Đạo đức kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh

06/07/2024
Nguyễn Kim Chi
Nguyễn Kim Chi
Giữa kinh doanh và đạo đức luôn có sự mâu thuẫn. Từ đó đã nảy sinh xung đột không thể tránh khỏi trong quan niệm về đạo đức kinh doanh, do sự khác biệt về lợi ích của công ty với lợi ích của người lao động, người tiêu dùng và toàn thể xã hội. Cụ thể ở đây ta sẽ đề cập đến vấn đề cạnh tranh không lành mạnh trong pháp luật thương mại.

1- Đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp

Trước hết, giữa kinh doanh và đạo đức luôn có sự mâu thuẫn. Một là, xã hội luôn mong muốn các doanh nghiệp tạo ra nhiều việc làm lương cao, mặt khác những doanh nghiệp này lại mong muốn giảm bớt chi phí và nâng cao năng suất lao động. Hai là, người tiêu dùng luôn mong muốn mua hàng với giá thấp nhất, còn các cơ sở thương mại lại muốn có lãi suất cao nhất. Ba là, xã hội mong muốn giảm ô nhiễm môi trường, nhưng mà các doanh nghiệp lại muốn giảm tối đa chi phí phát sinh khi tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất của họ. Từ đó đã nảy sinh xung đột không thể tránh khỏi trong quan niệm về đạo đức kinh doanh, do sự khác biệt về lợi ích của công ty với lợi ích của người lao động, người tiêu dùng và toàn thể xã hội. Cụ thể ở đây ta sẽ đề cập đến vấn đề cạnh tranh không lành mạnh trong pháp luật thương mại.

Trên thực tế, trong giai đoạn từ năm 2017 đến 2021, các cơ quan có thẩm quyền đã tiến hành điều tra theo thủ tục tố tụng cạnh tranh với 18 vụ việc có dấu hiệu vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh theo Luật Cạnh tranh 2004, thu về tổng số tiền phạt 1,621,000,000 đồng. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị điều tra và xử lý tập trung chủ yếu vào các dạng hành vi quy định tại Điều 39 Luật Cạnh tranh 2004 như: quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh, gièm pha doanh nghiệp khác, chỉ dẫn gây nhầm lẫn, bán hàng đa cấp bất chính.

Theo thống kê thì trong vòng 05 năm đã xảy ra 18 vụ cạnh tranh không lành mạnh với tổng số tiền phạt lên đến 1 tỷ 621 triệu đồng. Tuy con số này không quá lớn, nhưng nó đã phản ánh lên một số bất cập còn tồn tại trong Luật cạnh tranh 2004. Chính vì thế, Chính phủ đã ban hành Luật Cạnh tranh 2018, kèm theo 02 nghị định đó là Nghị định số 75/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh và Nghị định số 35/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Cạnh tranh. Trong đó, khái niệm “Hành vi cạnh tranh không lành mạnh” được quy định tại Khoản 6 Điều 3 Luật cạnh tranh 2018 như sau: “Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác”. Khái niệm này đề cao giá trị đạo đức trong kinh doanh và mở rộng cụ thể hơn so với Khoản 4 Điều 3 Luật cạnh tranh 2004. Bên cạnh đó, Điều 45 Luật cạnh tranh 2018 đã mở rộng phạm vi và cụ thể hóa các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm hơn so với Điều 39 Luật Cạnh tranh 2004. Và các hành vi vi phạm cạnh tranh không lành mạnh thì mức phạt tiền tối đa là 2.000.000.000 đồng được quy định tại Khoản 3 Điều 111 Luật cạnh tranh 2018.

Như vậy, từ sự lệch lạc về chuẩn mực đạo đức kinh doanh (tham lam, hám danh lợi, ích kỉ, …) mà trở thành một vấn nạn kinh tế (cạnh tranh không lành mạnh) đến vi phạm pháp luật cạnh tranh trong lĩnh vực thương mại. Ta có thể khẳng định rằng, chuẩn mực đạo đức có ảnh hưởng lớn tới việc thực thi pháp luật trên thực tế.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về Sáp nhập và Mua lại doanh nghiệp (M&A) của Công ty Luật TNHH Everest

2- Đề xuất giải pháp hạn chế hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong pháp luật thương mại

Dựa trên những phân tích thực tiễn về chuẩn mực đạo đức trong pháp luật thương mại, để cân bằng lợi ích của các doanh nghiệp thì dưới đây là một số đề xuất, biện pháp hạn chế cạnh tranh không lành mạnh trong kinh doanh.

Một là quy định lại mức phạt đối với hành vi vi phạm cạnh tranh không lành mạnh. Mặc dù hiện tại, mức phạt tối đa mà Luật Cạnh tranh hiện hành quy định đã cụ thể là 2 tỷ đồng, tức là số tiền phạt này đang bị giới hạn ở một con số nhất định, nhưng trên thực tế, thiệt hại mà cạnh tranh không lành mạnh có thể lớn hơn rất nhiều. Điều 111 Luật Cạnh tranh 2018 có thể sửa đổi như sau: “Mức phạt tiền cho hành vi vi phạm cạnh tranh không lành mạnh được tính bằng tổng thiệt hại thực tế từ khi doanh nghiệp này bắt đầu thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh với doanh nghiệp kia”.

Hai là thành lập Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia. Với mong muốn xây dựng mô hình cơ quan cạnh tranh có vị thế đủ mạnh, độc lập để thực hiện tốt vai trò là cơ quan tổ chức thực thi Luật Cạnh tranh nhằm duy trì, đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng, góp phần ổn định thị trường, phát triển kinh tế, xã hội, trong thời gian tới, Bộ Công Thương cần tiếp tục báo cáo Chính phủ sớm kiện toàn mô hình, tổ chức hoạt động hiệu lực, hiệu quả của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.

Ba là nâng cao đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải đảm bảo chữ “tín”, đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ, thực hiện đúng các tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm, dịch vụ, thực hiện các cam kết dịch vụ sau khi bán như đã bảo đảm với khách hàng, không quảng cáo quá sự thật. Đồng thời, doanh nghiệp cần bỏ tham vọng làm “giàu nhanh” một cách bất chính bằng cách lừa đảo khách hàng, đối tác và phải đảm bảo, tôn trọng lợi ích chính đáng, hợp pháp của khách hàng, đối tác. Thêm vào đó, doanh nghiệp cần hiểu được các quy định pháp luật thương mại trong hoạt động kinh doanh để nắm rõ quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của mình.

Cuối cùng là tuyên truyền, giáo dục pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh. Việc truyền dạy pháp luật này giúp người dân tăng hiểu biết về pháp luật. Từ đó, họ có ý thức rèn luyện đạo đức, tuân thủ pháp luật thương mại và tự biết cách bảo vệ mình trước những chiêu trò lừa đảo lĩnh vực kinh tế.

Tóm lại, muốn hạn chế cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực thương mại, thì hệ thống pháp lý cần được hoàn thiện và tương thích với nhau, đồng thời doanh nghiệp phải nâng cao đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của mình từ quản lí cấp cao đến nhân viên, cũng như giáo dục, rèn luyện đạo đức ngay từ bé cho những thương nhân tài ba thế hệ mai sau.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý thành lập doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Đạo đức kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Đạo đức kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê Luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Đạo đức kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.17255 sec| 961.453 kb