Tất tần tật các đảo và quần đảo ở Việt Nam

15/05/2023
Phạm Nhật Thăng
Phạm Nhật Thăng
Việt Nam là quốc gia giáp biển với đường bờ biển dài và sở hữu nhiều đảo, quần đảo. Vị trí thuận lợi này đem đến nhiều tiềm năng phát triển cho đất nước. Đặc biệt, các đảo, quần đảo có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và có vai trò lớn lao trong công cuộc bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Bài viết sau đây của công ty Luật TNHH Everest sẽ trình bày các thông tin chi tiết về các đảo và quần đảo của Việt Nam.

1- Đảo là gì?

Theo Từ điển tiếng Việt, đảo được định nghĩa là khoảng đất nổi lên trên mặt biển, sông, hồ. Đây là khoảng đất được bao quanh bởi nước nhưng không phải là lục địa.

Điều 19 Luật Biển năm 2012 đã có định nghĩa cụ thể về đảo. Theo đó, đảo được hiểu là một vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thủy triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước. Đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam và là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam.

Dựa theo quy định trên, có thể thấy rằng, một vùng đất được gọi là đảo khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

(i) Phải được bao quanh bởi nước (có nước bao bọc)

(ii) Không bị biến mất khi thủy triều lên.

Như vậy, dù là vùng đất được bao bọc bởi nước, nhưng đảo vẫn có tính chất cố định. Do được bao bọc bởi nước, cho nên diện tích của đảo có thể thay đổi do những yếu tố khách quan như bị mài mòn.

Dựa theo vị trí, đảo được chia thành ba loại, bao gồm đảo lục địa, đảo của đới chuyển tiếp từ lục địa đến đại dương và đảo đại dương. Dựa theo lịch sử hình thành, đảo được chia thành 2 loại, bao gồm đảo núi lửa và đảo san hô. Đảo núi lửa xuất hiện là kết quả hoạt động của núi lửa ở đáy biển, đảo san hô thì được hình thành do các quần thể san hô, đá vôi san hô. Ngoài các đảo tự nhiên, còn có các đảo nhân tạo.

Vị trí của đảo sẽ ảnh hưởng tới chế độ pháp lý của đảo. Tùy thuộc vào vị trí ven bờ hay ngoài khơi mà đảo có thể có những chế độ pháp lý khác nhau. Đảo ven bờ có thể được chọn làm mốc xác định đường cơ sở.

Xem thêm: 12 huyện đảo

2- Quần đảo là gì?

Quần đảo được xác định là một day hay chuỗi các đảo nằm gần nhau. Theo Điều 46 Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, quần đảo là một tổng thể các đảo, kể cả các bộ phận của các đảo hay các vùng nước tiếp gần và các thành phần tự nhiên khác có liên tới nhau.

Khoản 1 Điều 19 Luật Biển năm 2012 quy định về quần đảo như sau: “Quần đảo là một tập hợp các đảo, bao gồm cả bộ phận của các đảo, vùng nước tiếp liền và các thành phần tự nhiên khác có liên quan chặt chẽ với nhau”.

Cũng giống như đảo, quần đảo cũng thuộc chủ quyền quốc gia và là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ đất nước.

Như vậy, nhìn chung có thể hiểu quần đảo là do các đảo gần nhau hợp thành. Hay nói các khác, các đảo trong quần đảo phải có sự gần gũi về địa lý, cụ thể là về mặt khoảng cách giữa các đảo phải đủ gần để được xem là một tổng thể về mặt địa lý. Khoảng cách gần gũi này tạo ra sự liên kết giữa các đảo mà còn giữa đảo với các vùng biển tiếp liền.

Các quần đảo có quy chế pháp lý dựa theo quy định của pháp luật quốc tế hay pháp luật quốc gia sở hữu quần đảo. Riêng ở Việt Nam, quy chế pháp lý của các đảo và quần đảo được quy định tại Điều 21 Luật Biển năm 2012. Theo đó, nhà nước thực hiện chủ quyền trên đảo và quần đảo của Việt Nam. Chế độ pháp lý đối với vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các đảo, quần đảo được thực hiện theo quy định tại các điều 10, 12, 14, 16 và 18 của Luật Biển năm 2012.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp nhà đất (luật sư đất đai) của Công ty Luật TNHH Everest

3- Các đảo và quẩn đảo của Việt Nam

Theo thống kê, hiện nay, vùng biển của nước ta có trên 4000 hòn đảo, bao gồm cả các đảo lớn và nhỏ, cụ thể như sau:

(i) Vùng biển Đông Bắc có hơn 3.000 đảo lớn nhỏ.

(ii) Vùng biển Bắc Trung Bộ có trên 40 đảo.

(iii) Vùng biển Nam Trung Bộ, vùng biển Tây Nam và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Căn cứ vào vị trí chiến lược và các điều kiện cụ thể về địa lý, kinh tế, dân cư, các đảo và quần đảo thường được chia thành các nhóm sau đây:

Thứ nhất, hệ thống đảo tiền tiêu có vị trí quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trên các đảo này có thể lập những căn cứ để kiểm soát vùng biển, vùng trời đồng thời kiểm tra hoạt động của các tàu, thuyền nhằm đảm bảo an ninh quốc phòng. Có thể kể đến tên các đảo, quần đảo như: Hoàng Sa, Trường Sa, Thổ Chu, Côn Đảo, Phú Quý, Chàng Tây, Phú Quốc, Lý Sơn, Cồn Cỏ, Cô Tô, Bạch Long Vĩ…

Thứ hai, các đảo lớn có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế – xã hội, cụ thể là trong lĩnh vực du lịch. Có thể kể tới các đảo như: Cô Tô, Cát Bà, Cù Lao Chàm, Lý Sơn, Phú Quý, Côn Đảo, Phú Quốc.

Thứ ba, các đảo ven bờ, hay còn gọi là các đảo gần bờ, có điều kiện phát triển nghề cá, du lịch và đồng thời là căn cứ để bảo vệ trật tự, an ninh trên vùng biển và bờ biển. Có thể kể tới các đảo thuộc huyện đảo Cát Bà, huyện đảo Bạch Long Vĩ (Hải Phòng), huyện đảo Phú Quý (Bình Thuận), huyện đảo Côn Sơn (Bà Rịa-Vũng Tàu), huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), huyện đảo Phú Quốc (Kiên Giang)…

Hai quần đảo xa bờ lớn nhất ở Việt Nam quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ đối với kinh tế mà còn là hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền từ phía đông, là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thêm lục địa quanh các đảo và quần đảo.

Xem thêm: Huyện đảo Bạch Long Vĩ

4- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Tất tần tật các đảo và quần đảo ở Việt Nam được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Tất tần tật các đảo và quần đảo ở Việt Nam có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Tất tần tật các đảo và quần đảo ở Việt Nam

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.42068 sec| 962.672 kb