Dấu hiệu của tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình

16/05/2023
Phạm Gia Minh
Phạm Gia Minh
Chế độ hôn nhân và gia đình là toàn bộ những quy định của pháp luật về kết hôn, ly hôn; quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con, giữa các thành viên khác trong gia đình; cấp dưỡng; xác định cha, mẹ, con; quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài và những vấn đề khác liên quan đến hôn nhân và gia đình.

1- Khách thể của tội phạm

Điều 36 Hiến pháp năm 2013 quy định:

“Điều 36.

1. Nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.

2. Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình, bảo hộ quyền lợi của người mẹ và trẻ em.”

Các tội phạm xâm phạm đến quyền kết hôn, ly hôn của công dân và sự bình đẳng, tiến bộ giữa vợ chồng, các quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng giữa những người thân trong gia đình với nhau.

Như vậy, Khách thể của các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình là quyền kết hôn, ly hôn của công dân và toàn bộ những quy định của pháp luật về kết hôn, ly hôn, nghĩa vụ và quyền giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con, giữa các thành viên khác trong gia đình, cấp dưỡng, xác định cha, mẹ, con, con nuôi, giám hộ, quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài và những vấn đề khác liên quan đến hôn nhân và gia đình (chế độ hôn nhân và gia đình).

2- Mặt khách quan của tội phạm

Hành vi thuộc mặt khách quan của đa số các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình quy định trong chương XVII Bộ luật Hình sự được thể hiện cả ở dạng hành động và không hành động. Một số tội phạm chỉ có thể được thực hiện ở dạng hành động như Tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện; tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng; tội tổ chức tảo hôn, tội tảo hôn; tội loạn luân; tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, con, cháu, người có công nuôi dưỡng;...

Đa số các tội trong chương này quy định dấu hiệu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính (hoặc đã bị xử lý kỷ luật) về hành vi này mà còn vi phạm là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm.

3- Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm nói chung và của các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình nói riêng là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhưng không phải ai thực hiện hành vi xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình cũng là chủ thể của tội phạm này, mà chỉ những người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo luật định mới là chủ thể của tội phạm.

Đối với các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình, người từ đủ 16 tuổi trở lên mới trở thành chủ thể của các tội phạm này, vì tất cả các tội quy định tại Chương XV không có tội phạm nào là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc hoặc đặc biệt nghiêm trọng, hầu hết là tội phạm ít nghiêm trọng chỉ có một tội là tội phạm nghiêm trọng, đó là tội loạn luân (Điều 184).

Trong một số trường hợp chỉ một hoặc một số người mới là chủ thể của tội phạm, khoa học luật hình sự gọi là chủ thể đặc biệt. Đối với các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình một trường hợp có chủ thể đặc biệt như: Tội loạn luân, người phạm tội phải là người cùng dòng máu trực hệ với nạn nhân.

4- Mặt chủ quan của tội phạm

Lỗi là thái độ tâm lý của một người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả của hành vi đó dưới hình thức cố ý hoặc vô ý.

Đối với các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình đều được thực hiện do cố ý, có thể là lỗi cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp. 

Tức là người phạm tội nhận thức rõ hành vi xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình là trái pháp luật, thấy trước được hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra hoặc nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý hôn nhân

0 bình luận, đánh giá về Dấu hiệu của tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.43845 sec| 944.609 kb