuy vậy, việc quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời này chỉ được đặt ra trong trường hợp khi cả bổ mẹ người chưa thành niên đều bị phạt tù, bị hạn chế quyền của cha mẹ đổi với con chưa thành niên hoặc một người bị phạt tù, người còn lại do hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như tàn tật, mắc bệnh hiểm nghèo không thể nuôi dưỡng được người con chưa thành niên.

b. Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng

Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng là việc người bị yêu cầu cấp dưỡng phải ứng trước một khoản tiền nhất định để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng để bảo đảm cho người được cấp dưỡng giải quyết được những khó khăn trước mắt của họ. Theo quy định tại Điều 116 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì biện pháp khẩn cấp tạm thời buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng được toà án quyết định áp dụng trong việc giải quyết vụ án có liên quan đến yêu cầu cấp dưỡng và xét thấy yêu cầu đó là có căn cử và nếu không thực hiện trước ngay một phần nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ, đời sống của người được cấp dưỡng.

Khi giải quyết các vụ án có liên quan đến yêu cầu cấp dưỡng như vụ án li hôn, vụ án yêu cầu cấp dưỡng khi li hôn V.V.. theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu toà án quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc khi xét thấy cần thiết, toà án có quyền quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời này. Tuy vậy, toà án chỉ quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời này khi xét thấy yêu cầu đó là có căn cứ như người bị yêu cầu là cha mẹ, vợ chồng của người được cấp dưỡng có nghĩa vụ phải cấp dưỡng cho người yêu cầu cấp dưỡng và nếu không thực hiện trước ngay một phần nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ, đời sổng của người yêu cầu cấp dưỡng như người yêu cầu do ốm đau, bệnh tật, phải nuôi con nhỏ ốm đau, không có việc làm V.V.. hoàn cảnh kinh tế rất khó khăn không thể tự nuôi con hay bản thân mình.

c. Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm

Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm là việc người gây thiệt hại phải ứng trước một khoản tiền nhất định để bồi thường thiệt hại cho người bị hại. Theo quy định tại Điều 117 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì biện pháp khẩn cấp tạm thời buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm được áp dụng trong việc giải quyết vụ án liên quan đến yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm.

Khi giải quyết các vụ án liên quan đển yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu toà án quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc khi xét thấy cần thiết, toà án có quyền quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời này. Tuy vậy, toà án chỉ quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời này khi xét thấy yêu cầu đó là có căn cứ như người gây thiệt hại có nghĩa vụ phải bồi thường cho người bị hại và cần thiết như người bị thiệt hại đang lâm vào tình trạng có khó khăn về kinh tế do ốm đau, không có việc làm V.V.. không thể tự mình khắc phục được thiệt hại.

d. Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền bảo hiếm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiếm thất nghiệp, chi phí cứu chữa tai nạn lao động, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động

Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, chi phí cứu chữa tai nạn lao động, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động là việc người sử dụng lao động phải ứng trước một khoản tiền nhất định để trả lương, đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, trả chi phí cứu chữa tai nạn lao động, bồi thường thiệt hại lao động hay trợ cấp tai nạn lao động hoặc trợ cấp bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Theo quy định tại Điều 118 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì biện pháp khẩn cấp tạm thời buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền bảo hiểm y tể, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, chi phí cứu chữa tai nạn lao động, tiền bồi thường thiệt hại, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động được toà án quyết định áp dụng trong việc giải quyết vụ án về lao động có liên quan đến yêu cầu trả tiền lương, tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, chi phí cứu chữa tai nạn lao động, tiền bồi thường thiệt hại, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp để bảo vệ quyền, lợi ích họp pháp của người lao động về tiền lương, tiền bảo hiểm, tiền bồi thường, tiền trợ cấp, chăm sóc sức khoẻ theo quy định của pháp luật..

đ. Tạm đình chỉ thi hành quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, quyết định sa thải người lao động

Tạm đình chỉ thi hành quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, quyết định sa thải người lao động là việc tạm ngừng việc thi hành quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, quyết định sa thải người lao động của người sử dụng lao động. Theo quy định tại Điều 119 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì biện pháp khẩn cấp tạm thời tạm đình chỉ thi hành quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, quyết định sa thải người lao động được toà án quyết định áp dụng nếu việc giải quyết vụ án lao động có liên quan đến việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc sa thải người lao động thuộc trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc không được xử lí kỉ luật sa thải đối với người lao động theo quy định của pháp luật về lao động.

e. Kê biên tài sản đang tranh chấp

Kê biên tài sản đang tranh chấp là việc kiểm kê, cấm chuyển dịch tài sản đang tranh chấp. Theo quy định tại Điều 120 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì biện pháp khẩn cấp tạm thời kê biên tài sản đang tranh chấp được toà án quyết định áp dụng trong quá trình giải quyết vụ án dân sự nếu có căn cứ cho thấy người giữ tài sàn đang tranh chấp có hành vi tẩu tán, huỷ hoại tài sản. Toà án quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời này khi giải quyết vụ án dân sự theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Tài sản bị kê biên có thể được thu giữ, bảo quản tại cơ quan thi hành án hoặc lập biên bản giao cho một bên đương sự hoặc người thứ ba quản lí cho đến khi có quyết định của toà án.

g. Cẩm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp

Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp là việc không cho thay đổi quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp. Theo quy định tại Điều 121 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì biện pháp khẩn cấp tạm thời cấm chuyển dịch quyền về tài sản đổi với tài sản đang tranh chấp được toà án quyết định áp dụng trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, nếu có căn cứ cho thấy người đang chiếm hữu hoặc giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp cho người khác nhằm trốn tránh nghĩa vụ của họ. Khi toà án đã quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp thì mọi sự chuyển dịch quyền về tài sản đổi với tài sản đang tranh chấp đều vô hiệu. Toà án quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời   này theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

h. Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp

Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp là việc không cho phép thay đổi hiện trạng tài sản. Theo quy định tại Điều 122 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì biện pháp khẩn cấp tạm thời   cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp được toà án quyết định áp dụng trong quá trình giải quyết vụ án dân sự nếu có căn cứ cho thấy người đang chiếm hữu hoặc giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi tháo gỡ, lắp ghép, xây dựng thêm hoặc có hành vi khác làm thay đổi hiện trạng tài sản đó. Khi toà án đã quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cẩm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp thì người đang chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc được giao bảo quản tài sản có nghĩa vụ bảo quản tài sản, giữ nguyên hiện trạng tài sản; các hành vi tháo gỡ, lắp ghép, xây dựng thêm và các hành vi khác làm thay đổi hiện trạng tài sản đó đều phải bị xử lí theo quy định của pháp luật. Toà án quyết định áp dụng  biện pháp khẩn cấp tạm thời này khi giải quyết vụ án dân sự theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời  .

i. Cho thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hoá khác

Cho thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hoá là việc cho thu, bán những sản phẩm về nông nghiệp hoặc những sản phẩm, hàng hoá khác. Theo quy định tại Điều 123 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì biện pháp khẩn cấp tạm thời cho thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hoá khác được toà án quyết định áp dụng trong quá trình giải quyết vụ án dân sự nếu tài sản đang tranh chấp hoặc liên quan đến tranh chấp là hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hoá khác ở thời kì thu hoạch hoặc không thể bảo quản được lâu dài. Toà án quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời này khi giải quyết vụ án dân sự theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Tuy vậy, toà án chỉ quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời này khi có căn cứ cho thấy tài sản đang tranh chấp hoặc liên quan đến tranh chấp trong vụ án toà án đang giải quyết là hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hoá khác ở thời kì thu hoạch hoặc không thể bảo quản được lâu dài được. Các tài sản do áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thu được phải được bảo quản hoặc bán theo các phương thức do pháp luật quy định (theo phương thức bán tài sản kê biên để thi hành án).

k. Phong toả tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước

Phong toả tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước là việc cô lập không cho chuyển dịch tài sản ở tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước. Theo quy định tại Điều 124 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì biện pháp khẩn cấp tạm thời phong toả tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước được toà án quyết định áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người có nghĩa vụ có tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước và việc áp dụng biện pháp này là cần thiết để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hoặc bảo đảm cho việc thi hành án. Toà án quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời   này theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Khi toà án đã quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời này, mọi giao dịch thực hiện đối với tài sản của tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước bị phong toả đều vô hiệu. Nhận được quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời này của toà án, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm ngừng mọi giao dịch liên quan đến tài sản của tài khoản bị phong toả cho đến khi có quyết định khác về tài khoản bị phong toả của toà án.

l. Phong toả tài sản ở nơi gửi giữ

Phong toả tài sản ở nơi gửi giữ là việc cô lập không cho chuyên dịch tài sản đang do người khác nhận gửi giữ. Theo quy định tại Điều 125 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì biện pháp khẩn cấp tạm thời phong toả tài sản ở nơi gửi giữ được toà án quyết định áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người có nghĩa vụ có tài sản đang có tài sản gửi người khác giữ và việc áp dụng biện pháp này là cần thiết để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hoặc bảo đảm cho việc thi hành án. Toà án quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời này khi giải quyết vụ án dân sự theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Khi toà án đã quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời này, mọi giao dịch thực hiện đối với tài sản gửi giữ đều vô hiệu. Nhận được quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời này của toà án, người đang nhận gửi giữ tài sản bị phong toả có trách nhiệm ngừng mọi giao dịch liên quan đến tài sản phong toả cho đến khi có quyết định khác về tài sản bị phong toả của toà án.

m. Phong toả tài sản của người có nghĩa vụ

Phong toả tài sản của người có nghĩa vụ là việc cô lập không cho chuyển dịch tài sản của người có nghĩa vụ đang do họ giữ. Theo quy định tại Điều 126 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì biện pháp khẩn cấp tạm thời phong toả tài sản của người có nghĩa vụ được toà án quyết định áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cử cho thấy người có nghĩa vụ có tài sản và việc áp dụng biện pháp này là cần thiết để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hoặc bảo đảm cho việc thi hành án. Toà án quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời này khi giải quyết vụ án dân sự theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Khi toà án đã quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời này, mọi giao dịch thực hiện đối với tài sản của người có nghĩa vụ đều vô hiệu. Nhận được quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời này của toà án, người có nghĩa vụ có trách nhiệm ngừng mọi giao dịch liên quan đến tài sản phong toả cho đến khi có quyết định khác về tài sản bị phong toả của toà án.

o. Cấm hoặc buộc thực hiện một số hành vi nhất định

Cấm thực hiện một số hành vi nhất định là việc không cho thực hiện một số hành vi nhất định. Buộc thực hiện một số hành vi nhất định là việc bắt phải thực hiện một số hành vi nhất định. Theo quy định tại Điều 127 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì biện pháp khẩn cấp tạm thời cấm hoặc buộc thực hiện một số hành vi nhất định được toà án quyết định áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy đương sự hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác thực hiện hoặc không thực hiện một sổ hành vi nhất định làm ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án hoặc quyền và lợi ích hợp pháp của người khác có liên quan trong vụ án đang được toà án giải quyết. Toà án quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời này trong quá trình giải quyết vụ án dân sự theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Khi toà án đã quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là cấm thực hiện một số hành vi nhất định thì đương sự hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác thực hiện hành vi bị cấm không được thực hiện nữa, nếu không sẽ bị xử lí theo quy định của pháp luật. Khi toà án đã quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là buộc phải thực hiện một số hành vi nhất định thì đương sự hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có nghĩa vụ phải thực hiện những hành vi đó phải thực hiện, nếu không thực hiện cũng sẽ bị xử lí theo quy định của pháp luật.

p. Cấm xuất cảnh đổi với người có nghĩa vụ

Cấm xuất cảnh đổi với người có nghĩa vụ là không cho người có nghĩa vụ trong vụ án được xuất cảnh đi nước ngoài. Theo quy định tại Điều 128 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì biện pháp khẩn cấp tạm thời cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ được áp dụng nếu có căn cứ cho thấy việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ của họ đối với Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác và việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác hoặc để bảo đảm việc thi hành án. Toà án quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời này trong quá trình giải quyết vụ án dân sự theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Khi toà án đã quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ thì đương sự bị cấm xuất cảnh không được xuất cảnh và cơ quan có thẩm quyền làm thủ tục xuất cảnh sẽ không được làm thủ tục cho đương sự xuất cảnh theo quy định của pháp luật.

q. Cấm tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình

Cấm tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình là cấm người có hành vi bạo lực gia đình tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình. Theo quy định tại Điều 129 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì biện pháp khẩn cấp tạm thời cấm người có hành vi bạo lực gia đình tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình được áp dụng nếu biện pháp đó là cần thiết để bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự của nạn nhân bạo lực gia đình theo quy định của Luật phòng chống bạo lực gia đình. Toà án quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời này trong quá trình giải quyết vụ án dân sự theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Khi toà án đã quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là cấm tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình thì người bị cấm sẽ không được tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình.

r. Tạm dừng việc đóng thầu và các hoạt động có liên quan đến việc đẩu thầu

Tạm dừng việc đóng thầu và các hoạt động có liên quan đến việc đấu thầu. Theo quy định tại Điều 130 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì biện pháp khẩn cấp tạm thời tạm dừng việc đóng thầu và các hoạt động có liên quan đến việc đấu thầu được áp dụng nếu quá trình giải quyết vụ án cho thấy việc áp dụng biện pháp này là cần thiết để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án theo đúng quy định của pháp luật. Toà án quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời này trong quá trình giải quyết vụ án dân sự theo yêu dầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu toà án áp dụng Biện pháp khẩn cấp tạm thời. Khi toà án đã quyết định áp dụng Biện pháp khẩn cấp tạm thời là tạm dừng tiệc đóng thầu và các hoạt động có liên quan đến việc đẩu thầu thì mọi hoạt động liên quan đến việc đấu thầu như đóng thầu, phê duyệt danh sách ngắn, kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư, kí kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng đều phải dừng lại, nếu không dừng lại thì kết quả của nó sẽ không được pháp luật công nhận.

s. Bắt giữ tàu bay, tàu biên đế bảo đảm giải quyết vụ án

Bắt giữ tàu bay, tàu biển để bảo đảm giải quyết vụ án là việc giữ lại tàu bay để bảo đảm giải quyết vụ án dân sự mà vụ án do chủ sở hữu tàu bay, chủ nợ trong trường hợp tàu bay là tài sản bảo đảm, người bị thiệt hại do tàu bay đang bay gây ra hoặc người có quyền, lợi ích liên quan đối với tàu bay khởi kiện theo quy định của pháp luật về hàng không dân dụng Việt Nam. Theo quy định tại Điều 131 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu bay, tàu biển để bảo đảm giải quyết vụ án được toà án quyết định áp dụng trong những trường hợp sau:

- Tàu biển bị yêu cầu bắt giữ để bảo đảm việc giải quyết khiếu nại hàng hải mà người yêu cầu bắt giữ tàu biển đã khởi kiện vụ án dân sự tại tòa án;

- Chủ tàu là người có nghĩa vụ về tài sản trong vụ án đang giải quyết và vẫn là chủ tàu tại thời điểm áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời  bắt giữ tàu biển;

- Người thuê tàu trần, người thuê tàu định hạn, người thuê tàu chuyến hoặc người khai thác tàu là người có nghĩa vụ về tài sản trong vụ án dân sự phát sinh từ khiếu nại hàng hải theo quy định của Bộ luật hàng hải Việt Nam và vẫn là người thuê tàu trần, người thuê tàu định hạn, người thuê tàu chuyến, người khai thác tàu hoặc là chủ tàu tại thời điểm áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời  bắt giữ tàu biển;

- Tranh chấp đang được giải quyết trong vụ án phát sinh trên cơ sở của việc thế chấp tàu biển đó;

- Tranh chấp đang được giải quyết trong vụ án liên quan đến quyền sở hữu hoặc quyền chiếm hữu tàu biển đó.

Toà án quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời này trong quá trình giải quyết vụ án dân sự theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tố chức có quyền yêu cầu toà áii áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

t. Áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác

Theo quy định tại Điều 132 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, trong trường hợp pháp luật có quy định, toà án có trách nhiệm giải quyết yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời ngoài những trường hợp quy định tại các khoản 1 đến khoản 16 Điều 114 của Bộ luật này. Đây là những yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hiện không được quy định tại Điều 114 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 nhưng được quy định trong các văn bản pháp luật khác quy định. Ví dụ: Nếu có yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thu giữ, niêm phong, toà án có trách nhiệm xem xét giải quyết theo quy định tại Điều 207 Luật sở hữu trí tuệ.

 

0 bình luận, đánh giá về Phân loại các biện pháp khẩn cấp tạm thời

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.39818 sec| 1062.945 kb