Giấy phép hành nghề, quyền hành nghề ở Đức

04/03/2021
Everest Law Firm
Everest Law Firm
Việc cấp giấy phép hành nghề luật sư cũng như quản lý hoạt động luật sự thuộc thẩm quyền của cơ quan tư pháp mỗi bang. Người muốn hành nghề luật sư phải nộp đơn xin hành nghề luật sư và nộp tại Bộ Tư pháp bang nơi họ thường trú.

1- Giấy phép hành nghề

Người muốn hành nghề luật sư phải làm đơn xin hành nghề luật sư. Cần phân biệt trong đơn việc xin gia nhập Đoàn luật sư và việc hành nghề luật sư tại một Tòa án nhất định. Việc xin làm luật sư bắt buộc phải gắn liền với việc xin hành nghề luật sư tại một Tòa án nhất định. Việc đồng ý cho làm tại một Tòa án sẽ được cấp cùng với việc hành nghề luật sư tại một Đoàn luật sư địa phương.

Việc cấp giấy phép hành nghề luật sư cũng như quản lý hoạt động luật sự thuộc thẩm quyền của cơ quan tư pháp mỗi bang. Người muốn hành nghề luật sư phải nộp đơn xin hành nghề luật sư và nộp tại Bộ Tư pháp bang nơi họ thường trú. Bộ Tư pháp chỉ được phép từ chối trong các trường hợp được Quy chế luật sư quy định. Tại nhiều bang thì Đoàn luật sư địa phương được cơ quan tư pháp uỷ quyền về việc xem xét đơn xin làm luật sư và cho phép làm luật sư tại một Tòa án nhất định. Đoàn luật sư địa phương là Đoàn luật sư nơi mà người làm đơn xin phép hành nghề và tại nơi mà văn phòng luật sư sẽ được thành lập. Giấy phép hành nghề có hiệu lực ngay từ khi được trao cho người làm đơn và đồng nghĩa với việc gia nhập Đoàn luật sư của người làm đơn. Sau khi được cấp Giấy phép hành nghề, đương sự được mang danh hiệu luật sư. Luật sư phải tuyên thệ tại một phiên tòa công khai của Tòa án vùng, nơi có văn phòng của luật sư. Sau khi tuyên thệ, luật sư được ghi tên vào danh sách luật sư tại Tòa án và có thể bắt đầu hành nghề.

Sau khi được cấp giấy phép hành nghề, luật sư đương nhiên trở thành thành viên của Đoàn luật sư và được cấp Thẻ luật sư. Thẻ luật sư chứng minh cho việc người mang thẻ đã được cấp phép hành nghề luật sư và là thành viên Đoàn luật sư. Với Thẻ luật sư, luật sư có thể hành nghề giao dịch với các cơ quan, tổ chức mà không cần xuất trình thêm bất cứ loại giấy tờ nào khác.

2- Quyền hành nghề

Ở Đức, nghề luật sư được quan niệm là nghề tự do, luật sư hành nghề độc lập không phụ thuộc vào cơ quan nhà nước, độc lập trong việc giải quyết các vấn đề pháp lý theo yêu cầu của khách hàng. Mặt khác, luật sư cũng phải bảo vệ tính độc lập của mình trước khách hàng, không để lợi ích vật chất làm ảnh hưởng đến tính độc lập của mình.

Hoạt động luật sư không phải là hoạt động thương mại. Điều này đã được khẳng định trong Quy chế luật sư. Điều 2 của Quy chế luật sư liên bang quy định: Luật sư được tự do hành nghề. Việc hành nghề của luật sư không phải là hoạt động kinh doanh. Luật sư tư vấn và đại diện cho đương sự về tất cả các vấn đề pháp luật. Theo Điều 3 Quy chế thì: “Quyền của luật sư, được tư vấn pháp luật về tất cả các vấn đề trước Toà án, trọng tài hoặc nhà chức trách, chỉ có thể bị hạn chế bởi một đạo luật của Liên bang.

Nguyên tắc phi thương mại là điều kiện bảo đảm tính độc lập của luật sư. Khi hành nghề luật sư không được phụ thuộc vào bên thứ ba hoặc thân chủ, luật sư luôn hoạt động trên cơ sở pháp luật. Pháp luật Đức không cho phép luật sư thỏa thuận thù lao với khách hàng trên cơ sở kết quả công việc (phí thành công, phí theo phần trăm, hoa hồng...)

Để đảm bảo tính chuyên nghiệp trong hành nghề luật sư, những người là công chức trong các cơ quan nhà nước không được kiêm nhiệm hành nghề luật sư. Quy chế luật sư xác định luật sư nói riêng và tổ chức luật sư tại Đức nói chung là một tổ chức của cơ quan bảo vệ pháp luật (nguyên văn tiếng Đức là German der Rechts Pflege), nên luật sự không chỉ có nghĩa vụ trước khách hàng mà còn cả trước pháp luật. Họ cũng có vị trí bình đẳng so với vị trí của thăm Phản hay công tố viên trong cơ quan bảo vệ pháp luật. Vì lẽ đó, luật sư không được phép cô tình trình bày những gì không đúng sự thật trước Tòa án. Luật sư cũng không được đảm nhiệm các vụ việc có cùng đối tượng tranh chấp mà trước đó mình đang và đã đại diện cho phía bên kia. Mối quan hệ giữa luật sư và khách hàng được bảo vệ theo quy định của Hiến pháp. Luật sư và cộng sự không chỉ có nghĩa vụ im lặng mà còn có quyền từ chối trả lời trước mọi Toà án, cơ quan kiểm sát và công an về những gì mà khách hàng tin cậy. Hồ sơ của luật sư không ai được phép xem và tịch thu...

Ở Đức, một luật sư có quyền hiện diện trước bất kỳ Toà án sơ thẩm hoặc Tòa án bang nào, nhưng chỉ được tiếp nhận vào một Toà án khu vực. Trong trường hợp, để được phép vào Tòa án liên bang, luật sư đó phải đáp ứng các điều kiện đặc biệt và có các quyền và nghĩa vụ đặc biệt. Theo Điều 164 của Quy chế luật sư liên bang: “Chỉ có những ai được phép hành nghề luật sư tại Tòa án liên bang, nếu được Uỷ ban lựa chọn luật sư của Tòa án tối cao liên bang chỉ định” mới được hành nghề tại Tòa án liên bang. Uỷ ban lựa chọn bao gồm Chánh án và các Chánh toà của Toà dân sự của Tòa án liên bang cũng như các thành viên Đoàn Chủ tịch Đoàn luật sư liên bang và của Đoàn Chủ tịch Đoàn luật sư tại Tòa án liên bang. Những luật sư nào được chỉ định làm luật sư tại Tòa án tối cao liên bang chỉ được hành nghề trước Toà án tối cao liên bang, các Tòa khác của Tòa án tối cao liên bang, Hội đồng chung Hội đồng thẩm phán) của Tòa án tối cao và Tòa án hiến pháp liên bang. Luật một thẩm phán được yêu cầu, nếu việc yêu cầu xuất hi những Toà án nêu trên đây.

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

(i) Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

(ii) Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

(iii) Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Giấy phép hành nghề, quyền hành nghề ở Đức

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.46747 sec| 946.367 kb