Dịch vụ pháp lý về tái cấu trúc doanh nghiệp

“Di chuyển nhanh và phá vỡ các quy tắc. Nếu vẫn chưa phá vỡ cái gì, chứng tỏ bạn di chuyển chưa đủ nhanh”.

- Mark Zuckerberg, nhà sáng lập Meta (Facebook)

Dịch vụ pháp lý về tái cấu trúc doanh nghiệp

Pháp lý tái cấu trúc doanh nghiệp là dịch vụ trọng tâm của Công ty Luật TNHH Everest, hỗ trợ về pháp lý cho khách hàng tổ chức và sắp xếp lại doanh nghiệp dựa trên nền tảng là cấu trúc cũ nhằm mục đích thay đổi cấu trúc, phương thức vận hành để khắc phục những yếu kém nội tại, giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả trong tương lai.

Phạm vi dịch vụ pháp lý tái cấu trúc doanh nghiệp, bao gồm: cung cấp thông tin pháp lý, soát xét hồ sơ pháp lý, thực hiện thủ tục pháp lý liên quan, tham mưu sắp xếp lại, tổ chức cấu trúc doanh nghiệp dựa trên sự kết cấu cũ nhưng phải phù hợp với thay đổi của nền kinh tế, xu thế phát triển trong tương lai để doanh nghiệp hoạt động tốt hơn, phát triển bền vững.

Liên hệ

VƯỚNG MẮC THƯỜNG GẶP

Sai lầm trong chiến lược
Sai lầm trong chiến lược
Không đánh giá được hết những rủi ro liên quan, dẫn tới thất bại trong quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp.
Bất đồng trong nội bộ
Bất đồng trong nội bộ
Việc đàm phán, thương lượng sẽ khó khăn khi các chủ sở hữu của doanh nghiệp phát sinh mẫu thuẫn, bất đồng.
Tranh chấp lao động
Tranh chấp lao động
Không đánh giá được những rủi ro, tranh chấp tiềm ẩn lao động, tinh thần làm việc của nhân viên không ổn định.
Rủi ro về tài chính
Rủi ro về tài chính
Giá trị doanh nghiệp xác định không đúng (sai lệch số liệu doanh thu, lợi nhuận), ảnh hưởng tới quá trình định giá.
Giấy tờ chưa hợp pháp
Giấy tờ chưa hợp pháp
Cấu trúc không phù hợp hoặc không có đầy đủ giấy tờ hợp pháp để tiến hành hoạt động tái cấu trúc doanh nghiệp.
Thủ tục pháp lý phức tạp
Thủ tục pháp lý phức tạp
Thủ tục pháp lý phức tạp sẽ là vấn đề đối với những doanh nghiệp không có bộ phận pháp chế chuyên nghiệp.

LUẬT SƯ TÁI CẤU TRÚC LÀM GÌ

Đánh giá thực trạng
Đánh giá thực trạng
Tư vấn về tổ chức đánh giá lại cơ cấu và hoạt động hiện tại của doanh nghiệp.
Pháp lý sắp xếp lao động
Pháp lý sắp xếp lao động
Tư vấn và thực hiện các thủ tục pháp lý về cơ cấu sắp xếp nhân sự lao động.
Văn bản quản trị nội bộ
Văn bản quản trị nội bộ
Xây dựng hệ thống văn bản quản trị nội bộ phù hợp với yêu cầu tái cấu trúc.
Chuyển đổi doanh nghiệp
Chuyển đổi doanh nghiệp
Tư vấn và thực hiện các thủ tục pháp lý về chuyển đổi hình thức doanh nghiệp.
Các thủ tục pháp lý
Các thủ tục pháp lý
Tư vấn và thực hiện các thủ tục pháp lý về tổ chức lại doanh nghiệp.
Dịch vụ pháp lý khác
Dịch vụ pháp lý khác
Tư vấn và thực hiện các dịch vụ pháp lý khác theo yêu cầu của doanh nghiệp.

I- CĂN BẢN VỀ TÁI CẤU TRÚC DOANH NGHIỆP

Tái cấu trúc doanh nghiệp là một khái niệm khá phổ biến. Các doanh nghiệp có ít khả năng cạnh tranh đều đang hướng đến điều này. Việc tái cấu trúc doanh nghiệp có thể được áp dụng cho toàn bộ doanh nghiệp hoặc chỉ tái cấu trúc một phần ví dụ như vận hành, bộ máy nhân sự, cơ cấu tổ chức, chiến lược kinh doanh… Điều này tùy thuộc vào điều kiện và nhu cầu của doanh nghiệp.

Chẳng hạn, một công ty đang có vấn đề về cơ cấu nhân sự, còn các bộ phận khác vẫn hoạt động bình thường thì doanh nghiệp sẽ xem xét tái cấu trúc về cơ cấu nhân sự mà thôi.

Có một số khái niệm khá tương đồng với tái cấu trúc doanh nghiêp, những vẫn có khác biệt với thuật ngữ này, đó là: Sáp nhập và Mua lại (M&A) và Tổ chức lại doanh nghiệp:

Sáp nhập và Mua lại (Mergers & Acquisitions, viết tắt: M&A) là một thuật ngữ chung mô tả việc một cá nhân, tổ chức tiến hành Sáp nhập hoặc Mua lại sản nghiệp sẵn có của cá nhân hay tổ chức khác. Trong đó, sản nghiệp được Sáp nhập, Mua lại có thể dưới hình thức một công ty hoặc là tổng hợp tài sản bao gồm cả nhân lực, phương thức, mô hình để tiến hành hoạt động kinh doanh. Sáp nhập và Mua lại có ba (03) loại chính: Mua cổ phần (Share acquisition), Mua tài sản (Asset acquisition) và Sáp nhập hay Hợp nhất (Merger or Consolidation).

Tổ chức lại doanh nghiệp trong pháp luật doanh nghiệp Việt Nam, được định nghĩa như sau: "Tổ chức lại doanh nghiệp là việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập hoặc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp" (Khoản 31 Điều 4 Luật doanh nghiệp năm 2020). Tổ chức lại doanh nghiệp, do đó là hoạt động cấu trúc lại doanh nghiệp diễn ra trong nội bộ doanh nghiệp hoặc giữa một số doanh nghiệp, bao gồm: chia công ty, tách công ty, hợp nhất công ty, sáp nhập công ty và chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. Do đó, có thể hiểu, Tổ chức lại doanh nghiệp rộng hơn Tái cấu trúc doanh nghiệp, nó bao gồm việc thiết lập, cải tổ và xây dựng dựa trên một nền tảng hoàn toàn mới. Còn tái cấu trúc là cải thiện các vấn đề nội tại dựa trên nền tảng sẵn có. Hiểu đơn giản, Tái cấu trúc là việc thay đổi màu sơn hay nội thất của ngôi nhà, còn Tổ chức lại chính là đập bỏ hẳn ngôi nhà cũ và xây ngôi nhà mới.

[?] Khi nào thì cần tái cấu trúc doanh nghiệp

Vậy khi nào thì cần phải thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp? Việc này sẽ được thực hiện khi doanh nghiệp đang gặp khó khăn, việc kinh doanh kém hiệu quả, trì trệ. Các nguyên nhân dẫn đến vấn đề này thường là do: chiến lược kinh doanh không hợp lý, việc quản lý không hiệu quả, nguồn nhân lực yếu kém hay không có sự phối hợp giữa các bộ phận. Theo các chuyên gia, một doanh nghiệp khi nhận thấy 04 nhóm dấu hiệu sau thì tái cấu trúc là một việc làm bức thiết:

[1] Dấu hiệu thuộc nhóm bề mặt: Đây là những dấu hiệu mà doanh nghiệp dễ nhận thấy nhất: doanh số giảm, tài sản thất thoát, thị phần thu hẹp, hoạt động trì trệ, mất lợi thế cạnh tranh,…

[2] Dấu hiệu thuộc nhóm cận mặt: Các dấu hiệu thuộc nhóm cận mặt bao gồm các biểu hiện liên quan đến kết quả kinh doanh, chất lượng sản phẩm không ổn định, khách hàng khiếu nại nhiều, không có sự phối hợp và trao đổi giữa các bộ phận, hoạt động tiếp thị và bán hàng kém hiệu quả, công nợ nhiều, tồn kho cao.

[3] Dấu hiệu thuộc nhóm lớp giữa: Các dấu hiệu thuộc nhóm này thường không ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả kinh doanh như: chồng chéo đa chức năng giữa các bộ phận, nhân lực yếu kém, trưởng phòng không có khả năng quản lý, không có sự phối hợp giữa các phòng ban, cơ chế phân quyền kém. Các dấu hiệu này tuy không ảnh hưởng trực tiếp nhưng sẽ khiến doanh nghiệp trì trệ dần dần, nếu như không có cải thiện thì doanh nghiệp không thể phát triển.

[4] Dấu hiệu thuộc nhóm lớp sâu: Đây là những dấu hiệu khó nhận biết nhất bởi chúng là những vấn đề thuộc thượng tầng, bao gồm: triết lý kinh doanh, mục tiêu dài hạn, tầm nhìn và giá trị.

Nếu ban quản trị định hướng sai đường, không đi sâu xây dựng giá trị cốt lõi bên trong và các mục tiêu dài hạn mà chỉ chăm chăm vào những mục tiêu ngắn hạn thì sẽ không thể phát triển vững mạnh và lâu bền.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest.

II- NHỮNG SAI LẦM THƯỜNG GẶP TRONG HOẠT ĐỘNG TÁI CẤU TRÚC DOANH NGHIỆP

Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, chính sách pháp luật của Nhà nước có nhiều thay đổi dẫn tới môi trường pháp lý kinh doanh có nhiều thay đổi dẫn tới nhiều doanh nghiệp đặt ra vấn đề thực hiện tái cơ cấu để vượt qua các biến cố khó khăn và tiếp tục phát triển. Thế nhưng, rất ít doanh nghiệp thực hiện tái cơ cấu theo đúng nghĩa và đạt được kết quả mong đợi.

Nguyên nhân cơ bản nhất là những sai lầm bắt nguồn từ khâu đề xuất chiến lược tái cấu trúc đến khâu triển khai như sau:

Một là, doanh nghiệp chưa đề xuất chiến lược tái cơ cấu dựa trên phân tích sự tương thích giữa xu hướng thay đổi môi trường pháp lý kinh doanh (quy định của pháp luật đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp) với cấu trúc hiện hữu để xác định mục tiêu dài hạn cho tái cơ cấu. Thay vào đó, doanh nghiệp bắt đầu thực hiện tái cơ cấu bằng những kế hoạch ngắn hạn nhằm vào các giải pháp như sắp xếp tổ chức, thoái vốn, thay đổi nhân sự.

Hai là, việc tái cơ cấu chưa chỉ ra được điểm trọng tâm cần tái cơ cấu, mục tiêu tái cơ cấu (trên các khía cạnh khách hàng mục tiêu, thay đổi sản phẩm, công nghệ) mà tiến hành trước các biện pháp thứ yếu như sắp xếp tổ chức, thay đổi nhân sự cấp cao, thoái vốn. Nói cách khác, chiến lược tái cơ cấu của nhiều doanh nghiệp Việt Nam đi theo quy trình ngược là hành động tái cơ cấu trước khi xác định được mục tiêu tái cơ cấu.

Ba là, nhiều doanh nghiệp chỉ tập trung vào cắt giảm chi phí sản xuất với kỳ vọng gia tăng lợi nhuận cũng là một hành động không cần thiết trong thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp. Bởi vì hoạt động tiết kiệm chi phí là hoạt động thường xuyên trong công tác điều hành, không phải đợi đến lúc tái cơ cấu doanh nghiệp mới thực hiện. Hơn nữa, lúc thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp không chú trọng đến sự thay đổi chính sách pháp luật của Nhà nước mà đặt trọng tâm vào hành động này sẽ gây cản trở cho việc đầu tư cải tiến công nghệ, hệ thống quản trị, tuyển mộ nhân sự để thực hiện mục tiêu tái cơ cấu sản phẩm, phương thức phân phối phù hợp với nhu cầu của bối cảnh mới.

Bốn là, nhiều doanh nghiệp thực hiện thoái vốn một cách máy móc, thoái vốn ngay cả với dự án đang lỗ theo kế hoạch nhưng có tiềm năng phát triển trong tương lai. Thậm chí, đối với các doanh nghiệp nhà nước, việc thoái vốn bị bắt buộc thực hiện theo chỉ đạo của cơ quan chủ quản, dẫn đến nhiều doanh nghiệp bán nhiều công ty con, dự án với giá rẻ.

Năm là, nhiều doanh nghiệp đặt mục tiêu thu hồi vốn chứ không muốn bỏ vốn đầu tư mới. Hành động này không phù hợp với việc thực hiện chiến lược tái cơ cấu, bởi vì điều cơ bản nhất của tái cơ cấu là phải đầu tư đổi mới công nghệ, hệ thống quản trị, tuyển mộ nhân tài nhằm tạo ra sản phẩm mới, phương thức phân phối mới cho phù hợp với xu hương tiêu dùng mới. Do vậy việc nghĩ đến các biện pháp huy động vốn, nguồn lực mới là quan trọng trong thực hiện tái cơ cấu, chứ không phải tìm cách bảo thu hồi vốn, giữ vốn.

Như vậy, nguyên nhân cho sự thất bại sau khi tái cấu trúc (tái cơ cấu) doanh nghiệp có thể xuất phát từ việc nhà quản trị doanh nghiệp chưa thực sự nắm bắt được sự thay đổi của thị trường, do ý chí chủ quan của nhà quản trị, chính sách pháp luật của Nhà nước, sự kiện bất khả kháng, nhu cầu cải tiến sản phẩm, hoặc nhu cầu về sản phẩm mới của người tiêu dùng, hoặc doanh nghiệp coi thường hoạt động tư vấn quản trị của các luật sư tư vấn pháp lý doanh nghiệp và chuyên gia kinh tế để có thể tham khảo… điều đó dẫn tới cho doanh nghiệp bị mất phương hướng.

Để đạt được các mục tiêu đề ra trong hoạt động tái cơ cấu, doanh nghiệp phải thực hiện sắp xếp hệ thống quản lý như thay đổi cơ cấu tổ chức, xây dựng lại quy chế, quy trình thực hiện tất cả các công tác, tiến hành đầu tư công nghệ, loại bỏ những hoạt động/lĩnh vực kinh doanh không còn phù hợp. Đồng thời, để thực hiện được các chiến lược tái cơ cấu hiệu quả và tối ưu điều quan trọng nhất đó là phải đảm bảo có nguồn lực để thực hiện như nguồn vốn, con người, đối tác chiến lược liên kết.

Xem thêm: Dịch vụ pháp chế doanh nghiệp (Luật sư nội bộ doanh nghiệp) của Công ty Luật TNHH Everest.

III- CÁC BƯỚC TÁI CẤU TRÚC DOANH NGHIỆP

Xuất phát từ thực tiễn quản trị doanh nghiệp và những kinh nghiệm trong hoạt động tư vấn pháp luật doanh nghiệp nhiều năm. chúng tôi phân biệt các bước trong chiến lược tái cơ cấu doanh nghiệp như sau:

Bước 1 - Dự báo xu hướng thay đổi môi trường pháp lý

Thông qua việc thăm dò, khảo sát đánh giá thị trường, doanh nghiệp có thể nhận định được xu hướng thay đổi trên các khía cạnh về chính sách pháp luật của Nhà nước, như: nhu cầu về sản phẩm, công nghệ sản xuất và phương thức phân phối mới.

Bước 2 - Mô tả cấu trúc hiện tại của doanh nghiệp

Doanh nghiệp trên các khía cạnh: quy định của pháp luật về loại hình tổ chức doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp năm 2020 và các văn bản luật khác liên quan, tiếp đến là sản phẩm, thị trường mục tiêu, công nghệ, hệ thống quản lý (cơ cấu tổ chức, quy trình, quy chế hoạt động, chất lượng nhân lực), các dự án đang triển khai.

Bước 3 - Phân tích cấu trúc hiện tại của doanh nghiệp

Xem có phù hợp với các chính sách pháp luật của Nhà nước hoặc theo quy định bắt buộc đối với những loại hình doanh nghiệp cụ thể theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 để tận dụng cơ hội và tránh né thách thức từ bối cảnh mới của môi trường pháp lý kinh doanh hay không, để từ đó chỉ ra các khía cạnh cần thực hiện tái cơ cấu.

Bước 4 - Xác định mục tiêu tái cơ cấu

Từ những khám phá, khảo sát và đánh giá những khía cạnh cần thực hiện tái cơ cấu, xác định mục tiêu tái cơ cấu trên các nội dung bao gồm: định hướng khách hàng mục tiêu, định hướng thay đổi sản phẩm, và định hướng thay đổi công nghệ.

Bước 5 - Xây dựng phương án và lộ trình

Việc xây dựng phương án, lộ trình và xác định giải pháp, chương trình, dự án để thực hiện thành công các mục tiêu tái cơ cấu trên các khía cạnh: Hệ thống quản lý (cơ cấu tổ chức, quy chế, quy trình), Đầu tư công nghệ; cải tiến phương thức phân phối, và loại bỏ các lĩnh vực kinh doanh không phù hợp (thoái vốn), chuyển nhượng, chia tách hoặc sát nhập doanh nghiệp.

Bước 6 - Thiết lập đội ngũ luật sư tư vấn

Để đảm bảo các giải pháp tái cơ cấu được thực hiện thành công, doanh nghiệp cần có một bộ phận luật sư doanh nghiệp để tham mưu, cố vấn về các chính sách pháp luật và đưa ra các dự báo về sự thay đổi môi trường pháp lý kinh doanh. Sau đó, doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược huy động nguồn lực để thực hiện tái cơ cấu như nguồn vốn, huy động nhân lực phù hợp cho mục tiêu tái cơ cấu, thiết lập mạng lưới quan hệ với các đối tác phù hợp.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý của Công ty Luật TNHH Everest về Sáp nhập và Mua bán doanh nghiệp (M&A).

QUY TRÌNH DỊCH VỤ

Bước
1
Tiếp cận thông tin ban đầu
Khách hàng cung cấp tài liệu, trình bày yêu cầu để Luật sư có được các thông tin: vấn đề quan tâm, vướng mắc, mong muốn.
Bước
2
Xác định nhu cầu của khách hàng
Trao đổi với khách hàng để xác định rõ (mục đích thực): các năng lực, xác định tính khả thi của Dự án tái cấu trúc doanh nghiệp.
Bước
3
Đề xuất giải pháp
Hướng dẫn ban đầu về quy định của pháp luật tổ chức lại doanh nghiệp, phương án giải quyết sơ bộ hoặc tư vấn giải pháp phù hợp khác.
Bước
4
Ký hợp đồng dịch vụ pháp lý
Ký hợp đồng dịch vụ pháp lý, nội dung: (a) thông tin khách hàng; (b) nội dung dịch vụ; (c) thời hạn thực hiện; (d) quyền, nghĩa vụ của các bên; (đ) thù lao, chi phí; (e) trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; (f) phương thức giải quyết tranh chấp.
Bước
5
Các đề xuất bổ sung
Hướng dẫn khách hàng sử dụng các dịch vụ bổ sung hoặc thuê thêm chuyên gia để giải quyết tốt nhất các vấn đề tổ chức lại doanh nghiệp của họ.
Bước
6
Thẩm định về pháp lý
Thẩm định hồ sơ pháp lý như đăng ký doanh nghiệp, giấy phép kinh doanh, tài chính, tài sản trí tuệ, công nghệ thông tin, định giá tài sản và các vấn đề pháp lý khác.
Bước
7
Đàm phán và thương lượng
Hỗ trợ khách hàng đàm phán: tư cách pháp lý, giá, điều khoản và điều kiện thanh toán, quyền và nghĩa vụ của các bên, các thủ tục, lập biên bản ghi nhớ, các cam đoan, cam kết, hợp đồng và thỏa thuận liên quan.
Bước
8
Các thủ tục hành chính
Lập hồ sơ pháp lý, thực hiện thủ tục tổ chức lại doanh nghiệp, kê khai thuế tại cơ quan có thẩm quyền.
Bước
9
Chuyển giao quy trình, công nghệ
Hỗ trợ khách hàng giao - nhận các quyền và nghĩa vụ: hồ sơ pháp lý, quy chế - quy định - quy trình, quyền quản trị - điều hành, hệ thống đối tác - khách hàng - nhà cung cấp.
Bước
10
Thanh lý hợp đồng
Các bên xác nhận những nội dung của hợp đồng đã hoàn thành, chưa hoàn thành (nếu có); trách nhiệm, nghĩa vụ (nếu có) của các bên sau khi thanh lý
Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
KHÁCH HÀNG SỬ DỤNG DỊCH VỤ TÁI CẤU TRÚC DOANH NGHIỆP
  • Doanh nghiệp chưa có bộ phận pháp chế.
  • Doanh nghiệp có pháp chế nhưng không chuyên về Tái cấu trúc doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp cần bổ sung thêm nhân sự đáp ứng tiến độ Tái cấu trúc doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp thực hiện Tái cấu trúc doanh nghiệp để chuyển đổi thành Công ty đại chúng.
KHÁCH HÀNG SỬ DỤNG DỊCH VỤ TÁI CẤU TRÚC DOANH NGHIỆP
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc

KHÁCH HÀNG CHỌN CHÚNG TÔI

Chuyên gia nhiều kinh nghiệm
Chuyên gia nhiều kinh nghiệm
Đội ngũ luật sư có kinh nghiệm không chỉ trong lĩnh vực doanh nghiệp, mà còn trong nhiều lĩnh vực khác, chúng tôi có thể giúp khách hàng xử lý các vấn đề phức tạp.
Mạng lưới đối tác rộng
Mạng lưới đối tác rộng
Các đối tác là các tổ chức, cá nhân giàu kinh nghiệm, có mặt tại nhiều tỉnh thành, cung cấp dịch vụ bổ trợ, đồng thời giúp chúng tôi để giải quyết các vụ việc nhanh, chính xác.
Thấu hiểu khách hàng
Thấu hiểu khách hàng
Thấu hiểu tâm lý và mong muốn của khách hàng, chúng tôi là người đồng hành đáng tin cậy, mang lại các giải pháp phù hợp, hiệu quả cao nhất cho khách hàng.
Ứng dụng công nghệ luật
Ứng dụng công nghệ luật
Công nghệ luật (Lawtech), mang lại cho chúng tôi có lợi thế vượt trội: bảo mật thông tin, tiếp cận tài liệu, giao kết hợp đồng, cung cấp dịch vụ trực tuyến.
Bảo mật thông tin
Bảo mật thông tin
Giữ bí mật thông tin khách hàng thể hiện sự chuyên nghiệp và đạo đức nghề nghiệp luật sư. Chúng tôi chỉ công bố thông tin mật khi được sự đồng ý của khách hàng.
Phí dịch vụ hợp lý
Phí dịch vụ hợp lý
Thù lao luật sư và chi phí pháp lý được chúng tôi thông báo công khai. Đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp giúp khách hàng lựa chọn gói dịch vụ với chi phí phù hợp, hiệu quả cao.
4.1 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Dịch vụ pháp lý về tái cấu trúc doanh nghiệp

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.45220 sec| 1173.641 kb