Giai đoạn hậu phán quyết trọng tài - những điều cần biết

22/06/2021
Everest Law Firm
Everest Law Firm

 

Phán quyết của trọng tài là chung thẩm nên tranh chấp đã được giải quyết sẽ không được xem xét lại bởi bất kỳ một cấp hoặc cơ quan xét xử nào khác (trừ trường hợp hủy phán quyết trọng tai theo quy định pháp luật). Vậy giai đoạn hậu phán quyết trọng tài (sau khi phán quyết trọng tài đã được ban hành) được quy định như thế nào? Sau đây Luật Everest xin chia sẻ tới quý bạn đọc để làm rõ hơn về giai đoạn hậu phán quyết trọng tài. 

 

 

không gian thuyết trình Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

 

Giai đoạn hậu phán quyết trọng tài (sau khi phán quyết trọng tài đã được ban hành)

 

 

Đính chính, sửa chữa và giải thích phán quyết trọng tài: Hầu hết các quy tắc trọng tài đều cho phép phán quyết trọng tài được đính chính và giải thích theo quyết định của chính Hội đồng trọng tải hoặc theo đơn đề nghị của một bên trong một thời hạn nhất định thường là trong vòng 30 ngày kể từ ngày ban hành phán quyết .(xem thêm: dịch vụ thành lập công ty)

 

 

Hủy phán quyết trọng tài : Hầu hết các thẩm quyền tài phán theo Luật mẫu UNCITRAL về trọng tài thương mại quốc tế đều cho phép tòa án quốc gia nơi giải quyết tranh chấp bằng trọng tài (place of arbitration) có quyền xem xét hủy bỏ phán quyết trọng tài trong những trường hợp giới hạn như quy định tại Điều 34 của Luật mẫu gần tương tự như Điều 68 Luật trọng tài thương mại năm 2010 của Việt Nam. Trong trường hợp này vụ việc đã thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án nên luật sư sẽ phải sử dụng những kỹ năng tranh tụng tại tòa. Ngoài những kỹ năng tranh tụng ra thì những kiến thức chuyên sâu về luật trọng tài thương mại cũng rất quan trọng do những căn cứ để tòa án xem xét hủy một phản quyết trọng tài đều thuộc về các vấn đề thủ tục tố tụng trọng tài, tòa án không xét xử lại nội dung tranh chấp. Có 06 căn cứ để tòa án quốc gia có thể hủy phán quyết trọng tài, 05 trong số đó có thể được coi là những căn cứ về thẩm quyền và thủ tục tố tụng trong khi đó căn cứ thứ 6 về chính sách công có thể “đụng chạm" đến nội dung tranh chấp. Những căn cứ này về cơ bản tương đồng với 6 căn cứ quy định tại Điều V Công ước New York 1958 về việc công nhận và thi hành phát quyết trọng tài nước ngoài, 06 căn cứ này được liệt kê cụ thể như sau :

 

 

- Không có thoả thuận trọng tài (theo Luật mẫu của UNCTTRAL thì là một bên không có năng lực ký kết thỏa thuận trọng tài) hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu.(tìm hiểu thêm: dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh)

 

 

- Thành phần Hội đồng trọng tài (Luật mẫu của UNCITRAL quy định việc thành lập Hội đồng trọng tài chứ không chỉ về thành phần) không phù hợp với thoả thuận của các bên hoặc trái với các quy định của Luật trọng tài thương mại năm 2010 ;

 

 

- Thủ tục tố tụng trọng tài không phù hợp với thoả thuận của các bên hoặc trái với các quy định của Luật trọng tài thương mại năm 2010 (Luật mẫu của UNCITRAL quy định hẹp hơn khi một bên không được tống đạt hợp lệ về việc chỉ định trọng tài viên hoặc vụ kiện trọng tài hoặc không có cơ hội để trình bày vụ kiện của mình hay thường được gọi là due process)

 

 

- Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài : trường hợp phải quyết trong tài có nội dung không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thì nội dung đó bị huỷ (Luật mẫu của UNCTURAL quy định phán quyết nằm ngoài phạm vi của thỏa thuận trọng tài) ;

 

 

- Luật mẫu của UNCUTRAL quy định trường hợp tranh chấp không thể được giải quyết bằng trọng tài (arbitrability)

 

 

Ngoài ra có 02 căn cứ có sự khác biệt quan trọng với Luật trọng tài thương mại năm 2010 của Việt Nam là :

 

 

- Phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, trong khi Luật mẫu của UNCITRAL dùng từ chính sách/trật tự công (public policy).

 

 

- Chứng cứ do các bên cung cấp mà Hội đồng trọng tải căn cứ vào đó để ra phán quyết là giả mạo, trọng tài viên nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của một bên tranh chấp làm ảnh hưởng đến tính khách quan, công bằng của phán quyết trọng tài.

 

 

Tùy theo từng quốc gia mà thời hạn nộp đơn xin hủy phán quyết trọng tài quy định khác nhau. Theo khoản 3 Điều 34 Luật mẫu của UNCITRAL thì thời hạn này kéo dài tới 03 tháng trong khi theo Luật trọng tài thương mại năm 2010 của Việt Nam thì thời kỳ này chỉ có 30 ngày kể từ ngày nhận được phán quyết trọng tài.(đọc thêm: dịch vụ giải thể công ty)

 

 

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3.  

     

    Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

     

     

 

0 bình luận, đánh giá về Giai đoạn hậu phán quyết trọng tài - những điều cần biết

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.32413 sec| 946.453 kb