Hành nghề luật sư ở Pháp

"Luật lệ không bao giờ khiến con người tự do. Chính con người phải làm cho luật lệ tự do".

Henry David Thoreau, Nhà văn người Mỹ

Hành nghề luật sư ở Pháp

Ở Pháp, để trở thành Luật sư, trước tiên các cử nhân cần phải vượt qua kỳ thi để vào Trường Luật (EDA) - trường đại học được tổ chức như một phần của Viện nghiên cứu Tư pháp (IEJ).

Sau khi trải qua tất cả các khóa học cần thiết và vượt qua được tất cả các kỳ thi, các luật gia phái trải qua thời kỳ tập sự 02 năm. 

Luật sư tập sự chưa thể làm việc độc lập ngày với tư cách một Luật sư bào chữa là phiên tòa, họ buộc phải làm việc với tư cách cộng tác viên cho một Luật sư khác hoặc làm việc với tư cách một Luật sư tư vấn.

Sau thời gian tập sự nếu có nhận xét tốt mùa Luật sư hướng dẫn tập sự, người thực tập sẽ được nhận giấy chứng nhận hết tập sự và trở thành Luật sư chính thức. 

Liên hệ

I- ĐIỀU KIỆN TRỞ THÀNH LUẬT SƯ Ở PHÁP

Khi tốt nghiệp đại học, sinh viên luật tại Pháp được trang bị những kiến thức cơ bản và quan trọng về luật pháp. Tuy nhiên, những kiến thức này là chưa đủ để có thể hành nghề luật. Chính vì vậy, sau khi tốt nghiệp, cử nhân luật phải tiếp tục tham gia các khóa đào tạo chuyên biệt dành cho các ngành nghề cụ thể. Đối với nghề Thẩm phán, cử nhân luật phải thi vào học tại Trường đào tạo thẩm phán tại Borđeaux trong thời gian 30 tháng. Để trở thành Luật sư cần phải vượt qua kỳ thi để vào Trường Luật (EDA) - trường đại học được tổ chức như một phần của Viện nghiên cứu Tư pháp (IEJ).

Đây là điều kiện bắt buộc dễ tiếp cận với nghề nghiệp. Kỳ thi này chỉ có thể được thực hiện ba lần và ứng viên phải là người đã hoàn thành năm đầu tiên của chương trình thạc sĩ luật bốn năm hoặc có bằng cấp tương đương. Những sinh viên vượt qua kỳ thi sẽ tham gia một chương trình giáo dục chuyên nghiệp, có tính chất thực tế, do một trường luật cung cấp. Có 15 EDA ở Pháp cung cấp đào tạo ban đầu và liên tục. 

Nghị định thi hành ngày 21/12/2004 đã thay đổi các quy định về đào tạo ban đầu của Luật sư. Sáu tháng của khóa đào tạo do ODA cung cấp được dành để tiếp thu các kiến thức cơ bản, đặc biệt nhấn mạnh vào quy chế, đạo đức nghề nghiệp và các khía canh thực tế của hành nghề Luật sư. Chương trình đào tạo này được áp dụng chung cho tất cả sinh viên luật. Sáu đến tám tháng tiếp theo được dành để thực hiện một dự án sư phạm cá nhân (PPI). Mục đích của học kỳ này là khuyến khích sinh viên luật xác định các lựa chọn cá nhân của họ và chuẩn bị cho việc hòa nhập vào cuộc sống nghề nghiệp. Trong học kỳ thứ ba, sinh viên luật thực tập tại một văn phòng luật. Khi hoàn thành khóa đào tạo này, sinh viên luật phải vượt qua kỳ thi Chứng chỉ năng khiếu về nghề pháp lý (gọi tắt là CAPA). Sau đó, họ tuyên thệ trước Tòa án và đinh ký vào Đoàn Luật sư mả họ lựa chọn. Chỉ khi đó, họ mới có danh hiệu Luật sư đầy đủ năng lực (Avocat). Hội gióng các Hiệp hội Luật sư Quốc gia (Cónseil national đểs barreaux) hiện đang xem xét một cải cách sâu rộng về đào tạo ban đầu; chủ yếu, diễu này sẽ tập trung vào việc đào tạo dưới hình thức thực tập. 

Ở Pháp, sau khi trải qua tất cả các khóa học cần thiết và vượt qua được tất cả các kỳ thi, các luật gia phái trải qua thời kỳ tập sự 02 năm. Luật sư tập sự chưa thể làm việc độc lập ngày với tư cách một Luật sư bào chữa là phiên tòa, họ buộc phải làm việc với tư cách cộng tác viên cho một Luật sư khác hoặc làm việc với tư cách một Luật sư tư vấn. Sau thời gian tập sự nếu có nhận xét tốt mùa Luật sư hướng dẫn tập sự, người thực tập sẽ được nhận giấy chứng nhận hết tập sự và trở thành Luật sư chính thức. 

Các miễn trừ để được trở thành Luật sư trong một số trường hợp: 

- Điều 97 và 98 của Nghị định số 1011 ngày 27/11/1991: Các giáo sư đại học và những người đã hành nghề pháp lý, chẳng hạn như Thẩm phán (Điêu 97) được miễn các yêu cầu về bàng cấp, đào tạo lý thuyết và thực hành và thực tập. Cố vấn pháp lý cho các công ty hoặc Liên đoàn lao động, nhân viên văn phòng luật và một số chuyên gia tư pháp khác được miễn đào tạo lý thuyết, thực hành và CAPA nếu họ có thệ chứng mình rằng họ có ít nhất tám năm kinh nghề nghiệp trong nghề (Điếu 98). Những người này phải thi đánh giá kiến thức về đạo đức nghề nghiệp. Các EDA cung cấp một khóa học chuẩn bị bắt buộc trong hai mươi giờ cho kỳ thi này.

- Điều 99 của Nghị định ngày 27/11/1991: Công dân châu Âu được miễn đào tạo thực hành và CAPA nếu họ đáp ứng các điều kiện nhất định về giáo dục và thực hành nghề nghiệp, nhưng trong một số tình huống nhất định, họ có thể được yêu cầu tham gia kỳ kiểm tra năng lực. Các ứng cử viên phải chứng mình rằng họ đáp ứng tất cả các yêu cầu để trở thành một Luật sư đủ điều kiện tại quốc gia xuất xứ của họ; và khi được yêu cầu, họ đã hoàn thành khóa thực tập, bên cạnh việc học đại học và kiểm tra năng lực hoặc trình độ chuyên môn. Hội gióng các Hiệp hội Luật sư Quôc gia (Cónseil national đểs barreaux) quy định số môn học, tối đa là bốn môn, trong dó các ứng viên châu Âu phải làm bài kiểm tra năng lực. Một bài kiểm tra vấn đáp kéo dài khoảng 20 phút cho mỗi đối tượng này là bắt buộc, với thời gian chuẩn bị khoảng nửa giờ.

- Điều 100 của Nghị định ngày 27/11/1991: Công dân từ những nơi khác không thuộc châu Âu được miễn đào tạo thực hành và CAPA nếu hợp đáp ứng các yêu cầu về giáo dục và thực hành nghề nghiệp, nhưng họ phải thực hiện một bài kiểm tra đánh giá kiến thức của họ về luật pháp của Pháp. Các đơn yêu cầu phải được gửi đến Hội đồng các Hiệp hội Luật sư Quốc gia (Cónseil national đểs barreaux). Kỳ thi đánh giá này bao gồm: 

(i) Hai bài kiểm tra viết kéo dài ba giờ mỗi bài: một bài kiểm tra biện hộ trong các vấn để dân sự và một bài kiểm tra viết về tư vấn pháp luật trong một chủ đề do thí sinh lựa chọn trong luật hành chính, kinh doanh, lao động hoặc hình sự. 

(ii) Hai bài thi vấn đáp: một bài báo cáo dài khoảng 20 phút, với một chủ đề do thí sinh bốc thăm ngẫu nhiên về các thủ tục hành chính, dân sự của Pháp hoặc hệ thống luật pháp của Pháp và một cuộc phỏng vấn khoảng Luật sư phút với hội đồng thi, tập trung vào chuyên môn và đạo đức. 

Ngoài ra, theo Thỏa thuận Công nhận lẫn nhau (ARM), các Luật sư đã đăng ký với Hiệp hội Luật sư (Bar) Quebec chỉ phải tham gia một bài kiểm tra đánh giá kiến thức cơ bàn của họ về luật pháp. 

- Chỉ thị số 98/5/CE:

Pháp cũng đã kết hợp Chỉ thị 98/5/CE, cho phép các công dân thuộc cộng đồng châu Âu có đầy đủ điều kiện là quốc gia của họ được hành nghề tại Pháp và đại diện cho khách hàng của họ trước Tòa. Sau ba năm hành nghề thực tế thường xuyên ở Pháp, họ có thể đăng ký danh hiệu Avocat và được đăng ký vào một hiệp hội Luật sư của Pháp. 

Cuối cùng là việc đăng ký vào Đoàn Luật sư, các Luật sư xác lập tình trạng cư trú nghề nghiệp thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện nơi họ được đăng ký ngay sau khi đăng ký vào Hiệp hội Luật sư (Bar) và kết thúc thực tập. Sau khi trở thành Luật sư họ có một số nghĩa vụ như thành lập văn phòng (do họ sở hữu, thuê hoặc cho thuê lại), khai báo tại một trung tâm định ký kinh doanh trong vòng tám ngày kể từ ngày biết dấu hoạt động, thanh toán phí cho Hiệp hội Luật sư (Bar), Quỹ Luật sư Quốc gia Pháp (CNBF), Hội đồng các Hiệp hội Luật sư Quốc gia (Cónseil national đểs barreaux) và URSSAF, lập kế hoạch cho bảo hiểm nghề nghiệp và bảo hiểm chống lại các tổn thất trong hoạt động, thực hiện nghĩa vụ kế toán, thực hiện bảo hiểm trách nghiệm về nghề ghiệp, bảo hiểm xã hội, đồng góp quỹ hưu trí và hoàn thành việc đào tạo chuyên môn hàng năm (với số lượng khoảng 20 giờ/năm).

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực tư pháp quốc tế của Công ty Luật TNHH Everest

II- HÌNH THỨC HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ Ở PHÁP

Trong một thời gian dài. việc thực hành với tư cách là Luật sư độc lập được duy trì. Kể từ Đạo luật số 71-1LSO ngày 31/12/1971, cơ quan lập pháp đã thiết lập một số cơ cấu hình nghề nhóm, từ đó cho phép các văn phòng luật phát triển và hiện đại hóa trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế. Tại thời điểm này, Luật sư có thể được hành nghề dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng hầu hết các Luật sư hành nghề riêng lẻ.

Những Luật sư làm việc trong công ty hợp danh chiếm tỷ lệ không cao; Luật sư làm việc theo tập thể/nhóm ngày càng tăng. Số lượng những người hành nghề trong công ty có cơ cấu đông (khoảng mở cho các thành viên bên ngoài tham gia) tương đối ổn định, cho đủ là công ty luật hợp danh (10% số nhóm), công ty liên doanh (0,7% số nhóm), hay công ty dân sự chuyên nghiệp (37% làm việc trong một tập theo/nhóm). Một giai đoạn mới bắt đầu với việc thông qua Đạo luật số 90-1258 ngày 31/12/1990, đạo luật này đã bổ sung các hình thức hoạt động bằng cách tạo ra các công ty đại chúng trên thị trường vốn mở có cấu trúc quy định tương thích với hoạt động tự do của Luật sư.

- Các hoạt động chỉ có Luật sư được độc quyền thực hiện: 

Điều 4 của Đạo luật số 71-1130 ngày 31/12/1971 về cải cách một số ngành nghề tư pháp và luật pháp, Đạo luật này đưa ra nguyên lác cơ bản rằng Luật sư có độc quyền trong việc hỗ trợ và đại diện cho các bên (đại diện pháp lý đầy đủ và rằng buộc) và biện hộ trước các Tòa án sơ thẩm và phúc thẩm, các khu vực tài phần hành chính và tư pháp, và tất cả các cơ quan tài phần hoặc kỷ luật. 

Độc quyền này không có giới hạn về lãnh thổ. Tất cả các Luật sư có thể đại diện, hỗ trợ và bào chữa trước tất cả các khu vực pháp lý hoặc ủy ban hành chính của Pháp.
Mặc dù sự khác biệt giữa chức năng bào chữa và biện hộ hầu như đã biến mất đối với các ngành nghề pháp lý, nhưng nó vẫn tồn tại ở cấp độ lãnh thổ: Luật sư có thể bào chữa ở mọi nơi, kể cả bên ngoài phạm vi quyền hạn của các Đoàn Luật sư của họ.

Các Luật sư không được độc quyền tuyệt đối trong việc hỗ trợ và đại diện trong mọi lĩnh vực và trước tất cả các Tòa án:

- Việc đại diện của Luật sư là không bắt buộc trước các Tòa án trong hệ thống tư pháp được xem xét bởi các Thẩm phán, Tòa án địa phương, Tòa án việc làm, Tòa án an sinh xã hội, Tòa án kinh doanh, Tòa án đất nông nghiệp và Tòa án hình sự.

- Các viên chức Tòa án được gọi là “Hội đồng Luật sư " hoặc “Luật sư của Hội đồng nhà nước và Tòa án giám đốc thẩm” (hay Tòa án tối cao), là một phần của cơ cấu tổ chức tách biệt với các Luật sư khác; họ có đặc quyền đại diện cho các bên trước hai khu vực pháp lý nào. Tại thời điểm này những Luật sư này có khoảng một trăm người. 

Các hoạt động được chia sẻ với các ngành khác: 

Điều 54 Mục II của Đạo luật số 71-1130 ngày 31/12/1971, được sửa đổi bởi Đạo luật số 90-1259 ngày 31/12/1990, xác định các điều kiện mà theo đó bất kỳ ai, trực tiếp hoặc thông qua một bên trung gian, có thể thường xuyên hoặc được trả tiên, đưa ra tư vấn pháp lý hoặc soạn thảo các văn bản pháp lý riêng thay mặt cho người khác. 

Như vậy, Luật sư chia sẻ nhiệm vụ của họ với các ngành nghề khác khi họ tư vấn cho khách hàng của mình; ra thông báo hoặc kêu gọi đấu thầu; soạn thảo hợp đồng, chứng chỉ hoặc giao dịch riêng tư; hoặc soạn thảo bất kỳ tài liệu nào liên quan đến luật doanh nghiệp, chẳng hạn như báo cáo thường niên, đại hội đồng, thỏa thuận sát nhập, V.V.. Tuy nhiên, Luật sư là những chuyên gia duy nhất có quyền soạn thảo và chính thức hóa các văn bản pháp luật có giá trị tranh tụng cao nhất. 

Với sự phát triển của xã hội và nhu cầu của các cá nhân, các lĩnh vực hoạt động mới dành cho Luật sư cũng xuất hiện như Luật sư đại diện hỗ trợ giao dịch tài sản và đại diện cho giới nghệ sĩ. Điều L. 222-7 của Bộ luật Thể thao cũng cho phép Luật sư hoạt động như một đại lý thể thao mà không cần được cấp phép. Luật sư cũng có thể hoạt động như Hòa giải viên, giúp các đương sự giải quyết các anh chấp của họ bằng một quy trình nhất định, nếu thành công, sẽ dẫn đến một giải quyết hòa giải. Về vấn đề này, thủ tục có sự tham gia do Luật sư hỗ trợ là một phương pháp mới, thay thế để giải quyết các vụ kiện tụng; có được khởi xướng bởi Bộ luật Dân sự của Pháp với mục đích khuyến khích các bên giải quyết tranh chấp của họ bằng thương lượng. 

Các Luật sư cũng tham gia vào hoạt động của các Trọng tài viên, hoạt động như một khám phá hoàn toàn độc lập, có thể đưa ra một thỏa thuận có hiệu lực thi hành dựa trên luật của Pháp, hoặc trong một số trường hợp, một thỏa thuận quốc tế hiện hành.

Các Luật sư cũng có thể tham gia việc vận động hành lang, đồng vai cò là đại diện của khách hàng của họ trước các cơ quan chức năng trong nước hoặc quốc tế. Trong tình huống này, họ phải nói rõ cho các cơ quan có thẩm quyền biết danh tính và lợi ích của những người mà họ đang đại diện.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hành chính của Công ty Luật TNHH Everest 

 

III- QUY CHẾ NGHỀ NGHIỆP, NGHĨA VỤ CỦA LUẬT SƯ

Lời thề của tất cả các Luật sư Pháp trước khi hành nghề là cơ sở đạo đức của Luật sư Pháp: “Tôi xin thề, với tư cách là một Luật sư, thực hiện nghĩa vụ của mình với pháp luật, lương tâm, độc lập, liêm chính và nhân văn".

- Đạo đức Luật sư:

Luật sư phải tuân theo một số quy tắc pháp lý và đạo đức nhất định trong các mối quan hệ nghề nghiệp và ngoại nghề của họ. Nguyên tắc độc lập bảo đảm rằng các lời khuyên mà Luật sư đưa ra cho khách hàng của họ sẽ không bao giờ bị hướng dẫn bài lợi ích cá nhân hoặc áp lực bên ngoài. Nguyên tắc trung thành có nghĩa là Luật sư không được tư vấn hoặc bào chữa cho hai bên mà lợi ích của họ có thể xung đột (quy ty xung đột lợi ích). Nguyên tắc bảo mật bao gồm các giao tiếp bằng lời nói hoặc văn bàn giữa Luật sư và khách hàng của họ, giữa Luật sư và chủ tịch Đoàn Luật sư quận của họ, ngoại trừ bất kỳ thông tin nào họ có thể có được trong quá trình trao đổi với đối phương. 

Tôn trọng bí mật nghề nghiệp, nghiêm cấm Luật sư tiết lộ cho bên thứ ba bất kỳ thông tin hoặc bí mật nào mà họ có thể nhận được từ khách hàng của mình. Đây là quy định mang tinh bao trùm, tuyệt đối mà không bị giới hạn bởi thời gian; nó áp dụng cho tất cả các vấn đề pháp lý và trong tất cả các lĩnh vực áp dụng của chúng, chẳng hạn như tư vấn, bào chữa, V.V.. Ngoài nghĩa vụ đạo đức, tuân thủ bí mật nghề nghiệp là nghĩa vụ pháp lý và vi phạm quy định này là phạm tội hình sự.

- Kỷ luật Luật sư:

Khi Luật sư vi phạm nghĩa vụ đạo đức nghề nghiệp thì không chỉ phải chịu trách nghiệm hình sự mà còn bị kỷ luật cảnh cáo, tạm đình chỉ quyền hành nghề, tước quyền hành nghề. Đạo luật SỐ 2004 -LS0 ngày 11/02/2004 và Nghị định số 2005-531 ngày 24/5/2005 thiết lập các quy tắc về thủ tục kỷ luật. 

Đại diện cơ quan cõng tưc, người tiếp nhận các khiếu nại và nếu cần thiết, sẽ xử lý bằng cách thực hiện một cuộc điều tra dựa trên đạo đức về các sự kiện bị cáo buộc, hoặc Tổng chưởng lý của Tòa án phúc thẩm.

Cơ quan công tố có thể tiến hành đồng hồ sơ, hoặc ra lệnh khiến trách riêng; hoặc, nếu sự việc được chứng mình, cơ quan có thể ngay lập tức, hoặc sau một cuộc điều tra về đạo đức, chuyển vụ việc cho hội đồng kỷ luật tổ chức các phiên điếu trần sơ thẩm về những vi phạm của các Luật sư. Chi có Hội đồng của Hiệp hội Luật sư Paris được giữ lại các đặc quyền của mình trong khu vực của họ.

Xem thêm: Dịch vụ pháp chế doanh nghiệp thuê ngoài (luật sư nội bộ) của Công ty Luật TNHH Everest

Luật sư Nguyễn Thị Bích Phượng - Trưởng Chi nhánh Hà Nội của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
3.5 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Hành nghề luật sư ở Pháp

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.37211 sec| 1139.344 kb