Ngành Luật Tố tụng hình sự trong hệ thống pháp luật Việt Nam

"Luật pháp, với sự bình đẳng uy nghiêm, cấm cả người giàu lẫn người nghèo ngủ dưới cầu, ăn xin trên phố và trộm bánh mỳ".

- François-Anatole Thibault, 1844 - 1924, nhà văn Pháp, giải Nobel Văn học năm 1921

Ngành Luật Tố tụng hình sự trong hệ thống pháp luật Việt Nam

Luật tố tụng hình sự là một trong những ngành luật của hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình xác minh, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự. 

Đối tượng điều chỉnh của luật tố tụng hình sự là những quan hệ xã hội phát sinh giữa các chủ thể khác nhau trong quá trình khởi tô, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.

Luật tố tụng hình sự Việt Nam có hai phương pháp điều chỉnh, đó là phương pháp quyền uy và phương pháp phối hợp - cưỡng chế

Liên hệ

I- NGÀNH LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ

Luật tố tụng hình sự là một ngành luật trong hệ thống pháp luật, tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.

1- Đối tượng điều chỉnh của Luật tố tụng hình sự

Đối tượng điều chỉnh của luật tố tụng hình sự là những quan hệ xã hội phát sinh giữa các chủ thể khác nhau trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự. Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, giữa cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng phát sinh mối quan hệ nhất định. Ví dụ: Để thu thập chứng cứ cơ quan điều tra phải tiến hành các hoạt động khởi tố bị can và hỏi cụng bị can; triệu tập và lấy lời khai của người làm chứng… từ đó, phát sinh mối quan hệ giữa cơ quan điều tra với bị can, với người làm chứng…. Khi tiến hành các hoạt động khác cũng phát sinh các mối quan hệ ương tự như trên và luật tố tụng hình sự điều chỉnh các mối quan hệ đó.

2- Phương pháp điều chỉnh của Luật tố tụng hình sự

Phương pháp điều chỉnh của luật tố tụng hình sự là những cách thức dùng để tác động đến các quan hệ pháp luật tố tụng hình sự. Phương pháp điều chỉnh của luật tố tụng hình sự được xác định căn cứ vào tính chất đặc thù của quan hệ pháp luật tố tụng hình sự. Luật tố tụng hình sự Việt Nam có hai phương pháp điều chỉnh đó là phương pháp quyền uy và phương pháp phối hợp -cưỡng chế

Phương pháp quyền uy: là phương pháp điều chỉnh đặc trưng của luật tố tụng hình sự. Quyền uy thể hiện ở quan hệ giữa cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng với người tham gia tố tụng. Các quyết định của cơ quan điều tra, viện kiểm sát, toà án, cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có tính chất bắt buộc đối với các cơ quan, tổ chức và mọi cá nhân.

Quyền uy không có nghĩa là cơ quan có thẩm quyền muốn làm gì thì làm mà các cơ quan này phải thực hiện quyền lực của mình trong khuôn khổ của pháp luật. Phương pháp quyền uy còn thể hiện ở việc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng áp dụng các biện pháp cưỡng chế tố tụng.

Phương pháp phối hợp - chế ước điều chỉnh mối quan hệ giữa cơ quan điều tra, viện kiểm sát và toà án: Các cơ quan này có nhiệm vụ phối hợp với nhau tiến hành các hoạt động của mình theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. Cơ quan này làm sai thì cơ quan khác có quyền phát hiện, tự mình sửa chữa hoặc đề nghị sửa chữa những sai lầm đó. Mức độ chế ước được thể hiện trong quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các chủ thể tham gia giải quyết vụ án hình sự.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hình sự của Công ty Luật TNHH Everest.

III- NGUYÊN TẮC CỦA LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ

- Nguyên tắc suy đoán vộ tội (Điều 13 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, khoản 1 Điều 31 Hiến pháp năm 2013).

Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội.

- Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự (Điều 16 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015; khoản 4 Điều 31, khoản 7 Điều 103 Hiến pháp năm 2013).

Người bị buộc tội có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa.

Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm thông báo, giải thích và bảo đảm cho người bị buộc tội, bị hại, đương sự thực hiện đầy đủ quyền bào chữa, quyền và lợi ích hợp pháp của họ theo quy định của Bộ luật này.

- Nguyên tắc không ai bị kết án hai lần vì một tội phạm (Điều 14 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015; Điều 31 Hiến pháp năm 2013).

Không được khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đối với người mà hành vi của họ đã có bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, trừ trường hợp họ thực hiện hành vi nguy hiểm khác cho xã hội mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm.

- Nguyên tắc xác định sự thật của vụ án (Điều 15 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015).

Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội.

- Nguyên tắc trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng (Điều 17 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015).

Trong quá trình tiến hành tố tụng, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải nghiêm chỉnh thực hiện quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm về hành vi, quyết định của mình.

- Nguyên tắc trách nhiệm khởi tố và xử lí vụ án hình sự (Điều 18 Bộ luật tố tụng hình sự 2015).

Khi phát hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm khởi tố vụ án, áp dụng các biện pháp do Bộ luật này quy định để xác định tội phạm và xử lý người phạm tội, pháp nhân phạm tội.

- Nguyên tắc trách nhiệm thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự (Điều 20 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, khoản 1 Điều 107 Hiến pháp năm 2013, Điều 1 Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân năm 2014).

Viện kiểm sát thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự, quyết định việc buộc tội, phát hiện vi phạm pháp luật nhằm bảo đảm mọi hành vi phạm tội, người phạm tội, pháp nhân phạm tội, vi phạm pháp luật đều phải được phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh, việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và người phạm tội, pháp nhân phạm tội, không làm oan người vô tội.

- Nguyên tắc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự (Điều 30 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015).

Việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự được tiến hành cùng với việc giải quyết vụ án hình sự. Trường hợp vụ án hình sự phải giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại, bồi hoàn mà chưa có điều kiện chứng minh và không ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án hình sự thì vấn đề dân sự có thể tách ra để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.

- Nguyên tắc bảo đảm quyền được bồi thường của người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự (Điều 31 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, khoản 5 Điều 31 Hiến pháp năm 2013).

Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại và phục hồi danh dự, quyền lợi cho người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án oan, trái pháp luật do cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gây ra.

- Nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự (Điều 7 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015).

Mọi hoạt động tố tụng hình sự phải được thực hiện theo quy định của Bộ luật này. Không được giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử ngoài những căn cứ và trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định.

- Nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân (Điều 8 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015).

Khi tiến hành tố tụng, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân; thường xuyên kiểm tra tính hợp pháp và sự cần thiết của những biện pháp đã áp dụng, kịp thời hủy bỏ hoặc thay đổi những biện pháp đó nếu xét thấy có vi phạm pháp luật hoặc không còn cần thiết.

- Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật (Điều 9 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, Điều 16 Hiến pháp năm 2013).

Tố tụng hình sự được tiến hành theo nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt dân tộc, giới tính, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần và địa vị xã hội. Bất cứ người nào phạm tội đều bị xử lý theo pháp luật.

Mọi pháp nhân đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế.

- Nguyên tắc bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể (Điều 10 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, Điều 20 Hiến pháp năm 2013).

Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang.

Việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, việc bắt, tạm giữ, tạm giam người phải theo quy định của Bộ luật này. Nghiêm cấm tra tấn, bức cung, dùng nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, tính mạng, sức khỏe của con người.

- Nguyên tắc bảo hộ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản cá nhân; danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân (Điều 11 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, Điều 19 Hiến pháp năm 2013).

Mọi người có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản.

Mọi hành vi xâm phạm trái pháp luật tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của cá nhân; xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân đều bị xử lý theo pháp luật.

- Nguyên tắc bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân (Điều 12 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015; Điều 21, Điều 22 Hiến pháp năm 2013).

Không ai được xâm phạm trái pháp luật chỗ ở, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân.

Việc khám xét chỗ ở; khám xét, tạm giữ và thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác phải được thực hiện theo quy định của Bộ luật này.

- Nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của những người có thẩm quyền tiến hành, người tham gia tố tụng (Điều 21 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015).

Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người phiên dịch, người dịch thuật, người giám định, người định giá tài sản, người chứng kiến không được tham gia tố tụng nếu có lý do cho rằng họ có thể không vô tư trong khi thực hiện nhiệm vụ.

-Nguyên tắc thực hiện chế độ xét xử có hội thẩm tham gia (Điều 22 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, khoản 1 Điều 103 Hiến pháp năm 2013).

Việc xét xử sơ thẩm của Tòa án có Hội thẩm tham gia, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn do Bộ luật này quy định.

- Nguyên tắc thẩm phán và hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật (Điều 23 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, khoản 2 Điều 103 Hiến pháp năm 2013).

Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm.

- Nguyên tắc toàn án xét xử tập thể (Điều 24 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, khoản 4 Điều 103 Hiến pháp năm 2013).

Tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn do Bộ luật này quy định.

- Nguyên tắc xét sử kịp thời, công bằng, công khai (Điều 25 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015; khoản 2 Điều 31, khoản 3 Điều 103 Hiến pháp năm 2013).

Tòa án xét xử kịp thời trong thời hạn luật định, bảo đảm công bằng.

Tòa án xét xử công khai, mọi người đều có quyền tham dự phiên tòa, trừ trường hợp do Bộ luật này quy định. Trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người dưới 18 tuổi hoặc để giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự thì Tòa án có thể xét xử kín nhưng phải tuyên án công khai.

- Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm (Điều 26 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, khoản 2 Điều 31 Hiến pháp năm 2013).

Trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, Điều tra viên, Kiểm sát viên, người khác có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người bị buộc tội, người bào chữa và người tham gia tố tụng khác đều có quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, đánh giá chứng cứ, đưa ra yêu cầu để làm rõ sự thật khách quan của vụ án.

- Nguyên tắc chế độ xét xử sơ thẩm, phuc thẩm được bảo đảm (Điều 27 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, khoản 6 Điều 103 Hiến pháp năm 2013).

Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật này. Bản án, quyết định sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn do Bộ luật này quy định thì có hiệu lực pháp luật.

Bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì vụ án phải được xét xử phúc thẩm. Bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

- Nguyên tắc bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của tòa án (Điều 28 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015).

Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng. Cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành.

- Nguyên tắc tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng hình sự (Điều 29 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015).

Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng hình sự là tiếng Việt. Người tham gia tố tụng có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình, trường hợp này phải có phiên dịch.

- Nguyên tắc bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự (Điều 32 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, Điều 30 Hiến pháp năm 2013).

Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại, cá nhân có quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc của bất cứ cá nhân nào thuộc các cơ quan đó.

Cơ quan, người có thẩm quyền phải tiếp nhận, xem xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo kịp thời, đúng pháp luật; gửi văn bản kết quả giải quyết cho người khiếu nại, tố cáo, cơ quan, tổ chức khiếu nại và có biện pháp khắc phục.

- Nguyên tắc kiểm tra, giám sát trong tố tụng hình sự (Điều 33 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015).

Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải thường xuyên kiểm tra việc tiến hành các hoạt động tố tụng thuộc thẩm quyền; thực hiện kiểm soát giữa các cơ quan trong việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Xem thêm: Về Công ty Luật TNHH Everest.

IV- NHIỆM VỤ CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ

- Bảo đảm phát hiện chính xác, xử lí công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, không làm oan người vô tội, không để lọt tội phạm và người phạm tội

- Bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa,  bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lọi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân

- Giáo dục mọi người nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, đấu trạnh phòng ngừa và chống tội phạm.

V- NGUỒN CỦA LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ

1- Hiến pháp

Hiến pháp là đạo luật cơ bản của hệ thống pháp luật, là văn bản có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, là cơ sở để xây dựng các văn bản pháp luật khác, là nguồn của nhiều ngành luật trong đó có luật tố tụng hình sự. Những quy định trong hiến pháp có liên quan đến việc bảo đảm quyền tự do dân chủ của công dân, đến việc điều tra, truy tố, xét xử... là cơ sở pháp lí cao nhất cho việc tiến hành giải quyết vụ án hình sự nói chung. Do vậy, hiến pháp được coi là nguồn quan trọng của luật tô tụng hình sự. 

2- Bộ luật tố tụng hình sự

BLTTHS là văn bản quy phạm pháp luật được ban hành trên cơ sở của hiến pháp, là nguồn chủ yếu và cơ bản, quan trọng nhất của pháp luật tố tụng hình sự. BLTTHS có phạm vi điều chỉnh rộng, toàn diện và hệ thống nhất những vấn đề của tố tụng hình sự.

3- Luật

Cùng với Hiến pháp và BLTTHS thì Luật tổ chức toà án nhân dân, Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân, Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự, Luật thi hành án hình sự... cũng là nguồn của luật tố tụng hình sự vì những luật này quy định các vấn đề có liên quan đến tố tụng hình sự.

4- Các văn bản pháp luật khác liên quan

Nghị quyết của Quốc hội cũng có hiệu lực như văn bản pháp luật và là nguồn của luật tố tụng hình sự. Cùng với việc thông qua  bộ luật hình sự 2015 Quốc hội đã thông quạ Nghị quyết số 41/2017/QH14, ưong đó xác định BLTTHS năm 2015 có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 và thay thế BLTTHS trước. Ngoài ra còn có các văn bản pháp luật khác như nghị định do Chính phủ ban hành; thông tư liên tịch... cũng là nguồn của luật tố tụng hình sự.

Xem thêm: Dịch vụ Luật sư giải quyết tranh chấp nhà đất (luật sư đất đai) của Công ty Luật TNHH Everest.

VI- CÁC CHẾ ĐỊNH CỦA LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ

- Chế định về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng (Chương III, từ Điều 34 đến Điều 54 ), gồm một số quy định pháp luật như sau: Cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng (Điều 34), Cơ quan và người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra (Điều 35), Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cấp trưởng, cấp phó, cán bộ điều tra của các cơ quan của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra (Điều 39), Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên (Điều 42), Thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm (Điều 53).

- Chế định về người tham gia tố tụng (Chương IV, từ Điều 55 đến Điều 71), gồm một số quy định pháp luật như sau: Người tham gia tố tụng (Điều 55), Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố (Điều 57), Bị can (Điều 60), Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án (Điều 65), Người giám định (Điều 68).

- Chế định về bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự (Chương V, từ Điều 72 đến Điều 84), gồm một số quy định pháp luật như sau: Người bào chữa (Điều 72), Quyền và nghĩa vụ của người bào chữa (Điều 73), Thủ tục đăng ký bào chữa (Điều 78), Thu thập, giao chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến việc bào chữa (Điều 81).

- Chế định về chứng minh và chứng cứ (Chương VI, từ Điều 85 đến Điều 108), gồm một số quy định pháp luật như sau: Những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự (Điều 85), Nguồn chứng cứ (Điều 87), Bảo quản vật chứng (Điều 90), Kết luận giám định (Điều 100).

- Chế định về các biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế (Chương VII, từ Điều 109 đến Điều 130), chế định này gồm 2 nhóm gồm:
[1] Biện pháp ngăn chặn, một số quy định pháp luật như sau: Các biện pháp ngăn chặn (Điều 109), Bắt người phạm tội quả tang (Điều 111), Bắt bị can, bị cáo để tạm giam (Điều 113), Tạm giam (Điều 119).
[2] Biện pháp cưỡng chế, một số quy định pháp luật như sau: Các biện pháp cưỡng chế (Điều 126), Áp giải, dẫn giải (Điều 127), Phong tỏa tài khoản (Điều 129).

- Chế định về hồ sơ vụ án, văn bản tố tụng, thời hạn và chi phí tố tụng (Chương VIII, từ Điều 131 đến Điều 142) một số quy định pháp luật như sau: Biên bản (Điều 133), Tính thời hạn (Điều 134), Thủ tục cấp, giao, chuyển trực tiếp văn bản tố tụng (Điều 138), Trách nhiệm cấp, giao, chuyển, gửi, niêm yết, thông báo văn bản tố tụng (Điều 142).

- Chế định về khởi tố vụ án hình sự (Chương IX, từ Điều 143 đến Điều 162) một số quy định pháp luật như sau: Tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố (Điều 144), Trách nhiệm tiếp nhận và thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố (Điều 145), Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố (Điều 150), Trách nhiệm của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong việc thực hiện yêu cầu, quyết định của Viện kiểm sát trong việc khởi tố (Điều 162).

- Chế định những quy định chung về Điều tra vụ án hình sự (Chương X, từ Điều 163 đến Điều 178) một số quy định pháp luật như sau: Thẩm quyền điều tra (Điều 163), Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự (Điều 165), Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện quyết định, yêu cầu của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát (Điều 168), Biên bản điều tra (Điều 178).

- Chế định về khởi tố bị can và hỏi cung bị can (Chương XI, từ Điều 179 đến Điều 184) một số quy định pháp luật như sau:  Khởi tố bị can (Điều 179), Tạm đình chỉ chức vụ bị can đang đảm nhiệm (Điều 181), Triệu tập bị can (Điều 182), Biên bản hỏi cung bị can (Điều 184).

- Chế định về lấy lời khai người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, đối chất và nhận dạng (Chương XII, từ Điều 185 đến Điều 191) một số quy định pháp luật như sau:  Triệu tập người làm chứng (Điều 185), Lấy lời khai người làm chứng (Điều 186), Đối chất (Điều 189).

- Chế định về khám xét, thu giữ, tạm giữ tài liệu, đồ vật (Chương XIII, từ Điều 192 đến Điều 200) một số quy định pháp luật như sau: Thẩm quyền ra lệnh khám xét (Điều 193), Khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện (Điều 195), Tạm giữ tài liệu, đồ vật khi khám xét (Điều 198), Trách nhiệm của người ra lệnh, người thi hành lệnh khám xét, thu giữ, tạm giữ (Điều 200).

- Chế định về khám nhiệm hiện trường, khám nhiệm tử thi, xem xét dấu vết trên thân thể, thực nghiệm Điều tra (Chương XIV, từ Điều 201 đến Điều 204) một số quy định pháp luật như sau: Khám nghiệm hiện trường (Điều 201), Khám nghiệm tử thi (Điều 202), Thực nghiệm điều tra (Điều 204), 

- Chế định về giám định và định giá tài sản (Chương XV, từ Điều 205 đến Điều 222) một số quy định pháp luật như sau: Trưng cầu giám định (Điều 205), Các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định (Điều 206), Tiến hành giám định (Điều 209), Quyền của bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác đối với kết luận định giá tài sản (Điều 222).

- Chế định về biện pháp Điều tra tố tụng đặc biệt (Chương XVI, từ Điều 223 đến Điều 228) một số quy định pháp luật như sau: Các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt (Điều 223), Thẩm quyền, trách nhiệm quyết định và thi hành quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt (Điều 225), Sử dụng thông tin, tài liệu thu thập được bằng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt (Điều 227).

- Chế định về tạm đình chỉ Điều tra và kết thúc Điều tra (Chương XVII, từ Điều 229 đến Điều 235) một số quy định pháp luật như sau: Tạm đình chỉ điều tra (Điều 229), Đình chỉ điều tra (Điều 230), Kết luận điều tra trong trường hợp đề nghị truy tố (233).

- Chế định những quy định chung về truy tố vụ án hình sự (Chương XVIII, từ Điều 236 đến Điều 242) một số quy định pháp luật như sau: Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố (Điều 236), Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi kiểm sát trong giai đoạn truy tố (Điều 237), Thẩm quyền truy tố (Điều 239), Nhập hoặc tách vụ án trong giai đoạn truy tố (Điều 242).

- Chế định về quyết định việc truy tố bị can (Chương XIX, từ Điều 243 đến Điều 249) một số quy định pháp luật như sau: Quyết định truy tố bị can (Điều 243), Trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung (Điều 245), Đình chỉ vụ án (Điều 248), Phục hồi vụ án (Điều 249).

- Chế định những quy định chung về xét xử vụ án hình sự (Chương XX, từ Điều 250 đến Điều 267) một số quy định pháp luật như sau: Xét xử trực tiếp, bằng lời nói và liên tục (Điều 250), Tòa án xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ (Điều 252), Tiếp nhận chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án (Điều 253), Bản án (Điều 260).

- Chế định về xét xử sơ thẩm (Chương XXI, từ Điều 268 đến Điều 329) chế định này gồm  6 nhóm: 

[1] Thẩm quyền của Tòa án các cấp, gồm một số quy định pháp luật như sau: Thẩm quyền xét xử của Tòa án (Điều 268), Việc xét xử bị cáo phạm nhiều tội thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự (Điều 273), Giải quyết việc tranh chấp về thẩm quyền xét xử (Điều 275).

[2] Chuẩn bị xét xử, gồm một số quy định pháp luật như sau: Nhận hồ sơ vụ án, bản cáo trạng và thụ lý vụ án (Điều 276), Thời hạn chuẩn bị xét xử (Điều 277), Triệu tập những người cần xét hỏi đến phiên tòa (Điều 287).

[3] Quy định chung về thủ tục tố tụng tại phiên tòa, một số quy định pháp luật như sau: Sự có mặt của thành viên Hội đồng xét xử và Thư ký Tòa án (Điều 288), Sự có mặt của Kiểm sát viên (Điều 289).

[4] Thủ tục bắt đầu phiên tòa, gồm một số quy định pháp luật như sau: Chuẩn bị khai mạc phiên tòa (Điều 300), Cam đoan của người làm chứng, cách ly người làm chứng (Điều 304).

[5] Thủ tục tranh tụng tại phiên tòa, gồm một số quy định pháp luật sau: Công bố bản cáo trạng (Điều 306), Trình tự xét hỏi (Điều 307), Xem xét vật chứng (Điều 312).

[6] Nghị án và Tuyên án.

- Chế định về xét xử phúc thẩm (Chương XXII, từ Điều 330 đến Điều 362) chế định này gồm  2 nhóm:

[1] Tính chất của xét xử phúc thẩm và quyền kháng cáo, kháng nghị gồm một số quy định pháp luật sau: Tính chất của xét xử phúc thẩm (Điều 330), Người có quyền kháng cáo (Điều 331), Thủ tục tiếp nhận và xử lý kháng cáo ( Điều 334), Thụ lý vụ án (Điều 340).

[2] Thủ tục xét xử phúc thẩm, gồm một số quy định pháp luật như sau: Tòa án có thẩm quyền xét xử phúc thẩm (Điều 344), Phạm vi xét xử phúc thẩm (Điều 345), Sự có mặt của người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo, kháng nghị (Điều 351).

- Chế định về bản án, quyết định được thi hành ngay và thẩm quyền ra quyết định thi hành án (Chương XXIII, từ Điều 363 đến Điều 366) chế định này gồm  một số quy định pháp luật như sau: Thẩm quyền và thủ tục ra quyết định thi hành án (Điều 364), Giải thích, sửa chữa bản án, quyết định của Tòa án (Điều 365), Giải quyết kiến nghị đối với bản án, quyết định của Tòa án (Điều 366).

- Chế định một số thủ tục về thi hành án tử hình, xét tha tù trước thời hạn có Điều kiện, xóa án tích (Chương XXIV, từ Điều 367 đến Điều 369) chế định này gồm các quy định pháp luật như sau: Thủ tục xem xét bản án tử hình trước khi thi hành (Điều 367), Thủ tục xét tha tù trước thời hạn có điều kiện (Điều 368), Thủ tục xóa án tích (Điều 369).

- Chế định về thủ tục giám đốc thẩm (Chương XXV, từ Điều 370 đến Điều 396) chế định này gồm một số các quy định pháp luật như sau: Tính chất của giám đốc thẩm (Điều 370), Những người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm (Điều 373), Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm (Điều 378), Thẩm quyền giám đốc thẩm (Điều 382).

- Chế định về thủ tục tái thẩm (Chương XXVI, từ Điều 397 đến Điều 403) chế định này gồm một số các quy định pháp luật như sau: Tính chất của tái thẩm (Điều 397), Thông báo và xác minh những tình tiết mới được phát hiện (Điều 399), Thẩm quyền của Hội đồng tái thẩm (Điều 402), Các thủ tục khác về tái thẩm (Điều 403).

- Chế định về thủ tục xem xét lại quyết định của hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao (Chương XXVII, từ Điều 404 đến Điều 412) chế định này gồm một số các quy định pháp luật như sau: Yêu cầu, kiến nghị, đề nghị xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (Điều 404), Thành phần tham dự phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để xem xét kiến nghị, đề nghị (Điều 405), Thủ tục mở phiên họp xem xét kiến nghị, đề nghị (Điều 407), Gửi quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về việc xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (Điều 412).

- Chế định về thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi (Chương XXVIII, từ Điều 413 đến Điều 430) chế định này gồm một số các quy định pháp luật như sau: Nguyên tắc tiến hành tố tụng (Điều 141), Những vấn đề cần xác định khi tiến hành tố tụng đối với người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi (Điều 416), Áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế (Điều 419).

- Chế định về thủ tục tố tụng truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân (Chương XXIX, từ Điều 431 đến Điều 446) chế định này gồm một số các quy định pháp luật như sau: Phạm vi áp dụng (Điều 431), Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân tham gia tố tụng (Điều 434), Quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân (Điều 435), Thẩm quyền, thủ tục thi hành án đối với pháp nhân (Điều 445).

- Chế định về thủ tục áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh (Chương XXX, từ Điều 447 đến Điều 454) chế định này gồm một số các quy định pháp luật như sau: Điều kiện và thẩm quyền áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh (Điều 447), Điều tra đối với người bị nghi về năng lực trách nhiệm hình sự (Điều 448), Quyết định của Viện kiểm sát trong giai đoạn truy tố (Điều 450), Đình chỉ thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh (Điều 454).

- Chế định về thủ tục rút gọn (Chương XXXI, từ Điều 455 đến Điều 465) chế định này gồm một số các quy định pháp luật như sau: Điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn (Điều 456), Quyết định áp dụng thủ tục rút gọn (Điều 457), Điều tra (Điều 460), Phiên tòa xét xử phúc thẩm (Điều 465).

- Chế định xử lý các hành vi cản trở hoạt động tố tụng hình sự (Chương XXXII, từ Điều 466 đến Điều 468) chế định này gồm các quy định pháp luật như sau: Xử lý người có hành vi cản trở hoạt động tố tụng của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng (Điều 466), Xử lý người vi phạm nội quy phiên tòa (Điều 467), Hình thức xử phạt, thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử phạt (Điều 468).

- Chế định khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự (Chương XXXIII, từ Điều 469 đến Điều 483) chế định này gồm một số các quy định pháp luật như sau: Người có quyền khiếu nại (Điều 469), Các quyết định, hành vi tố tụng có thể bị khiếu nại (Điều 470), Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại (Điều 472), Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo (Điều 483).

- Chế định bảo vệ người tố giác tội phạm, người làm chứng, bị hại và người tham gia tố tụng khác (Chương XXXIV, từ Điều 484 đến Điều 490) chế định này gồm một số các quy định pháp luật như sau:  Người được bảo vệ (Điều 484), Cơ quan, người có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ (Điều 485), Các biện pháp bảo vệ (Điều 486), Hồ sơ bảo vệ (Điều 490).

- Chế định về một số hoạt động hợp tác quốc tế (Chương XXXVI, từ Điều 497 đến Điều 508) chế định này gồm một số các quy định pháp luật như sau:  Việc tiếp nhận, chuyển giao tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án (Điều 497), Trình tự, thủ tục xem xét, xử lý yêu cầu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với công dân Việt Nam bị từ chối dẫn độ (Điều 499), Trình tự, thủ tục xem xét yêu cầu thi hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài đối với công dân Việt Nam bị từ chối dẫn độ (Điều 501), Phối hợp điều tra, áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt (Điều 508).

Xem thêm: Dịch vụ Luật sư bào chữa của Công ty Luật TNHH Everest.

Luật sư Phạm Ngọc Minh - Giám đốc điều hành của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp.

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
5 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Ngành Luật Tố tụng hình sự trong hệ thống pháp luật Việt Nam

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.39525 sec| 1235.711 kb