Cổ đông trong công ty cổ phần

Cổ đông trong công ty cổ phần

Cổ đông được hiểu là người mua cổ phần để góp vốn vào Công ty cổ phần. Trong công ty cổ phần, có nhiều loại cổ đông khác nhau. Cổ đông trong công ty cổ phần có thể phân loại thành năm loại cổ đông khác nhau: cổ đông phổ thông, cổ đông sáng lập, cổ đông ưu đãi biểu quyết, cổ đông ưu đãi cổ tức và cổ đông ưu đãi hoàn lại. Mỗi loại cổ đông lại có những đặc điểm khác nhau, có quyền và nghĩa vụ khác nhau cũng như có những quy chế pháp lý khác nhau.
Vốn trong công ty cổ phần

Vốn trong công ty cổ phần

Vốn là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị tài sản của doanh nghiệp được sử dụng cho hoạt động kinh doanh nhằm mục đích sinh lời. Đối với mỗi doanh nghiệp nói chung và công ty cổ phần nói riêng, vốn có rất nhiều vấn đề pháp lý liên quan. Vốn có thể được góp bằng tiền hoặc những tài sản khác mà khi tiến hành góp vốn phải chuyển quyền sở hữu. Hay vốn có thể là cổ phần, cũng có thể là cổ phiếu được bán công khai. Bên cạnh đó, cũng có nhiều vấn đề như: huy động vốn, chuyển nhượng và mua lại vốn góp,... Tất cả những vấn đề về vốn đều phải tuân theo quy định của pháp luật.
Địa vị pháp lý của doanh nghiệp tư nhân

Địa vị pháp lý của doanh nghiệp tư nhân

Luật Doanh nghiệp tư nhân được Quốc hội thông qua vào ngày 21/12/1990 là văn bản có giá trị pháp lý quan trọng đầu tiên ghi nhận sự tồn tại tích cực, lâu dài, bình đẳng của kinh tế tư nhân nói chung và doanh nghiệp tư nhân nói riêng bên cạnh các thành phần kinh tế khác. Sự tồn tại về mặt pháp lý của doanh nghiệp tư nhân sau đó tiếp tục được ghi nhận tại Luật Doanh nghiệp năm 1999, Luật Doanh nghiệp năm 2005, Luật Doanh nghiệp năm 2014 và Luật Doanh nghiệp năm 2020.
Các loại hình công ty phổ biến trên thế giới

Các loại hình công ty phổ biến trên thế giới

Qua nhiều năm tồi tại và phát triển, các nhà kinh doanh đã sáng tạo ra các loại hình công ty khác nhau, có những loại hiện vẫn tồn tại và phát triển, có những loại không phát triển và có xu hướng mất dần. Trong giáo tành này chỉ giới thiệu những loại hình công ty phổ biến hiện đang tồn tại và phát triển. Có nhiều căn cứ để phân loại công ty. Nếu căn cứ vào tính chất liên kết, chế độ trách nhiệm của thành viên công ty và ý chí của nhà lập pháp, dưới góc độ pháp lý người ta chia công ty thành hai loại cơ bản là: Công ty đối nhân và công ty đối vốn.
Sự ra đời và phát triển của Công ty và Luật Công ty

Sự ra đời và phát triển của Công ty và Luật Công ty

​​​​​​​Khi sản xuất hàng hoá phát triển, sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt. Những doanh nghiệp có vốn đầu tư thấp thường ở vào vị trí bất lợi trong quá trình cạnh tranh. Vì vậy, các nhà kinh doanh phải liên kết với nhau thông qua hình thức góp vốn để thành lập một doanh nghiệp có vốn lớn, tạo thế đứng vững chắc trên thị trường.
Khái niệm, đặc điểm pháp lý của công ty hợp danh

Khái niệm, đặc điểm pháp lý của công ty hợp danh

Trên thế giới, căn cứ vào tính chất liên kết và chế độ trách nhiệm, công ty thương mại chia thành hai loại là công ty đối nhân và công ty đối vốn. Trong công ty đối nhân, công ty hợp danh và công ty hợp danh hữu hạn (hay công ty hợp vốn đơn giản) là hai loại công ty nổi bật; theo đó công ty hợp danh chỉ có toàn thành viên hợp danh với chế độ chiu trách nhiệm vô hạn của các thành viên; công ty hợp danh hữu hạn vừa có thành viên hợp danh (chịu trách nhiệm vô hạn), vừa có thành viên góp vốn (chịu TNHH). Vì thế, công ty hợp danh là loại hình đặc trưng của công ty đối nhân, là loại hình công ty ra đời sớm nhất do nhu cầu liên kết về nhân thân của các thành viên.
Kinh doanh đa cấp - Những vấn đề cơ bản

Kinh doanh đa cấp - Những vấn đề cơ bản

Kinh doanh đa cấp (bán hàng đa cấp) là hoạt động kinh doanh sử dụng mạng lưới người tham gia gồm nhiều cấp, nhiều nhánh. Trong đó, người tham gia được hưởng hoa hồng, tiền thưởng và lợi ích kinh tế khác từ kết quả kinh doanh của mình và của những người khác trong mạng lưới (khoản 1 Điều 2 Nghị định 40/2018/NĐ-CP).
Sổ đăng ký cổ đông trong công ty cổ phần

Sổ đăng ký cổ đông trong công ty cổ phần

Sổ đăng ký cổ đông có vai trò ghi chép những thông tin về cổ đông và cổ phần nhằm kiểm soát và quản lý công ty. Đây là tài liệu nội bộ bắt buộc phải có trong công ty cổ phần.
Quy định về quyền của cổ đông

Quy định về quyền của cổ đông

Cổ đông có một nghĩa vụ chính, đó là thực hiện việc chuyển vốn như đã hứa bằng tiền hay bằng hiện vật vào lúc thành lập công ty hoặc vào các đợt công ty tăng vốn. Điều đó đồng nghĩa với việc họ phải có được những quyền lợi từ lợi nhuận của công ty. Vậy, đó là những quyền gì?
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.14156 sec| 817.672 kb