Đặc điểm tâm lý giai đoạn tranh luận tại phiên tòa hình sự

20/03/2023
Nguyễn Ngọc Nghĩa
Nguyễn Ngọc Nghĩa
Tranh luận tại phiên toà là quá trình giao tiếp tâm lý nhiều chiều diễn ra giữa một bên là kiểm sát viên, người bị hại, nguyên đơn dân sự, người có quyền lợi liên quan đến vụ án với một bên là bị cáo, người bào chữa, bị đơn dân sự, người có nghĩa vụ liên quan đến vụ án (thường là giữa một bên là kiểm sát viên và một bên là luật sư, bị cáo), trong đó chủ toạ phiên toà giữ vai trò điều khiển tranh luận. Mục đích chủ yếu của bài phát biểu trong tranh luận là giúp cho hội đồng xét xử có cơ sở để suy nghĩ nhằm giải quyết dứt điểm các vấn đề khi nghị án.

Mục đích chủ yếu của bài phát biểu trong tranh luận là giúp cho hội đồng xét xử có cơ sở để suy nghĩ nhằm giải quyết dứt điểm các vấn đề khi nghị án. Ngoài ra, các bên tranh luận cần phải tổng hợp lại nội dung lĩnh hội được trong suốt quá trình xét hỏi trước sự có mặt của những người dự phiên toà nhằm đảm bảo tác dụng giáo dục của việc xét hỏi. Để đạt được những mục đích này, tất cả những người tham gia tranh luận phải thực hiện những nhiệm vụ sau:

- Phân tích bằng lời mô hình về vụ án đã xảy ra trên cơ sở vị trí tố tụng của bản thân. Với những thái độ khác nhau đối với vụ án, những mô hình tái tạo lại của họ có thể cũng khác nhau, có thể họ chỉ xem xét những tình tiết nào đó mà họ cho rằng nó cần thiết để thu hút sự chú ý của Toà án. Mỗi người tham gia tranh luận trình bày mô hình về vụ án của mình kết hợp với việc phân tích những mô hình vụ án và những tình tiết mà những người tham gia tranh luận khác đã đưa ra. Trong một số trường hợp, không bắt buộc người tham gia tranh luận phải trình bày lời giải thích của mình về mô hình vụ án đã xảy ra, mà có quyền chỉ trình bày những lý lẽ phủ nhận mô hình vụ án, phủ nhận những tình tiết nào đó mà những người tham gia tranh luận khác bảo vệ.

- Trình bày trước hội đồng xét xử lời đề nghị của mình, lời giới thiệu của mình về hoạt động thiết kế của Toà án (về việc ra bản án, quyết định). Lời đề nghị đó làm cơ sở để Toà án thực hiện hoạt động thiết kế. Lời đề nghị sẽ càng có sức thuyết phục hơn nếu nó dựa vào mô hình về vụ án đã được chứng minh trong quá trình xét hỏi.

- Thực hiện chức năng giáo dục chung theo thủ tục tố tụng. Mỗi người tham gia tranh luận đều cố gắng thuyết phục Toà án theo đề nghị của mình về mô hình vụ án đã xảy ra mà họ cho là đúng. Tất cả những người có mặt tại phiên toà cần phải hiểu rõ quá trình thuyết phục này tại phiên toà nhằm đảm bảo vai trò giáo dục trong tranh luận.

Tranh luận tại phiên toà là quá trình giao tiếp tâm lý nhiều chiều diễn ra giữa một bên là kiểm sát viên, người bị hại, nguyên đơn dân sự, người có quyền lợi liên quan đến vụ án với một bên là bị cáo, người bào chữa, bị đơn dân sự, người có nghĩa vụ liên quan đến vụ án (thường là giữa một bên là kiểm sát viên và một bên là luật sư, bị cáo), trong đó chủ toạ phiên toà giữ vai trò điều khiển tranh luận.

Xuất phát từ vị trí tố tụng khác nhau, mỗi bên tranh luận hướng tới những mục đích khác nhau và họ đều hết sức cố gắng đạt được mục đích của mình, thuyết phục hội đồng xét xử theo đề nghị của mình. Do đó, bài phát biểu của các bên tranh luận phải đạt được các yêu cầu sau:

- Các bài phát biểu phải đảm bảo kích thích hoạt động tư duy của Toà án nhằm giúp Toà ấn phân tích và tổng hợp tất cả các chứng cứ đã tiếp nhận được trong quá trình xét hỏi, phải giúp Toà án phát hiện những chứng cứ có mâu thuẫn cần phải tranh luận. Phải xác định đúng phạm vi những vấn đề cần phải giải quyết khi tranh luận.

- Những nhiệm vụ đã trình bày ở trên sẽ xác định cả hình thức trình bày, kết cấu bài phát biểu của những người tham gia tranh luận. Mục đích chủ yếu là phải phân tích tỉ mỉ, lôgic các chứng cứ và mối quan hệ giữa chúng. Yếu tố xúc cảm trong lời phát biểu luôn luôn phải hướng tới đảm bảo trình bày những lý lẽ, những chứng cứ và mối quan hệ giữa các chửng cứ sao cho dễ hiểu, rõ ràng nhất. Thái độ xúc cảm khi trình bày phải làm cho mọi người chú ý đến những lý lẽ trình bày, phải đảm bảo tư duy liên tục ở người nghe khi trình bày lý lẽ, chứng cứ và những mối quan hệ giữa chúng.

- Mỗi bài phát biểu tại phiên toà nhất thiết phải được xây dựng kết hợp với tác động tâm lý cụ thể đến tất cả những người có mặt tại phiên toà. Vì vậy, cần phải thay đổi nhịp điệu, âm điệu của bài phát biểu, của lập luận về tình huống này hay tình huống khác tức là phải diễn cảm sao cho phù hợp với nội dung trình bày, như vậy sẽ giúp cho người nghe dễ hiểu hơn.

- Trong khi trình bày bài phát biểu phải luôn luôn nhớ lại những đặc điểm chung của bài phát biểu. Những câu nói không tự nhiên, dập khuôn mà những người nghe đã nghe và người phát biểu đã đọc nhiều lần không những không kích thích tư duy, không gây xúc động mà ngược lại có thể làm cho người nghe không hiểu được. Có thể nói ảnh hưởng của bài phát biểu phụ thuộc trực tiếp vào vốn ngôn ngữ phong phú của người phát biểu, vào kĩ năng của họ trong việc kích thích quá trình tư duy và xúc cảm ở người nghe.

- Bài phát biểu tại phiên toà phải đảm bảo phối hợp trong nó cả hai yếu tố xúc cảm và lôgic. Bài phát biểu không được chỉ tác động đến trạng thái xúc cảm của thẩm phán và của tất cả những người có mặt tại phiên toà. Mỗi bài phát biểu phải đảm bảo cả tính logic, phải giúp Toà án hiểu kĩ, phân tích và tổng hợp những chứng cứ đã hiểu rõ trong quá trình thẩm vấn. Song khuynh hướng trước tiên là phải tác động đến tình cảm. Sự biểu cảm bằng nét mặt, điệu bộ, sự chuyển giọng thái quá có thể làm sai lệch đi nội dung thuyết phục đó. Song song với phân tích lôgic, bài phát biểu nhất thiết phải chứa đựng cả phân tích tâm lý. Phân tích tâm lý về xử sự của người bị hại, của những người làm chứng. Đặc biệt cần phân tích tâm lý về nhân cách của bị cáo một cách tỉ mỉ. cần phải nghiên cứu tỉ mỉ hơn điều kiện hình thành nhân cách bị cáo, hoàn cảnh trước khi phạm tội, trong khi phạm tội... Cuối cùng phân tích tâm lý về hoạt động điều tra và xét xử cụ thể, thứ tự tiến hành chúng, khả năng nhận thức sai, phân tích tâm lý về giá trị chứng minh của những chứng cứ này hay chứng cứ khác, xử sự và hành vi của các nhà chức trách trong khi tiến hành hoạt động điều tra và xét xử có ảnh hưởng tới giá trị chứng minh của những chứng cứ được xác định.

0 bình luận, đánh giá về Đặc điểm tâm lý giai đoạn tranh luận tại phiên tòa hình sự

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.24634 sec| 950.219 kb