Đặc điểm tâm lý của người nhận dạng trong hoạt động nhận dạng

17/03/2023
Phạm Nhật Thăng
Phạm Nhật Thăng
Trong điều tra, nhận dạng là một hoạt động điều tra có ý nghĩa thực tiễn rất lớn. Thông thường hoạt động nhận dạng chỉ được thực hiện sau khi cơ quan điều tra đã thực hiện được một số hoạt động điều tra cơ bản nhất, (hỏi cung, khám nghiệm hiện trường, lấy dấu vết...) khi điều tra viên đã nắm được nội dung chủ yếu của vụ án đã xảy ra. Nhận dạng là hoạt động điều tra, trong đó điều tra viên đưa người, vật hoặc ảnh cho người làm chứng, người bị hại hoặc bị can xác nhận người, vật hoặc ảnh đó.

1- Khái niệm hoạt động nhận dạng trong điều tra

Trong điều tra, nhận dạng là một hoạt động điều tra có ý nghĩa thực tiễn rất lớn. Thông thường hoạt động nhận dạng chỉ được thực hiện sau khi cơ quan điều tra đã thực hiện được một số hoạt động điều tra cơ bản nhất, (hỏi cung, khám nghiệm hiện trường, lấy dấu vết...) khi điều tra viên đã nắm được nội dung chủ yếu của vụ án đã xảy ra.

Trong hoạt động nhận dạng, người tham gia là người đã khai báo trước cơ quan điều tra viên những tình tiết của vụ án mà họ nắm được. Thông thường đó là những tình tiết mà họ trực tiếp được chứng kiến. Chính lời khai của những người này sẽ được kiểm tra, phân tích và cụ thể hóa trong quá trình điều tra.

Nhận dạng là hoạt động điều tra, trong đó điều tra viên đưa người, vật hoặc ảnh cho người làm chứng, người bị hại hoặc bị can xác nhận người, vật hoặc ảnh đó.

Hoạt động nhận dạng chỉ đạt được kết quả khi đã tiến hành đầy đủ các hoạt động hỏi cung, nhất là khi người nhận dạng đã khai báo một cách chính xác, trung thực.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hình sự của Công ty Luật TNHH Everest

2- Đặc trưng tâm lý của người nhận dạng trong hoạt động nhận dạng

Một đặc điểm hết sức quan trọng của hoạt động nhận dạng là người nhận dạng sẽ thực hiện hay tham gia biết trước về hoạt động điều tra. Do nắm được trước nội dung hoạt động, nên người nhận dạng sẽ chủ động suy nghĩ về phương pháp, điều kiện và những thái độ tâm lý cần thể hiện trong khi nhận dạng.

Đặc điểm của hoạt động nhận dạng còn thể hiện ở chỗ sự tham gia nhận dạng mang tính tự nguyện, tự giác cao. Nếu không có sự tự nguyện tham gia thì hoạt động nhận dạng hoàn toàn không thể thực hiện được. Mặt khác hoạt động nhận dạng đòi hỏi các thành viên tham gia phải có trạng thái tâm lý tích cực. Chính trạng thái tâm lý này sẽ tạo tiền đề cho các yếu tố chủ động, sáng tạo kiên quyết và dứt khoát của người nhận dạng.

Hoạt động nhận dạng phải được tiến hành đúng theo khuôn khổ luật định. Điều này có nghĩa là nó chỉ được thực hiện khi người tham gia nhận dạng đã miêu tả về một người, một sự vật, một đối tượng và sẽ nhân được nếu như chúng lại xuất hiện trước mắt họ một lần nữa. Hoạt động nhận dạng được tiến hành sau khi hỏi cung sẽ làm tăng giá trị khách quan trong lời khai của một người nào đó về những người hay sự vật mà họ đã miêu tả trong khi hỏi cung.

Trong hoạt động hỏi cung, sự miêu tả đối tượng bằng lời có thể không được thể hiện một cách đầy đủ, trọn vẹn về sự vật trong thế giới khách quan. Trong khi đó sự nhận dạng đối tượng lại được thực hiện bàng cách so sánh những dấu hiệu cố định của đối tượng mà người nhận dạng đã thấy trước đây với đối tượng mà cơ quan điều tra đưa ra để nhận dạng. Trong khi hỏi cung những dấu hiệu nói trên có thể không được đề cập đến. Trường hợp như vậy người nhận dạng buộc phải tăng cường hoạt động tư duy, nhớ lại các đặc điểm mà thực tế mình đã chứng kiến ở đối tượng nhận dạng.

Trong nhận dạng, sự tri giác đối tượng trong thực tế - đối tượng nhận dạng, bao giờ cũng kích thích quá trình hồi tưởng lại - nhớ lại của người nhận dạng.

Quá trình nhận dạng được tiến hành dưới hai dạng chủ yếu là phân tích và tổng hợp. Trong dạng tổng hợp người nhận dạng rút ra kết luận bằng tri giác chung đối với đối tượng nhận dạng, chứ không phải phân tích từng dấu hiệu của đối tượng nhận dạng.

Trong điều tra, nhận dạng phân tích được áp dụng thông qua việc tìm và phân chia đối tượng thành từng bộ phận, từng dấu hiệu, chi tiết riêng biệt để rồi sau đó tổng hợp lại, để rút ra sự trùng lặp hay khác biệt giữa các sự vật. Trong hình thức nhận dạng này, điều tra viên cần chú ý đến đặc điểm tâm lý và khả năng nhận thức của người nhận dạng để tổ chức hoạt động nhận dạng một cách hợp lý.

Trong cả hai phương pháp nhận dạng nói trên, con người phân biệt các đối tượng nhận dạng theo các dấụ hiệu cơ bản sau đây: (i) Dấu hiệu phẫu thuật; (ii) Dấu hiệu chức năng; (iii) Dấu hiệu xã hội.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hành chính của Công ty Luật TNHH Everest

Hoạt động nhận dạng cũng như toàn bộ các hoạt động tư duy của người nhận dạng đều phụ thuộc vào trạng thái tâm lý tích cực của người nhận dạng. Ngoài ra khả năng nhận dạng còn phụ thụộc vào trí nhớ, và khoảng cách giữa thời gian tri giác đối tượng và thời gian nhận dạng đối tượng.

Hoạt động nhận dạng là một quá trình nhận rất phức tạp. Vì vậy, trong điều tra, điều tra viên không được phép thoâ mãn với mọi kết quả nhận dạng. Mà cần chú ý kiểm tra lại các kết quả nhận dạng. Khi kiểm tra đánh giá kết quả nhận dạng, điều tra viên cần đặc biệt chú ý đến sự thể hiện ý chí của người nhận dạng.

Nhận dạng là một hoạt động tố tụng phức tạp. Vì vậy, việc tiến hành nhận dạng không được phép vượt ra ngoài khuôn khổ luật định. Nhận dạng là một hoạt động đòi hỏi phải có những phẩm chất tâm lý nhất định. Đề hoạt động nhận dạng có kết quả, điều tra viên cần áp dụng các biện pháp khôi phục hình ảnh của sự vật lưu lại trong trí nhớ của người nhận dạng, kích thích tích cực về tâm lý và tính kiên quyết về mặt ý chí của người nhận dạng làm cơ sở cho hoạt động nhận dạng.

Trong điều tra, các dạng hoạt động nhận dạng cơ bản đều do người nhận dạng thực hiện, vì vậy kết quả nhận dạng phụ thuộc rất nhiều vào sự chuẩn bị về tâm lý đối với người nhận dạng. Kết quả tích cực trong nhận dạng chỉ có thể đạt được trong điều kiện người nhận dạng thực sự mong muốn và tự giác thực hiện các quá trình tư duy. Xuất phát từ lý do này mà trong điều tra tội phạm, điều tra viên không được phép thoả mãn trước sự đồng ý làm người nhận dạng của một người nào đó. Sau khi được đương sự nhận lời, điều tra viên cần tiến hành ngay bước chuẩn bị tâm lý chu đáo, kỹ càng cho người nhận dạng nhằm làm cho người nhận dạng luôn luôn có trạng thái tâm lý tích cực và ổn định để từ đó họ có thể nhớ lại hình ảnh mà mình tri giác trước kia một cách chính xác đồng thời tích cực nghiên cứu, so sánh đối tượng nhận dạng và biểu lộ ý chí một cách dứt khoát.

Xem thêm: Thù lao luật sư và Chi phí pháp lý tại Công ty Luật TNHH Everest

Trong khi chuẩn bị cho hoạt động nhận dạng, điều tra viên cần chú ý kiểm tra khả năng của người nhận dạng trong hoạt động nhận dạng và trong thời điểm tiến hành nhận dạng. Điều tra viên cũng có thể tiến hành một số thí nghiệm nhất định nhằm giúp người nhận dạng một số kiến thức phân tích về đối tượng nhận dạng. Khi chuẩn bị cho hoạt động nhận dạng có thể sử dụng ảnh và một số tư liệu khác làm phương tiện bồi dưỡng kiến thức nhận dạng. Hình thức chuẩn bị này thường đem lại những yếu tố tích cực về mặt tâm lý đối với người nhận dạng. Bởi vì, thông qua sự hỗ trợ (của những phương tiện) nói trên, người nhận dạng sẽ giải quyết vấn đề tổng hợp các đặc điểm cửa người trong ảnh một cách nhanh chóng, thông qua đó họ sẽ phân tích đối tượng nhận dạng trong thực tế một cách mau lẹ, chính xác.

Trong nhận dạng, điều kiện nhận dạng cũng có ý nghĩa rất lớn đối với kết quả nhận dạng (nơi để sự vật, ánh sáng, sự sắp xếp các chi tiết cần nhận dạng). Nếu điều kiện nhận dạng càng giống với điều kiện thực tế mà trước kia người nhận dạng đã tri giác thì hoạt động nhận dạng càng diễn ra nhanh chóng, thuận lợi.

Về hoạt động nhận dạng, hiện nay còn có một số ý kiến tranh luận về số lượng đối tượng đưa ra nhận dạng. Tuy nhiên đa số ý kiến đều nhất trí cho rằng không nên đưa quá nhiều đối tượng ra nhận dạng. Vì nếu làm như vậy sẽ chi phối sự chú ý của người nhận dạng, gây khó khăn chó họ trong việc phân tích, tổng hợp từng đối tượng nhận dạng. Mặt khác cũng không nên đưa ra quá ít (thậm chí là duy nhất) đối tượng nhận dạng, bởi vì hiện tượng này sẽ dễ dẫn người ta tới những sai lầm trong nhận thức. Nhận dạng đối tượng duy nhất chỉ được áp dụng trong trường hợp đặc biệt - nhận dạng người tốt. Ví dụ, nhận dạng một người bị chết cháy hay chết vì tai nạn giao thông đòi hỏi cơ quan điều tra phải chuẩn bị thật tốt về mặt tâm lý đối với người nhận dạng, thậm chí có thể làm mất đi những trạng thái tâm lý tích cực cần thiết ở người nhận dạng.

Trong khi nhận dạng, điều tra viên cũng cần phải hoạt động tích cực. Họ không được phép bỏ qua mọi cử chỉ của người nhận dạng. Đặc biệt là phải chú ý nắm bắt được các biểu hiện thoả hiệp thiếu kiên quyết của người nhận dạng và đồng thời nhanh chóng khắc phục những hiện tượng tiêu cực này.

Việc theo dõi thái độ trả lời - kết luận của người nhận dạng có ý nghĩa điều tra hết sức quan trọng. Khi người nhận dạng kết luận “đúng” “không đúng” không có nghĩa là mọi việc đã kết thúc. Trái lại phải chú ý tới thái độ trả lời của đương sự một cách chặt chẽ (ví dụ lời khẳng định “đúng” được phát ra một cách mạnh mẽ, dứt khoát hay rụt rè, lưỡng lự”. Hiện nay, các cơ quan điều tra của chúng ta đã mạnh dạn sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại để ghi lại hành vi, cử chỉ của họ trong khi nhận dạng (máy ghi âm, ghi hình...) lẽ dĩ nhiên việc dùng cả phương tiện kỹ thuật này cũng cần phải được tính toán hợp lý để tránh gây căng thẳng tâm lý với người nhận dạng.

Trong nhận dạng, nếu việc nhận dạng có thể thực hiện với sự hỗ trợ của nhiều cơ quan cảm giác khác nhau (nhìn - mắt, nghe giọng nói - tai...) thì tốt hơn hết là tiến hành nhận dạng với sự hỗ trợ của từng cơ quan cảm giác riêng biệt. Bải vì làm như vậy sẽ tạo điều kiện cho việc tập trung sự chú ý của đương sự, đồng thời tránh những nhàm lẫn đáng tiếc có thể xảy ra (khi cùng một lúc người nhận dạng phải chi phối suy nghĩ của mình cho hai hoặc nhiều hành vi khác nhau). Lẽ tất nhiên để các hoạt động nhận dạng không làm ảnh hưởng hay chi phối lẫn nhau, điều tra viên cần bố trí sắp xếp điều kiện nhận dạng hợp lý. Ví dụ, cho nghe giọng của đối tượng nhận dạng trước, sau đó cho gặp đối tượng nhận dạng để nhận mặt...

Việc nhận dạng một số đối tượng là con người bao giờ cũng rất phức tạp, bất ngờ. Vì vậy để kết quả nhận dạng thực sự chính xác, cơ quan điều tra có thể thay đổi điều kiện tri giác đối tượng, thậm chí thay đổi hình dạng của đối tượng... Tất nhiên hoạt động nhận dạng theo tình huống mới này sẽ làm phức tạp thêm hoạt động tư duy của người nhận dạng, đồng thời đòi hỏi phải nỗ lực chủ động, sáng tạo trong khi thực hiện vai trò của mình.

Hoạt động chuẩn bị của điều tra viên đối với người nhận dạng bao gồm việc thông báo mục đích hoạt động nhận dạng, thời gian nhận dạng, và yêu cầu thái độ trong khi nhận dạng... Trước khi nhận dạng cần giải thích cho đương sự biết về sự cần thiết phải tri giác một cách đầy đủ, kỹ càng sự vật thực tế, sự cần thiết phải phân tích, tổng hợp tất cả các thành phần của sự vật, so sánh hình ảnh tư duy với sự vật thực tế và tập trung chú ý trong khi nhận dạng.

Điều tra viên cần chú ý hướng dẫn, tác động đối với người nhận dạng, để họ huy động ở mức độ cao nhất khả năng tư duy của bản thân. Việc dùng các tác động tâm lý để củng cố tinh thần người nhận dạng càng có ý nghĩa đặc biệt khi người nhận dạng buộc phải rút ra kết luận nhận dạng một người đã đe dọa giết mình, hoặc thân nhân của mình.

Nếu khi tiến hành nhận dạng mà xuất hiện những biểu hiện có tính chất đe dọa nguy hiểm, điều tra viên cũng cần chú ý ngăn ngừa những cử chỉ, hành vi đe dọa người nhận dạng ngay tại thời gian nhận dạng. Thực tế cho thấy trong nhiều trường hợp kết quả nhận dạng hết sức bi quan do trong khi nhận dạng, điều tra viên đã để bị can khống chế người nhận dạng.

Trong thực tiễn có không ít trường hợp người nhận dạng thực hiện hoạt động nhận dạng không phải bằng sự so sánh, xác định sự trùng hợp của sự vật mình đã chứng kiến và sự vật đưa ra nhận dạng, mà lại bị độc đoán theo cử chỉ hoặc lời giải thích của điều tra viên. Việc nhận dạng mò như vậy là hết sức nguy hiểm, dễ dẫn hoạt động điều tra đến những sai lầm đáng tiếc. Như vậy, trong hoạt dộng chuẩn bị của điều tra viên đối với người nhận dạng cũng cần nhằm vào việc khắc phục những sai sót này.

(Tổng hợp từ Giáo trình Tâm lý học Tư pháp - Đại học Luật Hà Nội và một số nguồn khác)

Xem thêm: Dịch vụ luật sư bào chữa trong vụ án hình sự của Công ty Luật TNHH Everest

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Đặc điểm tâm lý của người nhận dạng trong hoạt động nhận dạng được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Đặc điểm tâm lý của người nhận dạng trong hoạt động nhận dạng  có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66  527 527, E-mail: info@everest. org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Đặc điểm tâm lý của người nhận dạng trong hoạt động nhận dạng

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.41129 sec| 991.156 kb