Đạo đức và Ứng xử của Luật sư trong quan hệ với đồng nghiệp

“Luật sư giỏi không phải là người có con mắt quan sát mọi khía cạnh và góc độ của tình huống hay hội tủ đủ mọi phẩm chất, mà là người hết lòng để có thể giúp bạn thoát khỏi tình thế khó khăn”.

Ralph Waldo Emerson, 1803-1882, triết gia đầu tiên của Mỹ

Đạo đức và Ứng xử của Luật sư trong quan hệ với đồng nghiệp

Quan hệ giữa Luật sư với đồng nghiệp: là sự tương tác, chân thành, thấu hiểu giữa những người cùng làm Nghề Luật sư. Có tình đồng nghiệp, các Luật sư luôn có sự tôn trọng, hợp tác, giúp đỡ, bảo vệ lẫn nhau. Từ đó uy tín, vị thế nghề Luật sư được xã hội ghi nhận, tôn vinh. 

Bản chất của quan hệ giữa các luật sư với đồng nghiệp: thuộc về phạm trù đạo đức nhiều hơn. Do đó, pháp luật về luật sư không có nhiều quy phạm điều chỉnh mối quan hệ giữa luật sư và đồng nghiệp. 

Đạo đức và Ứng xử của Luật sư trong quan hệ với đồng nghiệp: được hướng dẫn và quy định cụ thể, chi tiết tại Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 201/QĐ-HĐLSTQ ngày 13/12/2019 của Hội đồng Luật sư Toàn quốc, gồm 19 quy tắc.

Liên hệ

I- QUY ĐỊNH VỀ ĐẠO ĐỨC VÀ ỨNG XỬ CỦA LUẬT SƯ TRONG QUAN HỆ VỚI ĐỒNG NGHIỆP

Đạo đức và Ứng xử của Luật sư trong quan hệ với đồng nghiệp được quy định, hướng dẫn cụ thể, chi tiết tại Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam (ban hành kèm theo Quyết định số 201/QĐ-HĐLSTQ ngày 13/12/2019 của Hội đồng Luật sư Toàn quốc), tại Chương III - Quan hệ đồng nghiệp giữa các Luật sư, gồm 19 quy tắc (từ Quy tắc 17 tới Quy tắc 25).

Quy tắc 17 - Tình đồng nghiệp của luật sư

17.1. Trong giao tiếp, hành nghề luật sư, luật sư phải tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt tuổi tác và thời gian hành nghề.
17.2. Luật sư không để kết quả thắng, thua trong hành nghề làm ảnh hưởng đến tình đồng nghiệp của luật sư.

Quy tắc 18 - Tôn trọng và hợp tác với đồng nghiệp

18.1. Luật sư có ý thức tôn trọng, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp trong hành nghề cũng như trong cuộc sống; góp ý kịp thời khi thấy đồng nghiệp làm điều sai trái, ảnh hưởng đến uy tín nghề nghiệp luật sư.
18.2. Trường hợp các luật sư có quan điểm khác nhau khi bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cùng một khách hàng trong cùng vụ việc, luật sư cần trao đổi để tránh xảy ra mâu thuẫn, gây ảnh hưởng đến tình đồng nghiệp và quyền lợi của khách hàng.

Quy tắc 19 - Cạnh tranh nghề nghiệp

Luật sư không thực hiện các hành vi cạnh tranh không lành mạnh ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đồng nghiệp. Cạnh tranh nghề nghiệp là sự cạnh tranh giữa các luật sư, tổ chức hành nghề luật sư trong hoạt động nghề nghiệp thể hiện qua các biện pháp, phương thức nhất định. Như vậy, thông qua việc cạnh tranh lành mạnh tránh xảy ra mâu thuẫn mối quan hệ đồng nghiệp 

Quy tắc 20 - Ứng xử khi có tranh chấp quyền lợi với đồng nghiệp

20.1. Trường hợp có tranh chấp quyền lợi với đồng nghiệp, luật sư cần thương lượng, hòa giải để giữ tình đồng nghiệp; chỉ thực hiện việc khiếu nại, khởi kiện đồng nghiệp khi việc thương lượng, hòa giải không có kết quả.
20.2. Trước khi khiếu nại, khởi kiện đồng nghiệp, luật sư cần thông báo cho Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư nơi mình là thành viên và Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư nơi đồng nghiệp là thành viên biết để có thể hòa giải.

Quy tắc 21 - Những việc luật sư không được làm trong quan hệ với đồng nghiệp

21.1. Có lời nói, hành vi vu khống, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của đồng nghiệp hoặc gây áp lực, đe dọa đồng nghiệp.

21.2. Thông đồng, đưa ra đề nghị với luật sư của khách hàng có quyền lợi đối lập với khách hàng của mình để cùng mưu cầu lợi ích cá nhân.

21.3. Tiếp xúc, trao đổi riêng với khách hàng đối lập về quyền lợi với khách hàng của mình để giải quyết vụ việc khi biết khách hàng đó có luật sư mà không thông báo cho luật sư đồng nghiệp bảo vệ quyền lợi hoặc luật sư đại diện cho khách hàng đó biết.

21.4. Thuê, trả tiền môi giới khách hàng hoặc môi giới khách hàng cho đồng nghiệp để nhận tiền hoa hồng.

21.5. Thực hiện các hành vi nhằm mục đích giành giật khách hàng như:

21.5.1. So sánh năng lực nghề nghiệp, phân biệt vùng, miền hoạt động hành nghề của luật sư hoặc tổ chức hành nghề luật sư này với luật sư, tổ chức hành nghề luật sư khác;

21.5.2. Xúi giục khách hàng từ chối đồng nghiệp để nhận vụ việc về cho mình hoặc xúi giục khách hàng khiếu nại, tố cáo luật sư đồng nghiệp;

21.5.3. Trực tiếp hoặc sử dụng các nhân viên của mình hoặc người khác làm người lôi kéo, dụ dỗ khách hàng, trước trụ sở các cơ quan tiến hành tố tụng, trại tạm giam, cơ quan nhà nước và các tổ chức khác.

21.6. Áp đặt hoặc cố tình chi phối làm ảnh hưởng đến tính độc lập, khách quan trong hành nghề của đồng nghiệp có quan hệ phụ thuộc với luật sư như quan hệ thầy - trò, cấp trên - cấp dưới, huyết thống, thân thuộc.

21.7. Có hành vi tạo thành phe, nhóm giữa các luật sư để cô lập đồng nghiệp trong quá trình hành nghề.

21.8. Thực hiện việc liên kết, liên danh, thành lập nhóm luật sư hoạt động trái với quy định của pháp luật về luật sư, Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam và Bộ Quy tắc đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư.

Quy tắc 22 - Ứng xử của luật sư trong tổ chức hành nghề luật sư

22.1. Luật sư tôn trọng, cư xử đúng mực với đồng nghiệp, nhân viên trong tổ chức hành nghề luật sư.

22.2. Luật sư trong tổ chức hành nghề luật sư có biện pháp hợp lý trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình để đảm bảo tổ chức hành nghề luật sư, các thành viên trong tổ chức tuân thủ Bộ quy tắc; chịu trách nhiệm hoặc liên đới chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm trong tổ chức hành nghề luật sư nếu:

22.2.1. Yêu cầu thực hiện hành vi vi phạm hoặc đồng ý với hành vi vi phạm đã xảy ra;

22.2.2. Biết hành vi vi phạm đã xảy ra trong khi có thể tránh được hoặc giảm nhẹ hậu quả nhưng đã không có biện pháp khắc phục.

Quy tắc 23 - Ứng xử của luật sư hành nghề với tư cách cá nhân: 

23.1. Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân không để bị chi phối bởi các yêu cầu, quy định nội bộ của cơ quan, tổ chức để làm trái pháp luật, Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư.

23.2. Trong phạm vi công việc được phân công phụ trách, nếu phát hiện cán bộ, nhân viên của cơ quan, tổ chức chuẩn bị hoặc đang có hành vi vi phạm pháp luật hoặc vi phạm quy định nội bộ của cơ quan, tổ chức có khả năng gây thiệt hại đến lợi ích của cơ quan, tổ chức, thì luật sư cần giải thích và đưa ra ý kiến để người đó từ bỏ ý định hoặc dừng hành vi vi phạm.

Trong trường hợp cần thiết, luật sư cần báo cáo với người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức về hành vi vi phạm.

Quy tắc 24 - Quan hệ với người tập sự hành nghề luật sư: 

24.1. Luật sư hướng dẫn phải tận tâm, nhiệt tình, trách nhiệm, đối xử tôn trọng với người tập sự hành nghề luật sư.

24.2. Luật sư hướng dẫn không được làm những việc sau đây:

24.2.1. Phân biệt đối xử với những người tập sự hành nghề luật sư;

24.2.2. Đòi hỏi tiền bạc, lợi ích khác từ người tập sự hành nghề luật sư;

24.2.3. Lợi dụng tư cách luật sư hướng dẫn để buộc người tập sự hành nghề luật sư phải làm những việc không thuộc phạm vi tập sự nhằm phục vụ cho lợi ích cá nhân của luật sư hướng dẫn;

24.2.4. Xác nhận không phù hợp với quy định của pháp luật và quy định của Liên đoàn Luật sư Việt Nam vào Nhật ký tập sự hành nghề luật sư và Hồ sơ thực hành để người tập sự hành nghề luật sư được tham gia kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư.

Quy tắc 25 - Quan hệ của luật sư với tổ chức xã hội - nghề nghiệp luật sư

25.1. Luật sư có nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ danh dự, uy tín, chấp hành Điều lệ, nghị quyết, quyết định, quy định, quy chế, nội quy của Liên đoàn Luật sư, Đoàn Luật sư.

25.2. Mọi ý kiến đóng góp của luật sư với Đoàn Luật sư, Liên đoàn Luật sư phải bảo đảm sự trung thực, khách quan, mang tính chất xây dựng, góp phần vào việc phát triển tổ chức xã hội - nghề nghiệp luật sư và nghề luật sư.

Xem thêm: Đạo đức và Ứng xử của Luật sư trong quan hệ với khách hàng

II- CHỦ THỂ TRONG QUAN HỆ GIỮA LUẬT SƯ TRONG QUAN HỆ VỚI ĐỒNG NGHIỆP

Thứ nhất, Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam điều chỉnh quan hệ của Luật sư với Luật sư dưới góc độ Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp.

Thứ hai, Bộ Quy tắc điều chỉnh quan hệ giữa Luật sư với những người thực hiện hành vi hỗ trợ để Luật sư thực hiện hoạt động nghiệp vụ theo hướng cấm Luật sư sử dụng những người này thực hiện những công việc trợ giúp cho Luật sư thực hiện hành vi có khả năng gây ảnh hưởng không tốt đến quan hệ đồng nghiệp. Quy Tắc 21.5.3 quy định cấm Luật sư: Trực tiếp hoặc sử dụng các nhân viên của mình hoặc người khác làm người lôi kéo, dụ dỗ khách hàng, trước trụ sở các Cơ quan tiến hành tố tụng, Trại tạm giam, Cơ quan nhà nước và các Tổ chức khác. Quy tắc 2.2 quy định: Luật sư trong Tổ chức hành nghề Luật sư có biện pháp hợp lý trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình để đảm các thành viên trong Tổ chức tuân thủ Bộ quy tắc.

Thứ ba, đồng nghiệp của Luật sư không chỉ là Luật sư mà bao gồm cả cán bộ, nhân viên trong Tổ chức chức hành nghề Luật sư. Quy tắc 22.1 quy định: Luật sư tôn trọng, cư xử đúng mực với đồng nghiệp, nhân viên trong Tổ chức hành nghề Luật sư. Bộ quy tắc cũng đặt ra yêu cầu Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân không để mình bị chi phối bởi các yêu cầu, quy định nội bộ của Cơ quan, Tổ chức nơi Luật sư đang làm việc trong trường hợp nội dung quy định của Cơ quan, Tổ chức mâu thuẫn Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam; yêu cầu Luật sư phải có trách nhiệm kiến nghị, đấu tranh với hành vi vi phạm pháp luật tại Cơ quan, tổ chức đó nếu có (QT 23).

Thứ tư, Bộ Quy tắc điều chỉnh quan hệ của Luật sư với Liên Đoàn Luật sư Việt Nam, Đoàn Luật sư theo đó buộc Luật sư phải thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm của thành viên đối với tổ chức trên tinh thần tôn trọng, trung thực, khách quan, xây dựng (QT 25) cũng là một loại quan hệ đồng nghiệp.

Thứ năm, Bộ Quy tắc điều chỉnh quan hệ giữa Luật sư hướng dẫn với Người tập sự hành nghề Luật sư theo hướng nâng cao trách nhiệm của Luật sư hướng dẫn, ngăn chặn hành vi lạm dụng, lợi dụng sự bất bình đẳng, phụ thuộc trong mối quan hệ thầy – trò để Luật sư hướng dẫn có thể đưa ra các yêu cầu, đòi hỏi không thỏa đáng, vi phạm đạo đức đối với Người tập sự hành nghề Luật sư (quy tắc 24). 

Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp Luật sư với đồng nghiệp không chỉ là quy định riêng biệt, độc lập được quy định tại các Quy tắc cụ thể. Các Quy tắc trong Bộ Quy tắc là một thể thống nhất, Quy tắc này bổ trợ, hỗ trợ, hoàn thiện Quy tắc kia. Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam sẽ chỉ là quy tắc chết, quy định trên giấy nếu cá nhân Luật sư không tự ý thức, tự trau dồi, rèn luyện, vận dụng nội dung Quy tắc trở thành phương châm, động lực phấn đấu được thể hiện qua việc làm, ứng xử thường ngày của Luật sư với đồng nghiệp.

Xem thêm: Dịch vụ Luật sư bào chữa trong vụ án hình sự của Công ty Luật TNHH Everest

III- NHỮNG LƯU Ý VỀ ĐẠO ĐỨC VÀ ỨNG XỬ CỦA LUẬT SƯ TRONG QUAN HỆ VỚI ĐỒNG NGHIỆP

Thứ nhất, Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam đặt ra các quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp điều chỉnh quan hệ giữa Luật sư với đồng nghiệp khi Luật sư hành nghề. Hoạt động nghiệp vụ của Luật sư gắn bó mật thiết, tác động trực tiếp đến Luật sư đồng nghiệp. Luật sư với Luật sư là những người cùng làm một nghề, có thể nhiều Luật sư cùng cung cấp dịch vụ pháp lý cho một hoặc một nhóm khách hàng, hoặc cho nhiều khách hàng có quyền, lợi ích đối lập nhau. Trong trường hợp Luật sư tiến hành các hoạt động nghiệp vụ đều có sự giao thoa, ảnh hưởng đến hoạt động và ứng xử nghề nghiệp của Luật sư đồng nghiệp.

Thứ hai, Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam điều chỉnh quan hệ Luật sư với đồng nghiệp khi Luật sư thực hiện công việc có tính chất đặc trưng xuất phát từ nghề Luật sư, các hoạt động bổ trợ hoạt động hành nghề Luật sư. Không chỉ quan hệ với đồng nghiệp trong hành nghề, khi tiến hành các hoạt động nghiệp vụ, hoạt động của Luật sư còn tác động đến đồng nghiệp, cũng như chịu sự tác động của đồng nghiệp thông qua hoạt động xã hội có liên quan đến nghề Luật sư, khi thực hiện công việc đặc trưng xuất phát từ tính chất nghề nghiệp. Ví dụ khi Luật sư trả lời phỏng vấn Báo chí, truyền thông, Luật sư tham gia các hội thảo, hội nghị để đóng góp ý kiến xây dựng pháp luật, thực hiện hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, Luật sư phát biểu với tư cách là Đại biểu Quốc Hội, Đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp…

Thứ ba, Ngoài mối quan hệ hành nghề, Luật sư với đồng nghiệp còn có nhiều quan hệ đan xen, có sự tiếp xúc thường xuyên, liên tục, trực tiếp với nhau. Vì vậy, giữa các Luật sư tất yếu hình thành, phát sinh quan hệ xã hội ngoài quan hệ chuyên môn, nghiệp vụ. Ví dụ: Luật sư trong cùng Đoàn Luật sư có thể có hoạt động giao lưu, thăm hỏi ốm, đau, hiếu hỷ với đồng nghiệp và gia đình… Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam điều chỉnh quan hệ Luật sư với đồng nghiệp trong giao tiếp xã hội, đời sống thường ngày.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư hợp đồng của Công ty Luật TNHH Everest

Luật sư Phạm Ngọc Minh - Giám đốc điều hành của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
4.1 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Đạo đức và Ứng xử của Luật sư trong quan hệ với đồng nghiệp

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
2.14111 sec| 1147.258 kb