Điều kiện thành lập, soạn thảo và đăng kí doanh nghiệp

18/06/2021
Everest Law Firm
Everest Law Firm

 

Điều kiện thành lập doanh nghiệp, soạn thảo, nạp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp có những lưu ý gì? Đây là vấn đề khi thành lập doanh nghiệp.

 

 

kháng nghị theo thủ tục Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

 

Tư vấn về điều kiện thành lập doanh nghiệp

 

 

Tư vấn cho khách hàng về điều kiện thành lập doanh nghiệp là việc Luật sư tổng hợp các thông tin, tài liệu cho khách hàng cung cấp và đối chiếu với các quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến các điều kiện thành lập doanh nghiệp để tư vấn, cho khách hàng khi năng đáp ứng các điều kiện thành lập doanh nghiệp, Liên quan đến việc thành lập doanh nghiệp, pháp luật quy định nhiều điều kiện phải đáp ứng như:

 

 

- Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, Thua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp,

 

 

- Tên doanh nghiệp; 

 

 

- Trụ sở chính;

 

 

 - Vốn; 

 

 

- Ngành, nghề kinh doanh; 

 

 

- Nhân sự 

 

 

- Các điều kiện khác theo quy định của pháp luật,

 

 

Trên thực tế, không phải khách hàng nào tại thời điểm thành lập doanh nghiệp cũng có thể đáp ứng được hết các điều kiện mà pháp luật đặt ra với loại hình doanh nghiệp mà mình dự định thành lập, Do đó, Luật sư có thể tư vấn cho khách hàng các phương án thay thế hoặc các giải pháp để đáp ứng được các điều kiện mà pháp luật yêu cầu.(tìm hiểu: tư vấn sở hữu trí tuệ)

 

 

Tư vấn về soạn thảo, nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.

 

 

Trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp được quy định tại Điều 27 Luật Doanh nghiệp 2014 và để tư vấn cho khách hàng về việc Soạn thảo, đăng ký doanh nghiệp, Luật sư cần nắm được các bước sau:

 

 

- Thứ nhất: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh

 

 

Hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ là một trong những điều kiện bảo đảm cho doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp 2014 quy định cụ thể hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với từng loại hình doanh nghiệp như: Hồ sơ kinh đăng ký(xem thêm: dịch vụ tư vấn doanh nghiệp)

 

 

doanh nghiệp của doanh nghiệp tư nhân (Điều 20); hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của công ty hợp danh (Điều 21); hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của công ty TNHH (Điều 22); hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của công ty cổ phần (Điều 23). Tuy có sự khác biệt nhất định về các tài liệu phải chuẩn bị trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp song nhìn chung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bao gồm các loại giấy tờ sau:

 

 

- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp: Để có thể soạn thảo được Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, Luật sư cần thu thập các thông tin sau từ khách hàng:

 

 

+ Thông tin cá nhân của các cá nhân, tổ chức tham gia thành lập doanh nghiệp;

 

 

+ Tên doanh nghiệp; 

 

 

+ Địa chỉ trụ sở chính; 

 

 

+ Ngành, nghề kinh doanh; 

 

 

+ Vốn điều lệ, nguồn vốn điều lệ; 

 

 

+ Người đại diện theo pháp luật; 

 

 

+ Thông tin phục vụ cho việc đăng ký thuế; 

 

 

+ Số lượng lao động.

 

 

Trên cơ sở các thông tin khách hàng cung cấp và mẫu Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành, Luật sư soạn thảo Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp một cách chính xác, đầy đủ và rõ ràng.

 

 

Khi soạn thảo thông tin liên quan đến ngành, nghề kinh doanh, Luật sư cần tư vấn cho khách hàng lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam để ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp. Đối với những ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó, Đội với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam nhưng được quy định tại các văn bản quy phạm

 

 

 

pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo Ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó. Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế cuả Việt Nam và chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì Luật sư tư vấn cho khách hàng đề nghị cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét ghi nhận ngành, nghề kinh doanh này vào cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nếu không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, đồng thời thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) để bổ sung ngành, nghề kinh doanh mới, Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký ngành, nghề kinh doanh chi tiết hơn ngành kinh tế cấp bốn thì doanh nghiệp lựa chọn một ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam, sau đó ghi chi tiết ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp ngay dưới ngành cấp bốn nhưng phải bảo đảm ngành, nghề kinh doanh chi tiết của doanh nghiệp phù hợp với ngành cấp bốn đã chọn. Trong trường hợp này, ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp là ngành, nghề kinh doanh chi tiết doanh nghiệp đã ghi.(đọc về: dịch vụ thành lập công ty)

 

 

 Bên cạnh đó, Luật sư cũng cần lưu ý để các thông báo, hướng dẫn của các Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Đối với một số ngành, nghề có thể có những hướng dẫn chi tiết.

 

 

Ví dụ:

 

 

Để hướng dẫn cho doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ngành “Kinh doanh hóa chất”, Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh đã ra Thông báo ngày 11/12/2013 hướng dẫn việc xác định rõ hóa chất thuộc lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp hoặc phụ gia thực phẩm.

 

 

- Dự thảo Điều lệ: Điều lệ công ty bao gồm các nội dung quy định tại Điều 25 Luật Doanh nghiệp 2014. Điều lệ công ty là bản cam kết của các thành viên công ty về mục đích thành lập, tổ chức và hoạt động của công ty. Điều lệ của công ty do các sáng lập viên thoả thuận xây dựng trên cơ sở các quy định của pháp luật, Luật sư có thể tham

 

 

khảo các mẫu Điều lệ do Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc các Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp hướng dẫn. Luật sư cần lưu ý rằng, Điều luật của doanh nghiệp, là cơ sở pháp lý quan trọng trong quá trình quản trị doanh nghiệp. Do đó, Luật sư cần tìm hiểu rõ yêu cầu, khách hàng về quản trị doanh nghiệp để có thể soạn thảo Điều lệ, hợp với mong muốn của khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi khách hàng trong việc điều hành doanh nghiệp sau khi thành lập như giúp khách hàng đạt được những mong muốn nhất định gắn , việc triển khai các kế hoạch, dự định kinh doanh thuận lợi cho thành lập cũng như giúp khách hàng đạt được những mong muốn nhất định gắn với việc triển khai các kế hoạch, dự định kinh doanh.

 

 

- Danh sách thành viên, cổ động và các giấy tờ kèm theo: Danh sách thành viên, cổ đông của doanh nghiệp dự định thành lập ghi nhận thông tin về các chủ thể tham gia thành lập doanh nghiệp. Kèm theo danh sách thành viên, cổ động, người thành lập doanh nghiệp còn phải chuẩn bị các giấy tờ kèm theo như: Bản sao thẻ căn cước công dân chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của mỗi thành viên (nếu thành viên là cá nhân); bản sao quyết định thành lập, chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; văn bản uỷ quyền, chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền (nếu thành viên là tổ chức). Đối với thành viên, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự.

 

 

Khi soạn thảo danh sách thành viên, danh sách cổ đông, cần lưu ý về thời hạn của các giấy tờ tùy thân của các thành viên tham gia thành lập doanh nghiệp. Trong trường hợp các giấy tờ tùy thân đã hết hạn sử dụng thì cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ trả lại hồ sơ đăng ký kinh doanh.

 

 

Ví dụ:

 

 

Theo khoản 1 Điều 1 Nghị định số 170/2007/NĐ-C ngày 19/11/2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 03/02/1999 của Chính phủ về chứng minh nhân dân; Điểm 4 Mục I Thông tư số (04/1999/TT-BCA ngày 29/4/1999 của Bộ Công an hưởng kinh một số quy định của Nghị định số (05 1900 ND-CP. “Chứng thì nhân dân có giá trị và dụng 15 năm, Một công dân Việt Nam chỉ được cấp một chứng minh nhân dân và một số chung tình nhân dân riêng. Nếu có vợc thay đổi hoặc bị thất chung tình nhân cần thì được làm thủ tục đổi, cấp lại một giấy chứng tình nhân cần khắc nhưng số ghi trên chung tình nhân dân vẫn giữ đúng theo số ghi trên chứng minh nhân dân đã cấp"

 

 

Theo khoản 1 Điều 1 Nghị định số 94/2015/NĐ-CP ngày 16/10/2015 của Chính phủ cho đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày 17/8 2007 về vật cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, Hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ có giá trị không quá 5 năm tính từ ngày cấp, lộ chiều ngoại giao, hộ chiếu công vụ còn giá trị của 1 năm thì được gia hạn một lần, tối đa không quá 3 năm, khi hết hạn thì làm thủ tục cấp mới, Hộ chiếu phổ thông có giá trị không quá 10 năm tính từ ngày cấp và không được gia hạn, Hộ chiếu phổ thông còn hạn thì được cấp lại, khi hết hạn thì làm thủ tục cấp mới. Thời hạn của hộ chiếu quốc gia cấp cho trẻ em dưới 14 tuổi hoặc cấp cho công dân kèm theo trẻ em dưới 2 tuổi thực hiện theo quy định tại Điều 5 của Nghị định này.”

 

 

- Thứ hai: Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh Luật sư tư vấn hoặc trực tiếp nộp đủ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành tại cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp dự định đặt | trụ sở chính. Cơ quan đăng ký kinh doanh được tổ chức ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và ở quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Ở cấp tỉnh, Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Phòng đăng ký kinh doanh tại các địa điểm khác nhau trên địa bàn cấp tỉnh, Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh có thể thành lập thêm một hoặc hai  Phòng đăng ký kinh doanh và được đánh số theo thứ tự. Ở cấp huyện, Phòng tài chính - kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện nhiệm vụ đăng ký hộ kinh doanh.

 

 

Nếu Luật sư được khách hàng ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, Luật sư cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

 

 

+ Bản sao hợp lệ thẻ căn cước công dân non dân hoặc hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực (đối với Luật sư Việt Nam) hoặc hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu, nước ngoài còn hiệu lực (đối với Luật sư nước ngoài). 

 

 

+ Bản sao hợp lệ hợp đồng cung cấp dịch vụ giữa người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp và và tổ chức làm dịch vụ thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp.và giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân trực tiếp thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp, hoặc văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật cho cá nhân Luật sư thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp

 

 

Luật sư cần nắm vững thủ tục đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử theo quy định tại Chương V Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp. Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia và trang web của các Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh cũng hướng dẫn cụ thể về đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử.

 

 

- Thứ ba: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

 

 

Thời hạn cấp Giấy đăng ký doanh nghiệp là 3 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan đăng ký kinh doanh nhận được hồ sơ hợp lệ. Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 28 Luật Doanh nghiệp 2014. Trong trường hợp, doanh nghiệp không đáp ứng được các điều kiện nêu trên, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ ra thông báo từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Thông báo nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung.

 

 

Ngoài các quy định về thủ tục và đăng ký kinh doanh nêu trên của Luật Doanh nghiệp 2014, Luật sư cũng cần phải lưu ý đến quy định của một số luật chuyên ngành điều chỉnh về việc đăng ký thành lập doanh nghiệp trong một số lĩnh vực, ngành, nghề. Theo đó, doanh nghiệp khi kinh doanh các ngành, nghề nhất định sẽ không phải tiến

 

 

hành đăng ký kinh doanh theo thủ tục đăng ký kinh doanh của Luật Doanh nghiệp 2014 mà chỉ phải đăng ký thành lập theo quy định của các luật chuyên ngành và giấy phép thành lập được thừa nhận đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

 

 

Ví dụ:

 

 

Khoản 13 Điều 1 Luật số 61/2010/QH12 ngày 24/11/2010 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định như sau: “Bộ Tài chính cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài; giấy phép đặt văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam”. Khoản 2 Điều 59 Luật Chứng khoán 2006 quy định: “Ủy ban Chứng khoán nhà nước cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ. Giấy phép này đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh”.

 

Thuế suất áp dụng trong hoạt động kinh doanh

Vốn chủ sở hữu, vốn nhà nước với nội bộ doanh nghiệp

 

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

 

0 bình luận, đánh giá về Điều kiện thành lập, soạn thảo và đăng kí doanh nghiệp

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.86522 sec| 991.836 kb