"Một luật sư giỏi thì am hiểu luật pháp. Một luật sư thông minh thì am hiểu quan tòa".
- Tục ngữ Hoa Kỳ
Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hình sự
Luật sư cung cấp dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hình sự cho khách hàng: [1] khi phát sinh vụ, việc có liên quan đến tội phạm; [2] trong trường hợp có tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố; [2] khi tham gia các hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử; [4] trong trường hợp thi hành án hình sự.
Trong vụ việc hình sự, luật sư cung cấp các dịch vụ pháp lý: [1] tư vấn pháp luật; [2] giúp đỡ khách hàng để thực hiện các thủ tục tư pháp hoặc hành chính; giải quyết khiếu nại; xác nhận giấy tờ hoặc giao dịch.
Trong vụ án hình sự, luật sư có thể tham gia tố tụng với tư cách: [1] người bào chữa cho bị buộc tội; [2] người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự; [3] người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố; [4] người đại diện theo ủy quyền của bị hại, đương sự.
KHÓ KHĂN CỦA KHÁCH HÀNG
PHẠM VI DỊCH VỤ PHÁP LÝ
I- PHẠM VI CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TRONG LĨNH VỰC HÌNH SỰ
Luật sư cung cấp dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hình sự cho khách hàng: [1] khi phát sinh vụ, việc có liên quan đến tội phạm; [2] trong trường hợp có tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố; [2] tham gia các hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử; [4] trong trường hợp thi hành án hình sự (gọi chung là: dịch vụ pháp lý hình sự).
Tư vấn pháp luật hình sự: Luật sư hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp khách hàng soạn thảo các giấy tờ liên quan đến quyền, nghĩa vụ của họ trong vụ án hình sự.
Khi thực hiện tư vấn pháp luật hình sự, luật sư có nghĩa vụ giúp khách hàng thực hiện đúng pháp luật để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ.
Hoạt động đại diện ngoài tố tụng: Luật sư hình sự đại diện cho khách hàng để giải quyết các công việc có liên quan đến việc mà luật sư đã nhận theo phạm vi, nội dung được ghi trong hợp đồng dịch vụ pháp lý hoặc theo sự phân công của cơ quan, tổ chức nơi luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động.
Hoạt động tham gia tố tụng: Luật sư hình sự tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc là người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự.
Hoạt động dịch vụ pháp lý khác: Luật sư hình sự giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc liên quan đến thủ tục hành chính; giúp đỡ về pháp luật trong trường hợp giải quyết khiếu nại; dịch thuật, xác nhận giấy tờ, các giao dịch và giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc khác theo quy định của pháp luật.
Hoạt động trợ giúp pháp lý: Luật sư cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý trong vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật trợ giúp pháp lý, góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật.
Khi thực hiện trợ giúp pháp lý, luật sư tận tâm với người được trợ giúp như đối với khách hàng trong những vụ, việc hình sự có thù lao.
Xem thêm: Dịch vụ Luật sư bào chữa trong vụ án hình sự của Công ty Luật TNHH Everest.
II-VAI TRÒ CỦA LUẬT SƯ KHI CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ HÌNH SỰ
Tình trạng oan, sai, bức cung, nhục hình trong vụ án hình sự tại Việt Nam không hiếm. Tình trạng này không chỉ trực tiếp xâm phạm quyền tự do, danh dự, nhân phẩm… mà trong nhiều trường hợp, còn tước đoạt cả quyền được sống của con người.
Ngược lại, tại Việt Nam không hiếm trường hợp lại 'hành chính hóa' hoặc 'dân sự hóa' hành vi vi phạm pháp luật hình sự (tội phạm).
Tố giác, tin báo tội phạm, kiến nghị khởi tố không được giải quyết đúng pháp luật, dẫn đến việc bỏ lọt tội phạm, không truy tố hoặc truy tố không đúng hành vi phạm tội, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Bởi vậy, vai trò Luật sư tham gia vụ án hình sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng là vô cùng quan trọng.
Luật sư có trách nhiệm sử dụng các biện pháp hợp pháp để bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng: (1) hướng dẫn khách hàng hiểu và tuân thủ pháp luật, (2) giúp khách hàng nhận diện các cơ hội và rủi ro pháp lý, (3) hỗ trợ khách hàng sử dụng pháp luật hiệu quả khi thực hiện thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình.
Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam (Ban hành kèm theo Quyết định số 201/QĐ-HĐLSTQ ngày 13/12/2019 của Hội đồng luật sư toàn quốc quy định:
"Luật sư có Sứ mệnh bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức, cơ quan, bảo vệ sự độc lập của tư pháp, góp phần bảo vệ công lý, công bằng, phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa" (Quy tắc 1).
"Luật sư phải độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan, không vì lợi ích vật chất, tinh thần hoặc bất kỳ áp lực nào khác để làm trái pháp luật và đạo đức nghề nghiệp" (Quy tắc 2).
Xem thêm: Ngành luật hình sự trong Hệ thống pháp luật Việt Nam.
III- HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CỦA LUẬT SƯ TRONG LĨNH VỰC HÌNH SỰ
Luật Luật sư năm 2006, sửa đổi bổ sung năm 2012 quy định: "Luật sư có các nghĩa vụ:... (d) Thực hiện trợ giúp pháp lý" (Điểm c Khoản 2 Điều 21). "Hoạt động trợ giúp pháp lý của Luật sư: 1- Khi thực hiện trợ giúp pháp lý, Luật sư phải tận tâm với người được trợ giúp như đối với khách hàng trong những vụ, việc có thù lao. 2- Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo Điều lệ của Liên đoàn luật sư Việt Nam" (Điều 31).
Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam (Ban hành kèm theo Quyết định số 201/QĐ-HĐLSTQ ngày 13/12/2019 của Hội đồng luật sư toàn quốc) quy định: "Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý bằng sự tận tâm, vô tư và trách nhiệm nghề nghiệp như đối với các vụ việc có nhận thù lao" (Khoản 4.2 Quy tắc 4).
Luật trợ giúp pháp lý năm 2017 quy định: "Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý trong vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này, góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật" (Điều 2). "Chính sách của Nhà nước về trợ giúp pháp lý: 1- Trợ giúp pháp lý là trách nhiệm của Nhà nước... 4- Nhà nước hỗ trợ, khuyến khích, ghi nhận và tôn vinh các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia, đóng góp cho hoạt động trợ giúp pháp lý" (Điều 4). Pháp luật về trợ giúp pháp lý quy định việc Luật sư tham gia trợ giúp pháp lý theo hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý được ký kết giữa Sở Tư pháp với tổ chức hành nghề Luật sư, giữa Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước với Luật sư theo quy định của pháp luật về dân sự. Tổ chức hành nghề Luật sư có thể tự nguyện thực hiện trợ giúp pháp lý bằng nguồn lực của mình.
Như vậy, hoạt động trợ giúp pháp lý của Luật sư cho người được trợ giúp pháp lý không chỉ là nghĩa vụ pháp lý mà còn là trách nhiệm đạo đức nghề nghiệp của Luật sư.
Xem thêm: Ngành luật tố tụng hình sự trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
QUY TRÌNH DỊCH VỤ
Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
- Người bị buộc tội gồm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.
- Bị hại là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra
- Đương sự gồm nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự.·
- Người thân thích của người bị buộc tội, bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm