Sản phẩm
Tin tức
Khía cạnh tâm lý trong thi hành án dân sự
Trong tố tụng dân sự thi hành án có vị trí đặc biệt quan trọng, bởi vì bản án và quyết định của toà án dân sự, cho dù có nghiêm minh, khách quan, công bằng đến đâu đi nữa, cũng chẳng còn mấy ý nghĩa nếu bản án và quyết định đó không được thi hành hoặc thi hành không nghiêm.
Đặc điểm tâm lý của đương sự trong vụ án dân sự
Đương sự trong vụ án dân sự bao gồm nguyên đơn, bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Đương sự có thể là cá nhân, cơ quan, tổ chức, nhưng trong trường họp là cơ quan, tổ chức thì tại toà án, những cơ quan, tổ chức này cũng được đại diện bởi những cá nhân.
Đặc điểm tâm lý trong giai đoạn nghị án và tuyên án
Sau khi kết thúc phần tranh luận, hội đồng xét xử rời phòng xử án, chuyển sang một phòng riêng, gọi là phòng nghị án. Tại đây, các vấn đề của vụ án được hội đồng xét xử đưa ra thảo luận một lần nữa và sau đó, biểu quyết đưa ra bản án. Như vậy, trong giai đoạn nghị án, hội đồng xét xử kết thúc việc thực hiện cả chức năng nhận thức lẫn chức năng thiết kế.
Đặc điểm tâm lý của giai đoạn tranh luận tại phiên tòa
Giai đoạn này có ý nghĩa to lớn và ngày càng có vai trò quan trọng trong hoạt động tố tụng nói chung và tố tụng dân sự nói riêng ở nước ta. Nó tạo cho các bên khả năng đưa ra yêu cầu một cách có cơ sở hơn, đưa ra mọi chứng cứ cần thiết và phòng ngừa sự lạm quyền của bất kì bên nào. Còn với hội đồng xét xử, thông qua việc lắng nghe các bên phát biểu về đánh giá chứng cứ, đề xuất quan điểm của mình về việc giải quyết vụ án, hội đồng xét xử có thể xem xét vụ án một cách đầy đủ, toàn diện và khách quan. Như vậy, ở giai đoạn này, chức năng nhận thức vẫn giữ vị trí trung tâm.
Đặc điểm tâm lý của giai đoạn hỏi tại phiên tòa
Đây là giai đoạn mà trong đó hội đồng xét xử xác định các tình tiết của vụ án bằng việc trực tiếp nghe lời trình bày của các đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ và sau đó là hỏi từng người về từng vấn đề. Như vậy, chức năng nhận thức là chức năng trung tâm của giai đoạn này.
Đặc điểm tâm lý của giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án dân sự
Hiệu quả của hoạt động xét xử vụ án dân sự phụ thuộc vào việc nghiên cứu hồ sơ, tài liệu vụ án của các thành viên hội đồng xét xử trong giai đoạn chuẩn bị xét xử. Tại phiên toà, mô hình vụ án phát huy tác dụng là mô hình hình thành trong quá trình chuẩn bị xét xử.
Đặc điểm tâm lý trong hoạt động điều tra vụ án dân sự
Đây là hoạt động tố tụng được thực hiện ngay sau khi thụ lý vụ án, là quá trình Toà án tiến hành thu thập, chuẩn bị cơ sở pháp lý cho việc giải quyết vụ án dân sự. Trong tố tụng dân sự, mặc dù nghĩa vụ chúng minh thuộc về đương sự, song việc Toà án tiến hành điều tra theo yêu cầu của đương sự là cần thiết.
Đặc điểm tâm lý của hoạt động thụ lý vụ án dân sự
Thụ lý vụ án là một hoạt động của Toà án được tiến hành ngay sau khi có đơn khởi kiện, trong đó Toà án xem xét và xác định các yêu cầu khởi kiện có phát sinh vụ án dân sự hay không. Nói cách khác, khi thụ lý vụ án, Toà án xác định việc khởi kiện có đủ điều kiện để hình thành một vụ án dân sự hay không, và ghi vào sổ thụ lý vụ án theo quy định của pháp luật.
Đặc điểm tâm lý của đương sự trong khởi kiện vụ án dân sự
Khởi kiện vụ án dân sự là quyền tố tụng của cá nhân, pháp nhân, các cơ quan, các tổ chức xã hội khi tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự, được thực hiện bằng việc chủ thể có quyền và lợi ích hợp pháp bị vi phạm hoặc bị tranh chấp gửi đơn yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Đặc điểm tâm lý của người làm chứng tại phiên tòa
Đặc điểm tâm lý của người làm chứng vẫn tiếp tục được hình thành trong suốt thời gian từ sau khi lấy lời khai ở giai đoạn điều tra sơ bộ đến khi thẩm vấn tại phiên toà. Ảnh hưởng của giao tiếp có thể đóng vai trò quan trọng trong quá trình này.
Đặc điểm tâm lý giai đoạn nghị án và tuyên án
Giai đoạn nghị án có đặc điểm là giao tiếp tâm lý chỉ diễn ra giữa các thành viên của hội đồng xét xử. Bộ luật tố tụng hình sự đã quy định các thành viên của hội đồng xét xử không được giao tiếp với bất kì ai khi bước vào giai đoạn này. Bản án mà Toà án tuyên phải đúng, hình phạt phải phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội và nhân cách của bị cáo, phải có sức thuyết phục, có tính giáo dục cao, bản án phải rõ ràng, sáng sủa, dễ hiểu...
Đặc điểm tâm lý giai đoạn tranh luận tại phiên tòa hình sự
Tranh luận tại phiên toà là quá trình giao tiếp tâm lý nhiều chiều diễn ra giữa một bên là kiểm sát viên, người bị hại, nguyên đơn dân sự, người có quyền lợi liên quan đến vụ án với một bên là bị cáo, người bào chữa, bị đơn dân sự, người có nghĩa vụ liên quan đến vụ án (thường là giữa một bên là kiểm sát viên và một bên là luật sư, bị cáo), trong đó chủ toạ phiên toà giữ vai trò điều khiển tranh luận. Mục đích chủ yếu của bài phát biểu trong tranh luận là giúp cho hội đồng xét xử có cơ sở để suy nghĩ nhằm giải quyết dứt điểm các vấn đề khi nghị án.
Đặc điểm tâm lý giai đoạn xét hỏi tại phiên tòa
Trong giai đoạn này, hội đồng xét xử tiến hành nghiên cứu và kiểm tra tất cả các chứng cứ của vụ án đã được thu thập và hệ thống trong tài liệu điều tra, kiểm tra, xác minh tất cả các nguồn thông tin và những thông tin do các nguồn này cung cấp trên cơ sở đó khôi phục lại mô hình về vụ án đã xảy ra, về hành động, về thái độ và thuộc tính nhân cách của bị cáo.
Đặc điểm tâm lý giai đoạn chuẩn bị xét xử, bắt đầu phiên tòa hình sự
Đặc điểm cơ bản của hoạt động xét xử vụ án hình sự là tính giai đoạn. Hoạt động xét xử theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự gồm nhiều giai đoạn, diễn ra liên tục nhằm đảm bảo điều kiện nghiên cứu chứng cứ hợp lý nhất, tạo điều kiện xác định sự thật trong quá trình xét xử. Trong các giai đoạn này, sự kết hợp giữa các chức năng tâm lý của hoạt động xét xử là khác nhau.
Đặc điểm tâm lý của người nhận dạng trong hoạt động nhận dạng
Trong điều tra, nhận dạng là một hoạt động điều tra có ý nghĩa thực tiễn rất lớn. Thông thường hoạt động nhận dạng chỉ được thực hiện sau khi cơ quan điều tra đã thực hiện được một số hoạt động điều tra cơ bản nhất, (hỏi cung, khám nghiệm hiện trường, lấy dấu vết...) khi điều tra viên đã nắm được nội dung chủ yếu của vụ án đã xảy ra. Nhận dạng là hoạt động điều tra, trong đó điều tra viên đưa người, vật hoặc ảnh cho người làm chứng, người bị hại hoặc bị can xác nhận người, vật hoặc ảnh đó.