Đất nuôi trồng thủy sản là gì? Hạn mức giao đất nuôi trồng thủy sản là bao lâu?
Nội dung bài viết
1- Định nghĩa về đất nuôi trồng thủy sản
Đất nuôi trồng thủy sản là loại đất được sử dụng chuyên để nuôi trồng thủy sản nước ngọt, nước lợ và nước mặn. Loại đất này bao gồm:
- Đất có mặt nước nội địa, gồm:
Ao, hồ, đầm, phá;
Sông, ngòi, kênh, rạch.
- Đất có mặt nước ven biển, gồm:
Vùng ven biển, cửa sông;
Bãi triều, bãi bồi ven biển;
Cồn cát, đầm phá ven biển.
- Một số loại đất khác:
Đất bãi bồi ven sông, ven biển;
Đất sử dụng cho kinh tế trang trại;
Đất phi nông nghiệp có mặt nước được giao, cho thuê để nuôi trồng thủy sản.
Ví dụ:
Ao nuôi tôm: Đây là loại hình nuôi trồng thủy sản phổ biến nhất ở Việt Nam. Ao nuôi tôm thường được xây dựng trên các vùng đất trũng, ven biển hoặc ven sông.
Hồ nuôi cá: Hồ nuôi cá có thể được xây dựng trên nhiều loại đất khác nhau, từ đất thịt đến đất cát. Một số loại cá phổ biến được nuôi trong hồ bao gồm cá rô phi, cá lóc, cá tra,…
Lưu ý:
Việc sử dụng đất nuôi trồng thủy sản phải tuân thủ theo quy định của pháp luật.
Cần phải có kế hoạch và kỹ thuật nuôi trồng thủy sản phù hợp để đảm bảo hiệu quả và bảo vệ môi trường.
Xem thêm : Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực đất đai, bất động sản của Công ty Luật TNHH Everest
2- Vai trò của hoạt động nuôi trồng thủy sản và đất nuôi trồng thủy sản
Nuôi trồng thủy sản có ý nghĩa, giá trị đặc biệt quan trọng trọng việc phát triển đời sống người dân, cũng như sự đi lên của nền kinh tế nước nhà.
(i) Nuôi trồng thủy sản là công việc, hoạt động tạo nguồn thu nhập của người lao động. Người dân ở những địa điểm có điều kiện thuận lợi để nuôi trồng thủy sản sẽ tiến hành hoạt động sản xuất với nhóm ngành này. Hằng năm, hoạt động nuôi trồng thủy sản tạo ra nguồn thu nhập cho rất nhiều người lao động. Qua hoạt động nuôi trồng thủy sản, người dân sẽ có công ăn việc làm, có nguồn thu nhập. Tình trạng đói nghèo ở những địa phương có hoạt động ngành nghề này cũng giảm đáng kể. Thậm chí, có những cá nhân trở thành “trùm thủy sản” từ hoạt động nuôi trồng thủy sản.
(ii) Nuôi trồng thủy sản là một trong những nhóm ngành chính trong thành phần GDP, góp phần to lớn vào công cuộc phát triển kinh tế đất nước. Cùng các loại hình công nghiệp, nông nghiệp trồng lúa nước, thương mại,.. nuôi trồng thủy sản đã giúp Việt Nam đạt được những thành tựu rõ ràng về sự phát triển chung; kinh tế nước ta không ngừng đi lên.
(iii) Để có thể tạo lập nên những nền tảng giá trị thủy sản lớn mạnh, đất nuôi trồng thủy sản là cơ sở cốt lõi để sản xuất và nuôi trồng. Về cơ bản, đất nuôi trồng thủy sản là loại đất mang những đặc tính riêng biệt. Tại đây, nguồn đất này giúp sinh vật, thủy sản sinh sống và phát triển. Đất nuôi trồng thủy sản giúp nuôi dưỡng nguồn thủy sản. Đây là nguồn sống, cung cấp chất dinh dưỡng để thủy sản sinh sôi và phát triển.
Xem thêm : Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực đất đai, bất động sản của Công ty Luật TNHH Everest
3- Hạn mức giao đất nuôi trồng thủy sản
Hạn mức giao đất là hạn mức tối đa diện tích đất nhà nước giao theo quy định cụ thể cho cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất. Do đó, có thể hiểu hạn mức giao đất nuôi trồng thủy sản là mức diện tích tối đa mà Nhà nước giao đất cho các đối tượng sử dụng đất.
Như đã phân tích ở trên, đất nuôi trồng thủy sản có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng sống của người dân cũng như sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước. Do đó, công tác quản lý đất nuôi trồng thủy sản của Nhà nước là đặc biệt cần thiết. Hoạt động quản lý Nhà nước về đất nuôi trồng thủy sản, giúp cơ quan chức năng có thẩm quyền nắm bắt được hoạt động sử dụng đất của người dân; đưa ra phương hướng điều chỉnh hoạt động sử dụng đất sao cho phù hợp với lợi ích của nền kinh tế đất nước. Một trong những phương thức quản lý đất đai của Nhà nước đối với đất nuôi trồng thủy sản là đưa ra hạn mức giao đất nuôi trồng thủy sản.
(i) Thứ nhất, đối với hạn mức giao đất nuôi trồng thủy sản cho mỗi hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, Nhà nước quy định như sau:
Không quá 03 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long;
Không quá 02 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác.
(ii) Thứ hai, đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao nhiều loại đất bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối thì tổng hạn mức giao đất không quá 05 héc ta.
(iii) Thứ ba, đối với hạn mức giao đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân đưa vào sử dụng theo quy hoạch để nuôi trồng thủy sản không quá hạn mức giao đất quy định tại mục đối với hạn mức giao đất nuôi trồng thủy sản cho mỗi hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp và không tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân đối với hạn mức giao đất nuôi trồng thủy sản cho mỗi hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp. UBND cấp tỉnh quy định hạn mức giao đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân đưa vào sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
(iv) Thứ tư, đối với hạn mức giao đất nông nghiệp nuôi trồng thủy sản thuộc vùng đệm của rừng đặc dụng cho mỗi hộ gia đình, cá nhân được thực hiện theo quy định tại 3 trường hợp nêu trên.
(v) Thứ năm, đối với diện tích đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng ngoài xã, phường, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú thì hộ gia đình, cá nhân được tiếp tục sử dụng, nếu là đất được giao không thu tiền sử dụng đất thì được tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp của mỗi hộ gia đình, cá nhân. Cơ quan quản lý đất đai nơi đã giao đất nông nghiệp không thu tiền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân gửi thông báo cho UBND cấp xã nơi hộ gia đình, cá nhân đó đăng ký hộ khẩu thường trú để tính hạn mức giao đất nông nghiệp.
(vi) Thứ sáu, diện tích đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân do nhận chuyển nhượng, thuê, thuê lại, nhận thừa kế, được tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất từ người khác, nhận khoán, được Nhà nước cho thuê đất không tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp theo quy định.
Như vậy, những quy định về hạn mức giao đất nuôi trồng thủy sản mà Nhà nước đưa ra khá cụ thể và rõ ràng. Ở từng trường hợp cụ thể, hạn mức giao đất nuôi trồng thủy sản của Nhà nước cũng có sự khác biệt. Những quy định này được xem là cơ sở định hướng, giúp cơ quan chức năng có thẩm quyền xem xét và thực hiện đúng theo. Điều này giúp công tác giao đất, quản lý việc sử dụng đất nuôi trồng thủy sản cho người dân của Nhà nước diễn ra chặt chẽ, khách quan và rõ ràng.
Hạn mức giao đất nuôi trồng thủy sản có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nó giúp hoạt động sử dụng đất để nuôi trồng thủy sản đạt hiệu quả cao, tránh việc khai thác, sử dụng đất một cách lạm phát, lãng phí. Đồng thời, việc quy định về hạn mức giao đất nuôi trồng thủy sản giúp công tác quản lý loại đất này của cơ quan Nhà nước đạt hiệu quả tối ưu nhất.
Xem thêm : Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực đất đai, bất động sản của Công ty Luật TNHH Everest
4- Đất nuôi trồng thủy sản có được phép xây nhà không?
Về cơ bản, đất nuôi trồng thủy sản không được phép xây nhà. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, đất đai được phân chia thành nhiều loại khác nhau, mỗi loại được sử dụng cho mục đích riêng. Đất nuôi trồng thủy sản là một loại đất nông nghiệp, và theo quy định, đất nông nghiệp không được phép xây dựng nhà ở (trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép). Căn cứ theo quy định của Luật Đất Đai hiện hành.
Lý do không được phép xây nhà trên đất nuôi trồng thủy sản:
(i) Vi phạm quy định pháp luật: Xây nhà trên đất nông nghiệp là hành vi vi phạm Luật Đất đai và có thể bị xử phạt.
(ii) Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp: Việc xây nhà trên đất nuôi trồng thủy sản có thể ảnh hưởng đến diện tích và năng suất sản xuất nông nghiệp.
(iii) Gây ô nhiễm môi trường: Xây nhà trên đất nuôi trồng thủy sản có thể gây ô nhiễm môi trường nước và ảnh hưởng đến hệ sinh thái.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, vẫn có thể được phép xây nhà trên đất nuôi trồng thủy sản
Chuyển đổi mục đích sử dụng đất : Có thể làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nuôi trồng thủy sản sang đất ở. Tuy nhiên, để được phép chuyển đổi, cần đáp ứng một số điều kiện nhất định do pháp luật quy định.
Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép : Trong một số trường hợp đặc biệt, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể cho phép xây dựng nhà trên đất nuôi trồng thủy sản.
Ví dụ : Anh A có thể được phép xây dựng nhà để phục vụ cho mục đích sản xuất nông nghiệp hoặc du lịch sinh thái.
Ngoài ra, cũng cần lưu ý một số vấn đề sau khi xây nhà trên đất nuôi trồng thủy sản:
Đảm bảo vệ sinh môi trường: Cần phải có biện pháp để đảm bảo vệ sinh môi trường, tránh gây ô nhiễm nguồn nước.
Bảo vệ hệ sinh thái: Cần phải có biện pháp để bảo vệ hệ sinh thái, tránh ảnh hưởng đến các loài thủy sản đang được nuôi trồng.
Như vậy, người dân không được xây nhà ở trên đất nuôi trồng thủy sản, mà chỉ được xây dựng nhà ở trên đất ở.
Xem thêm : Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực đất đai, bất động sản của Công ty Luật TNHH Everest
5- Có nên mua đất nuôi trồng thủy sản không?
Việc mua đất nuôi trồng thủy sản có thể mang lại lợi nhuận cao, tuy nhiên cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do vậy, người mua cần cân nhắc kỹ lưỡng các ưu điểm và nhược điểm trước khi quyết định đầu tư.
Ưu điểm:
(i) Lợi nhuận cao: Ngành thủy sản là một ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, với tốc độ tăng trưởng cao và nhu cầu thị trường lớn. Do vậy, đầu tư vào đất nuôi trồng thủy sản có thể mang lại lợi nhuận cao.
(ii) Tài sản có giá trị: Đất là tài sản có giá trị gia tăng theo thời gian. Do vậy, đầu tư vào đất nuôi trồng thủy sản cũng là một cách để tích lũy tài sản.
(iii) Có thể tự chủ sản xuất: Nếu người dân mua đất để nuôi trồng thủy sản, người mua có thể tự chủ sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm và an toàn thực phẩm.
Nhược điểm:
(i) Rủi ro cao: Ngành thủy sản chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như dịch bệnh, thời tiết, biến đổi khí hậu,… Do vậy, đầu tư vào đất nuôi trồng thủy sản tiềm ẩn nhiều rủi ro.
(ii) Cần có kiến thức và kinh nghiệm: Nuôi trồng thủy sản là một lĩnh vực chuyên môn. Do vậy, nếu người mua đất không có kiến thức và kinh nghiệm, thì sẽ gặp nhiều khó khăn khi đầu tư vào lĩnh vực này.
(iii) Cần có vốn đầu tư lớn: Để đầu tư vào đất nuôi trồng thủy sản, người mua đất cần có vốn đầu tư lớn để xây dựng ao hồ, mua con giống, thức ăn,…
Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp đầu tư vào đất nuôi trồng thủy sản bị thua lỗ do dịch bệnh, thời tiết, biến đổi khí hậu,…Tóm lại, việc mua đất nuôi trồng thủy sản có thể mang lại lợi nhuận cao nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do vậy, người mua cần cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố trên trước khi quyết định đầu tư.
Xem thêm : Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực đất đai, bất động sản của Công ty Luật TNHH Everest
6- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
[a] Bài viết Đất nuôi trồng thủy sản là gì? Hạn mức giao đất nuôi trồng thủy sản là bao lâu? được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
[b] Bài viết Đất nuôi trồng thủy sản là gì? Hạn mức giao đất nuôi trồng thủy sản là bao lâu? có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê Luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.


TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm