Hoạt đông chứng minh trong tố tụng dân sự

13/03/2023
Đặng Thu Trang
Đặng Thu Trang
Hoạt động chúng minh có tính chất quyết định kết quả giải quyết vụ việc dân sự. Để bảo đảm việc giải quyết vụ việc dân sự đúng đắn, pháp luật quy định những phương tiện chứng minh cụ thể mà các chủ thể chứng minh được sử dụng. Các chủ thể chứng minh chỉ được sử dụng các phương tiện chứng minh do pháp luật quy định mà không thể sử dụng bất kì phương tiện nào khác để chứng minh

1- Đối tượng chứng minh trong vụ việc dân sự

Đối tượng tức là "người, vật, hiện tượng mà con người nhằm vào trong suy nghĩ và hành động". Khi giải quyết vụ án dân sự, toà án phải xác định được tất cả các tình tiết, sự kiện liên quan đến vụ việc dân sự. Do đó, tổng hợp các tình tiết, sự kiện này được gọi là đối tượng chứng minh.

Đối tượng chứng minh là tổng hợp những tình tiết, sự kiện liên quan đến vụ việc dân sự cần được xác định trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự.

Các quan hệ cần giải quyết trong các vụ việc dân sự phong phú nên các tình tiết, sự kiện cần phải xác định trong các vụ việc dân sự cụ thể cũng rất đa dạng. Do đó, trong mỗi vụ việc dân sự cụ thể cần phải xác định được đối tượng chứng minh của nó gồm những sự kiện, tình tiết nào. Trong tố tụng dân sự, toà án là cơ quan giải quyết vụ việc dân sự, bảo vệ pháp luật, duy trì công lí nên có nghĩa vụ xác định đối tượng chứng minh. Để xác định được đối tượng chứng minh của mỗi vụ việc dân sự, toà án phải dựa vào yêu cầu hay phản đổi yêu cầu của đương sự. Vì khi đưa ra yêu cầu hay phản đối yêu cầu đương sự phải chỉ ra những sự kiện, tình tiết mà yêu cẩu hay phản đối yêu cầu của họ dựa vào. Ở vụ án được nêu làm ví dụ ở trên, để chứng minh cho yêu cầu đòi nợ của mình đối với bị đơn thì thông thường nguyên đơn phải chỉ ra giữa họ đã có sự kiện giao kết hợp đồng, tiền vay đã được chuyển cho bị đơn và bị đơn chưa trả lại tiền vay cho mình V.V.. Trong trường hợp bị đơn phản đối yêu cầu của nguyên đơn, để chứng minh cho sự phản đối của mình thì thông thường bị đơn phải chỉ ra giữa họ không có sự kiện giao kết hợp đồng hoặc có nhưng hợp đồng đó chưa được thực hiện hoặc bị đơn đã trả lại tiền vay cho nguyên đơn V.V.. Để giải quyết được vụ việc dân sự, tất cả các tình tiết, sự kiện nguyên đơn, bị đơn chỉ ra đều phải được làm sáng tỏ nên chúng đều thuộc đối tượng chứng minh. Tuy vậy, trên thực tế các đương sự do thiếu kinh nghiệm tham gia tố tụng hay vì lí do nào khác có thể sai lầm trong việc chỉ ra các tình tiết, sự kiện mà yêu cầu hay phản đối yêu cầu của họ dựa vào nó. Một mặt, đương sự có thể chỉ thiếu các sự kiện, tình tiết mà quan hệ pháp luật nội dung giữa họ phụ thuộc vào nó. Mặt khác, đương sự cũng có thể chỉ thừa các sự kiện mà quan hệ luật nội dung giữa họ không phụ thuộc vào nó. Vì vậy, để xác định đúng đối tượng chứng minh, ngoài việc căn cứ vào yêu cầu và phản đối yêu cầu của đương sự thì toà án còn phải căn cứ vào các quy phạm pháp luật nội dung áp dụng giải quyết vụ việc dân sự để xác định. Bởi, trong phần giả định của các quy phạm pháp luật này đều có nêu những sự kiện, tình tiết mà quyền, nghĩa vụ giữa các đương sự phụ thuộc vào nó. Đó chính là những tình tiết, sự kiện thuộc về đối tượng chứng minh của vụ việc dân sự.

Các tình tiết, sự kiện thuộc đối tượng chứng minh của các vụ việc dân sự rất phong phú, đa dạng, bao gồm sự kiện sinh tử, hành vi giao kết hợp đồng, hành vi gây thiệt hại, việc không thực hiện nghĩa vụ V.V.. Đối tượng chứng minh không chỉ bao gồm các tình tiết, sự kiện có tính chất khẳng định mà còn bao gồm cả tình tiết, sự kiện có tính chất phủ định. Sở dĩ những tình tiết, sự kiện này cũng phải chứng minh bởi nhiều quan hệ pháp luật giữa các đương sự không chỉ gắn liền với hậu quả của các tình tiết, sự kiện đã xảy ra mà còn gắn liền với cả sự mất đi hay không tồn tại của nó. Thông thường việc chứng minh tình tiết, sự kiện có tính chất phủ định được thực hiện bằng cách chứng minh sự kiện có tính chất khẳng định, sự kiện có khả năng loại trừ sự kiện phủ định như sự “vắng mặt của một người ở địa điểm, thời gian nào đó” có thể được xác định bởi sự có mặt của họ ở nơi khác.

Xác định đúng đối tượng chứng minh trong mỗi vụ việc dân sự cụ thể có ý nghĩa rất quan trọng, có tính chất quyết định tới kết quả giải quyết vụ việc dân sự. Vì xác định đối tượng chứng minh cũng có nghĩa là xác định phạm vi những sự kiện, tình tiết của vụ việc dân sự cần làm rõ, thông qua đó chứng minh làm rõ nó để toà án quyết định giải quyết vụ việc dân sự được đúng đẳn. Trên cơ sờ xác định được đúng đối tượng chứng minh mới xác định được các chứng cứ, tài liệu cần có để giải quyết vụ việc dân sự, từ đó yêu cầu các đương sự và những người đang lưu giữ cung cấp cho toà án theo quy định của pháp luật. Nếu như không xác định đúng đối tượng chứng minh sẽ dẫn đến việc tiến hành chứng minh thừa hoặc thiếu các tình tiết, sự kiện liên quan đến vụ việc dân sự. Điều này vừa có thể làm mất thời gian, sức lực của mọi người vừa có thể làm cho việc quyết định giải quyết vụ việc dân sự của toà án không có cơ sở.

Để bảo đảm việc giải quyết vụ việc dân sự thuận lợi, những tình tiết, sự kiện cần phải chứng minh trong các loại vụ việc dân sự cần phải được quy định cụ thể trong pháp luật tố tụng dân sự. Tuy nhiên, hiện nay vấn đề này vẫn chưa được pháp luật tố tụng dân sự quy định.

2- Những tình tiết, sự kiện không cần chứng minh

Chứng minh là để xác định sự thật của vụ việc dân sự nên mọi tình tiết, sự kiện liên quan đến vụ việc dân sự đều phải chứng minh. Tuy nhiên, căn cứ vào tính chất, đặc điểm của một số loại tình tiết, sự kiện thì chúng có thể được toà án sử dụng để giải quyết vụ việc dân sự mà không phải chứng minh. Các tình tiết, sự kiện này do không phải chứng minh nên không thuộc đối tượng chứng minh. Những tình tiết sự kiện không cần chứng minh bao gồm: Những tình tiết, sự kiện mọi người đều biết; những tình tiết, sự kiện đã được xác định trong các bản án, quyết định của toà án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; những tình tiết, sự kiện đã dược ghi trong văn bản được công chứng, chứng thực hợp pháp. Những tình tiểt, sự kiện không phải chứng minh được quy định tại Điều 92 Bộ luật Tố Tụng dân sự năm 2015.

Đổi với những tình tiết, sự kiện mọi người đều biết thì không phải chứng minh. Chúng không phải chứng minh vì mục đích của chúng minh là để làm rõ tình tiết, sự kiện liên quan đến vụ việc dân sự. Tuy vậy, để giải quyết được vụ việc dân sự thì toà án phải nắm vững được các tình tiết, sự kiện liên quan đến vụ việc; nếu chưa biết phải cho chứng minh làm sáng tỏ. Vì thế, một tình tiết, sự kiện mọi người đều biết chỉ không phải chứng minh trong trường hợp toà án cũng biết rõ về nó và “được toà án thừa nhận”. Mức độ phổ biến của các tình tiết, sự kiện mọi người đều biết có thể rất khác nhau, có tình tiết, sự kiện phổ biến ở phạm vi rất rộng nhưng cũng có tình tiết, sự kiện chỉ phổ biến ở phạm vi địa phương. Vấn đề đặt ra là tình tiết, sự kiện phổ biến ở mức độ nào thì không phải chứng minh? Thực tiễn xét xử của các toà án cho thấy không thể xác định được chính xác phạm vi những người biết được tình tiết, sự kiện, tức là không thể xác định chính xác mức độ phổ biến của tình tiết, sự kiện. Việc đánh giá mức độ phổ biến của tình tiết, sự kiện mọi người đều biết chỉ mang tính tương đối. Do đó, không thể có giới hạn tối thiểu về mức độ phổ biến của tình tiết, sự kiện không cần chứng minh, đã là tình tiết, sự kiện mà mọi người đều biết thì không phải chứng minh. Tuy vậy, nếu tình tiết, sự kiện xảy ra ở phạm vi lãnh thổ không lớn như ở một xã, một huyện V.V.. thì khi giải quyết, toà án phải chỉ ra tình tiết, sự kiện đã xảy ra ở địa phương mọi người đều biết. Việc chỉ ra như vậy là cần thiết vì vụ việc dân sự liên quan đến tình tiết, sự kiện mọi người đều biết này có thể được xem xét ở các cấp toà án khác nhau. Trong trường hợp vụ việc dân sự được xem xét ở nhiều cấp xét xử thì toà án cấp trên sẽ biết được vì sao chúng được sử dụng mà không được chứng minh trong quá trình tố tụng.

Đối với những tình tiết, sự kiện đã được xác định trong các bản án, quyết định của toà án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật cũng không phải chứng minh. Việc không chứng minh những tình tiết, sự kiện này là bởi chúng đã được chứng minh trước đó, việc chứng minh lại là không cần thiết vì toà án, cơ quan nhà nước nào giải quyết vụ việc cũng đều dựa trên việc thực hiện quyền lực của Nhà nước ta. Hơn nữa, việc chứng minh lại một tình tiết, sự kiện còn có thể dẫn đến khả năng có những kết luận khác nhau về nó, kéo theo sự phức tạp trong việc giải quyết vụ việc dân sự, làm trì trệ thủ tục tố tụng giải quyết vụ việc dân sự, làm giảm uy tín của toà án và cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Để giải quyết nhanh các vụ việc dân sự, tránh những phức tạp không đáng có, khi giải quyết vụ việc dân sự, toà án không cho chứng minh lại những tình tiết, sự kiện đã được xác định trong các bản án, quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong trường hợp có nghi ngờ về tính đúng đắn của nó, toà án cũng không cho chứng minh lại nhưng cũng không được sử đụng những tình tiết, sự kiện này để giải quyết vụ việc dân sự. Đối với những trường hợp này, toà án có thể quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự đã thụ lí và nêu vấn đề xem xét lại tình tiết, sự kiện lại bằng việc xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm. Đối với những tình tiết, sự kiện đã được ghi trong văn bản và được công chứng, chứng thực hợp pháp cũng không phải chứng minh. Vì những tình tiết, sự kiện này đã được ghi lại dưới hình thức nhất định nên rõ ràng và đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận. Mặt khác, phải bảo đảm giá trị các giấy tờ, tài liệu đã được các cơ quan nhà nước công chứng, chứng thực hợp pháp. Tuy vậy, trên thực tế vì những lí do khác nhau, đôi khi các tình tiết, sự kiện liên quan đến vụ việc dân sự được xác nhận chưa chính xác hoặc có biểu hiện giả mạo, gian dối. Do vậy, đối với những tình tiết, sự kiện tuy đã được ghi trong văn bản và được công chứng, chứng thực nhưng việc công chứng, chứng thực đó không hợp pháp thì toà án vẫn phải cho chứng minh. Ngoài ra, đối với những tình tiết, sự kiện, tài liệu, văn bản, kết luận của cơ quan chuyên môn mà đương sự hoặc người đại diện của đương sự bên này thừa nhận hoặc không phản đối thì đương sự bên kia không phải chứng minh. Như vậy, sự thừa nhận của một bên đương sự hay người đại diện của họ có giá trị miễn nghĩa vụ chứng minh cho đương sự phía bên kia. Vì một trong vấn đề thuộc bản chất của chứng minh là làm cho đương sự bên kia thấy rõ sự tồn tại của các tình tiết, sự kiện liên quan đến vụ việc dân sự để thừa nhận và quyết định. Hơn nữa, quyền thừa nhận còn thuộc quyền tự định đoat của đương sự. Song trên thực tế, không phải trong trường hợp nào đương sự hay người đại diện của họ thừa nhận cũng đều là đúng. Trong nhiều trường hợp, đương sự có thể thừa nhận một cách giả tạo để trốn tránh nghĩa vụ pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác. Vì vậy, khi cần thiết, toà án vẫn cần phải cho chứng minh những tình tiết, sự kiện mà các đương sự hay người đại diện của họ đã thừa nhận.

Như vậy, trong các tình tiết, sự kiện không phải chứng minh nêu trên thì tình tiết, sự kiện mọi người đều biết; tình tiết, sự kiện được xác định trong bản án, quyết định của toà án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật là không phải chứng minh theo nghĩa tuyệt đối. Khi giải quyết vụ việc dân sự, toà án có thể sử dụng giải quyết vụ việc dân sự mà không phải chứng minh và cũng không được chứng minh. Đối với tình tiết, sự kiện đã được ghi trong văn bản và được công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc được một bên thừa nhận tuy không phải chứng minh nhưng chỉ theo nghĩa tương đối. Để giải quyết đúng vụ việc dân sự khi có nghi ngờ về tính đúng đắn về nó, cần thiết toà án vẫn có thể cho chứng minh trong quá trình tố tụng.

3- Phương tiện chứng minh trong tố tụng dân sự

Để làm rõ những tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự thì các chủ thể chứng minh phải sử dụng những công cụ nhất định do pháp luật quy định như lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng, kết luận của người giám định, các tài liệu, giấy tờ chứa đựng chứng cứ, vật chứng V.V.. Những công cụ này được gọi là phương tiện chứng minh.

Phương tiện chứng minh là những công cụ do pháp luật quy định các chủ thể chứng minh được sử dụng để làm rõ các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự.

Các tình tiết, sự kiện thuộc đối tượng chứng minh trong các vụ việc dân sự rất đa dạng đã dẫn đến sự đa dạng các phương tiện chứng minh được sử dụng để làm rõ các vấn đề của vụ việc dân sự. Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội và thành tựu của lập pháp, các phương tiện chứng minh được thừa nhận sử dụng làm rõ các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự ngày càng nhiều, càng phong phú.

Mỗi vụ việc dân sự có đối tượng chứng minh riêng. Việc sử dụng phương tiện chứng minh nào trong mỗi vụ việc dân sự là tuỳ thuộc vào những tình tiết, sự kiện thuộc đối tượng chứng minh của vụ việc dân. sự cần giải quyết. Thông thường, mỗi phương tiện chỉ có thế làm rõ mộĩ số tình tiết, sụ kiện của vụ việc dân sự nhất định. Trong khi đó, các íình tiết, sụ kiện chứng minh trong mỗi vụ việc dân sự rất đa dạng. Do vậy, trong mỗi trường hợp cụ thể, các chủ thể chứng minh có thể phải sử dụng một hoặc nhiều phương tiện chứng minh đế làm lõ các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự.

Hoạt động chứng minh có tính chất quyết định kết quả giải quyết vụ việc dân sự. Để bảo đảm việc giải quyết vụ việc dân sự đúng đắn, pháp luật quy định những phương tiện chứng minh cụ thể mà các chủ thể chứng minh được sử dụng. Các chủ thể chứng minh chỉ được sử dụng các phương tiện chứng minh do pháp luật quy định mà không thể sử dụng bất kì phương tiện nào khác để chứng minh. Đồng thời, đối với mỗi phương tiện cụ thể cũng chỉ được sử dụng để chứng minh đáp ứng được những điều kiện nhất định do pháp luật quy định. Chẳng hạn, các tài liệu đọc được phải là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp; các tài liệu nghe được, nhìn được phải có văn bản xấc nhận xuất xứ của nó; các vật chứng phải là hiện vật gốc có liên quan đến vụ việc dân sụ; lời khai của đương sự, người ỉàm chứng phải được ghi lại dưới một hình thức nhất định theo quy định của pháp luật V.V.. Tuy vậy, trong Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 chưa có quy định về các phương tiện chứng minh mà các chủ thể được sử dụng để làm rõ các vấn đề của vụ việc dân sự.

 

0 bình luận, đánh giá về Hoạt đông chứng minh trong tố tụng dân sự

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.24941 sec| 990.703 kb