SHTT trong Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU

22/09/2022
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU, gọi tắt là Hiệp định EVFTA, được đánh giá là toàn diện, chất lượng cao, cân bằng về lợi ích cho cả Việt Nam và EU. Đồng thời phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), trong đó có các quy định của Hiệp định TRIPs.

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU, gọi tắt là Hiệp định EVFTA, được đánh giá là toàn diện, chất lượng cao, cân bằng về lợi ích cho cả Việt Nam và EU. Đồng thời phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), trong đó có các quy định của Hiệp định TRIPs. Vậy về thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong Hiệp định này được quy định ra sao? Hãy cùng Luật Everest khám phá trong bài viết ngày hôm nay.

Khái quát về sở hữu trí tuệ

Khái niệm

Xuất phát từ bản chất pháp lí, quyền sở hữu trí tuệ có thế được tiếp cận theo các tiêu chí khác nhau, cụ thể:

  • Dưới góc độ lí luận, quyền sở hữu trí tuệ có thế được hiếu theo hai phương diện:

- Theo khách quan, đây là tồng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tạo ra, xác lập, cũng như sử dụng và định đoạt các đối tượng sở hữu trí tuệ.

- Theo phương diện chủ quan, quyền sở hữu trí tuệ là tập hợp các quyền và nghĩa vụ cụ thể của các cá nhân, tổ chức đối với đối tượng sở hữu trí tuệ.

  • Dưới góc độ đối tượng quyền: Quyền sở hữu trí tuệ được chia làm ba nhánh tuỳ thuộc vào đối tượng quyền:

- Quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả;

- Quyền sở hữu công nghiệp;

- Và quyền đối với giống cây trồng.

Các nhánh quyền này được tiếp cận theo cách thức liệt kê đối tượng cụ thể trong Luật sở hữu trí tuệ.

Tham khảo: Dịch vụ thư ký pháp lý

Thực thi quyền sở hữu trí tuệ

Thực thi quyền sở hữu trí tuệ là hoạt động của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, của cơ quan nhà nước và chủ thể khác có liên quan nhằm đảm bảo cho quyền sở hữu trí tuệ được tôn trọng và thực hiện trên thực tế.

Pháp luật thực thi quyền sở hữu trí tuệ quy định về các biện pháp thực thi quyền, các chế tài và thủ tục tương ứng đối với mỗi biện pháp. Theo quy đó, quyền sở hữu trí tuệ có thể được thực thi bằng các biện pháp như:

  • Tự bảo vệ,
  • Biện pháp dân sự,
  • Biện pháp hành chính,
  • Biện pháp hình sự và
  • Kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ.

Theo nghĩa rộng, thực thi quyền sở hữu trí tuệ là hoạt động của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, của cơ quan nhà nước và chủ thể khác có liên quan nhằm đảm bảo cho quyền sở hữu trí tuệ được tôn trọng và thực hiện trên thực tế.

Theo nghĩa hẹp, đây là cách thức, biện pháp để phát hiện và xử lí hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật.

Thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong EVFTA

EVFTA là gì?

Thuật ngữ “EVFTA” là tên viết tắt của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU. Là một Hiệp định được đánh giá là toàn diện, chất lượng cao, cân bằng về lợi ích cho cả Việt Nam và EU. Đồng thời phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), trong đó có các quy định của Hiệp định TRIPs.

Tương tự như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định EVFTA quy định những nghĩa vụ chung về thực thi quyền sở hữu trí tuệ mà các quốc gia phải tuân thủ. Tuy nhiên nó lại tham chiếu khá nhiều tới Hiệp định TRIPs, không bao gồm các quy định về thực thi quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hành chính và biện pháp hình sự. Nội dung này sẽ được làm rõ ở phần tiếp theo.

Nghĩa vụ chung về thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong EVFTA

Tại Điều 12.43 quy định những nghĩa vụ chung về thực thi quyền sở hữu trí tuệ mà các quốc gia phải tuân thủ. Cụ thể:

  • Mỗi bên phải quy định các biện pháp, thủ tục và chế tài bổ sung cần thiết theo Mục này để bảo đảm thực thi quyền sở hữu trí tuệ;
  • Các biện pháp, thủ tục và chế tài đó phải hợp lí và công bằng, không được tốn kém hoặc phức tạp một cách không cần thiết. Hoặc đòi hỏi thời hạn bất hợp lí hoặc có những trì hoãn không có cơ sở;
  • Các biện pháp, thủ tục và chế tài phải hữu hiệu, cân xứng và phải được áp dụng theo cách thức nhằm tránh tạo ra các rào cản đối với thương mại hợp pháp và nhằm tạo ra các biện pháp an toàn chông lại việc lạm dụng.

Khác với Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định EVFTA tham chiếu khá nhiều tới Hiệp định TRIPs, không bao gồm các quy định về thực thi quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hành chính và biện pháp hình sự. Cụ thể:

Về biện pháp dân sự

Các quy định về quyền nộp đơn, biện pháp khẩn cấp tạm thời, chứng cứ, bồi thường thiệt hại được quy định khá chi tiết trong Hiêp định CPTPP. Theo đó, người có quyền nộp đơn được quy định tại Điều 12.44 khá rộng, bao gồm:

  • Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ phù hợp với các quy định của pháp luật được áp dụng;
  • Tất cả những người được phép sử dụng những quyền sở hữu trí tuệ đó; (iii) tổ chức quản lí tập thể quyền sở hữu trí tuệ; và
  • Tổ chức nghề nghiệp.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý sở hữu trí tuệ 

Về biện pháp kiểm soát biên giới

Khi thi hành các biện pháp tại biên giới nhằm thực thi quyền sở hữu trí tuệ, các bên phải bảo đảm sự phù hợp với các nghĩa vụ theo Hiệp định GATT 1994 và Hiệp định TRIPs. Cụ thể phải phù hợp với quy định tại Điều V của Hiệp định GATT 1994 và Điều 41 và Mục 4 của Phần III Hiệp định TRIPs.

Theo quy định tại Điều 12.59 EVFTA, cơ quan hải quan phải, trên cơ sở các kỹ thuật phân tích rủi ro, cần chủ động trong việc phát hiện và xác định các chuyến hàng nhập khẩu hoặc xuất khẩu có nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Các cơ quan này phải hợp tác với chủ thể quyền, bao gồm việc cho phép cung cấp thông tin để phân tích rủi ro.

Như vậy, đối tượng phải áp dụng biện pháp biên giới; Phạm vi kiểm soát biên giới là: hàng xuất hoặc nhập khẩu bị xem là hàng hóa giả mạo sở hữu trí tuệ theo pháp luật quốc gia.

Về cơ bản pháp luật VN đã tương thích do quy định này chỉ dừng ở mức phát hiện, xác định hàng xâm phạm và phối hợp với chủ thể quyền mà không yêu cầu cơ quan hải quản phải chủ động dừng hàng.

Trách nhiệm nhà cung cấp dịch vụ trung gian

Hiệp định EVFTA cũng bao gồm các quy định về trách nhiệm của nhà cung cấp dịch vụ trung gian, được quy định tại Điều 12.55. Theo đó, mỗi bên phải quy định giới hạn hoặc miễn trừ trong pháp luật quốc gia liên quan đến trách nhiệm pháp lí của nhà cung cấp dịch vụ trung gian đối với việc xâm phạm quyền tác giả và quyền liên quan. Khi xảy ra trên mạng viễn thông liên quan đến việc cung cấp hoặc sử dụng dịch vụ của các nhà cung cấp dịch vụ trung gian.

Đặc biệt, Hiệp định EVFTA bao gồm những cam kết chi tiết về hợp tác giữa Liên minh châu Ầu và Việt Nam trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, trong đó bao gồm thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại Điều 12.60 và Điều 12.62.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý thương mại 

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

 

0 bình luận, đánh giá về SHTT trong Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
2.15517 sec| 973.914 kb