Vốn chủ sở hữu, vốn nhà nước với nội bộ doanh nghiệp

19/06/2021
Everest Law Firm
Everest Law Firm

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nội bộ doanh nghiệp rất nhiều. Tuy nhiên vốn chủ sở hữu và vốn và nước thì ảnh hưởng như thế nào?

 

hoạt động tư vấn đầu tư Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

 

Vốn chủ sở hữu

 

 

Hai yếu tố cơ bản quyết định vấn đề sống còn của doanh nghiệp là yếu tố vốn và yếu tố con người. Doanh nghiệp không thể tồn tại nếu thiếu một trong hai yếu tố này. Đây cũng là hai yếu tố đưa đến sự thành công trong kinh doanh. Luật sư cần nắm được mức độ ảnh hưởng của yếu tố vốn và yếu tố con người đến hoạt động quản lý nội bộ của doanh nghiệp để tư vấn về mặt pháp luật cho các hoạt động quản lý nội bộ doanh nghiệp từ việc hình thành mô hình quản trị điều hành cho đến việc quản trị điều hành hằng ngày của doanh nghiệp. Dưới đây là một vài ảnh hưởng của yếu tố vốn chủ sở hữu đến quản lý nội bộ doanh nghiệp.

 

 

Ảnh hưởng của vốn chủ sở hữu đối với việc lựa chọn và xác định mô hình doanh nghiệp.

 

 

Cấu trúc vốn điều lệ xác định mô hình doanh nghiệp mà các chủ sở hữu cần hướng đến. Đối với công ty TNHH, vốn của các thành viên đóng góp được xác định theo tỷ lệ góp vốn của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau được gọi là cổ phần. Việc chia vốn thành nhiều phần bằng nhau tạo cơ hội cho các nhà đầu tư mua cổ phần được dễ dàng hơn và gọi vốn cũng dễ hơn. Bên cạnh cách thức góp vốn, việc chuyển nhượng phần vốn trong các mô hình công ty cũng khác nhau.

 

 

Nếu công ty TNHH, việc chuyển nhượng vốn ra ngoài cho các nhà đầu tư không phải là thành viên trong công ty chỉ được thực hiện sau khi các thành viên của công ty từ chối mua phần vốn này.Trong khi đó, ở công ty cổ phần, các cổ đông được quyền tự do chuyển nhượng cổ phần, cổ phiếu, trừ một số trường hợp hạn chế theo quy định của pháp luật. Vì vậy, khi tư vấn cho các nhà đầu tư ngay từ khi thành lập doanh nghiệp, Luật sư cần nắm được đặc điểm và nhu cầu về vốn của các nhà đầu tư. Nếu họ không cần gọi vốn từ các nhà đầu tư bên ngoài thì tư vấn cho các chủ sở hữu thành lập công ty TNHH hoặc công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân. Ngược lại, nếu các nhà đầu tư cần gọi vốn từ bên ngoài, chia vốn thành các phần nhỏ gọi là cổ phần để bán cho các nhà đầu tư thì nên thành lập công ty cổ phần.

 

 

Ví dụ:

 

 

Minh, Thắng, Hà và Loan có dự định thành lập công ty để kinh doanh trong lĩnh vực chế biến nông sản. Các nhà đầu tư dự định góp 1 tỷ vốn điều lệ, phần vốn này sẽ được chia đều thành nhiều phần bằng nhau và sau 2 năm hoạt động sẽ huy động vốn từ bên ngoài và đưa công ty lên niêm yết trên thị trường chứng khoán, nếu công ty làm ăn có lãi. Trong trường hợp này Luật sư đã tư vấn cho các nhà đầu tư thành lập công Ty cổ phần.

 

 

Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành căn cứ và tỷ lệ vốn của Nhà nước trong các công ty cổ phần, công ty TNHH để nhìn lại cho anh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp có nguồn khác khong phai từ sở hữu nhà thuốc theo Luật Doanh nghiệp 2005 cattle nghiệp có trên 50% vào nhà nước đầu tư vào thì doanh nghiệp đó được gọi là doanh nghiệp nhà nước khái niệm "doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại khoản 8 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014 đã có sự thay đổi so với trước đây. Thay vì quy định doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp trong đó Nhà nước sở hữu trên Sao vàn điều lệ thì Luật Doanh nghiệp 2014 quy định:

 

 

Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ Khái niệm này hiện nay đà ngày một số những vướng mắc khi thực hiện các quy định pháp luật có định nghĩa về vốn nhà nước. Dưới đây là một phân tích về việc áp dụng quy định thế nào là doanh nghiệp nhà nước trên cơ sở số vốn sở hữu của Nhà nước nắm giữ trong doanh nghiệp đối với hoạt động đấu thầu,

 

 

Theo quy định của pháp luật đấu thầu, về nguyên tắc, phải thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà thầu trong trường hợp dự án sử dụng một mức nhất định vốn của doanh nghiệp nhà nước (vốn nhà nước bao gồm ngân sách nhà nước; công trái quốc gia, trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay tru đài của các nhà tài trợ vốn từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh, vốn vay được bảo đảm bằng tài sản của Nhà nước; vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước; giá trị quyền sử dụng đất). Định nghĩa mới này sẽ có tác động như thế nào đến việc triển khai các dự án đầu tư của các doanh nghiệp trong đó Nhà nước sở hữu dưới 100% vốn điều lệ

 

 

Sẽ không áp dụng Luật Đầu tư Theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Luật Đấu thầu 2013, Luật này sẽ được áp dụng để lựa chọn nhà thầu nhằm triển khai dự án đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước hoặc dự án có sử dụng vốn nhà nước từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư của dự án. 

 

 

Khi Luật Doanh nghiệp 2014 nêu ra khái niệm mới về doanh nghiệp nhà nước, một số công ty liên doanh (bao gồm cả liên do nghiệp nhà nước, một số công ty liên doanh với nước ngoài) hay ngân hàng thương mại cổ phần có vốn nhà nước chiếm dưới 100% đặt ra câu hỏi, liệu các sự điều chỉnh của Luật Đấu thầu 2013 hay không? Chẳng hạn, có 1 dụng Luật Đấu thầu 2013 để lựa chọn nhà thầu trong trường hợp dự án đầu tư phát triển của doanh nghiệp mà Nhà nước năm giữ 70% vốn điều lệ hay dự án có sử dụng vốn của doanh nghiệp này từ 30% trở lên trong tổng mức vốn đầu tư vào dự án (phần vốn còn lại do một doanh nghiệp khác không có sự góp vốn của Nhà nước)? Một số người cho Tang, trong các trường hợp này sẽ không áp dụng Luật Đấu thầu 2013 Vì hai lý do. 

 

 

Thứ nhất, do khái niệm “doanh nghiệp nhà nước” của Luật Doanh nghiệp 2014 là khái niệm của pháp luật chuyên ngành nên sẽ được áp dụng để giải thích khái niệm trong Luật Đấu thầu 2013 và do đó doanh nghiệp này không được coi là doanh nghiệp nhà nước nên không thuộc đối tượng áp dụng của Luật Đấu thầu 2013. 

 

 

Thứ hai, theo khoản 44 Điều 4 của Luật Đấu thầu 2013, vốn nhà nước không bao gồm vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp trong đó Nhà nước có góp vốn như trong ví dụ trên.

 

 

 Tỷ lệ vốn nhà nước - yếu tố then chốt? 

 

 

Tuy nhiên, theo một số chuyên gia về đấu thầu, cũng có thể có cách tiếp cận khác về vấn đề này dựa trên nguồn gốc vốn sử dụng trong dự án, tức là dùng tỷ lệ vốn nhà nước sử dụng trong dự án để xác định liệu có áp dụng Luật Đấu thầu 2013 hay không. Nói cách khác, nếu dự án sử dụng vốn nhà nước từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư của dự án thì sẽ áp dụng Luật Đấu thầu 2013 dù Nhà nước không nằm toàn bộ vốn điều lệ của doanh nghiệp liên quan.

 

 

Ví dụ:

 

 

Một công ty trong đó Nhà nước nắm giữ 51% vốn điều lệ đầu tư vốn thực hiện dự án bằng cách góp 40 tỷ đồng trên tons số vốn đầu tư thực hiện dự án là 60 tỷ đồng, tỷ lệ phần trăm vốn nhà nước sẽ là [40 (tỷ đồng) x 51%]/60 (tỷ đồng) = 34%

 

 

và như vậy tỷ lệ này cao hơn 30% nên vẫn có thể áp dụng Luật đấu thầu 2013

 

 

Cơ sở pháp lý của cách tiếp cận này là khoản 1 Điều 1 Luật Đấu thầu 2013 ũng sử dụng khái niệm “vốn nhà nước” Vốn nhà nước lại cũng được định nghĩa khá rộng tại khoản 44 điều 4 của Luật này và có thể được hiểu là bao gồm cả vốn mà Nhà nước góp vào doanh nghiệp này. Do đó, phần vốn góp này sẽ được coi là vốn nhà nước để tính tỷ lệ tương ứng được đưa vào trong dự án.

 

 

Đối với những doanh nghiệp có sở hữu vốn của Nhà nước, mặc dù đã tham gia “sân chơi chung” của Luật Doanh nghiệp, tuy nhiên, xuất phát từ nhu cầu quản lý nhà nước, hiện đang có khá nhiều văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh về vấn đề quản lý nội bộ cho đối tượng này. Khi tư vấn cho doanh nghiệp có vốn của Nhà nước, các Luật sư không những quy định của Luật Doanh nghiệp mà còn những quy định của các văn bản pháp luật trên để bảo đảm tư vấn đúng quy định của pháp luật.

 

Một số vấn đề và cách phân loại dấu vết hình sự

Tỷ lệ và hiệp định đánh thuế nhà thầu nước ngoài hai lần

 

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  1.  Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

 

0 bình luận, đánh giá về Vốn chủ sở hữu, vốn nhà nước với nội bộ doanh nghiệp

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.97354 sec| 966.383 kb