Khái niệm và đặc điểm của quyền tác giả

23/04/2023
Phạm Nhật Thăng
Phạm Nhật Thăng
Quyền tác giả (author’s right) là tổng hợp các quy phạm pháp luật  nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ phát sinh từ việc tạo ra và sử dụng các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, qua đó xác nhận các quyền của tác giả chủ sở hữu quyền tác giả, xác định nghĩa vụ của các chủ thể trong việc sáng tạo và sử dụng các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, đồng thời quy định trình tự và phương thức bảo hộ các quyền đó khỏi hành vi xâm phạm.

1- Khái niệm quyền tác giả

Ngay từ thời kỳ sơ khai của xã hội loài người, những sáng tạo tinh thần đã ra đời như là một phần không thể thiếu bên cạnh các tài sản vật chất, làm phong phú đời sống của con người. Từ thời kỳ cổ đại, mặc dù con người đã có ý niệm về quyền sở hữu, tuy nhiên mới chỉ quan tâm đến quyền đối với những “vật thể” hữu hình. Người ta chưa có sự phân biệt giữa sáng tạo tinh thần với vật thể chứa đựng nó như cuốn sách hay bức họa. Các quy định của pháp luật thời kỳ cổ đại và trung đại mới chỉ dừng lại ở việc bảo vệ quyền sở hữu đối với “vật thể” chứa đựng tác phẩm, mà chưa bảo hộ quyền sở hữu đối với “sáng tạo trí tuệ”.

Năm 1440, sáng chế về máy in ra đời, tạo khả năng sao chép tác phẩm với số lượng lớn. Từ đó, lịch sử của quyền tác giả đã phát triển sang một bước mới với sự ra đời và thừa nhận các “đặc quyền” liên quan đến việc in ấn, sao chép, nhân bản, phân phối các bản sao tác phẩm. Thời kỳ này, tác phẩm tinh thần vẫn chưa được nhìn nhận và bảo vệ một cách độc lập vì đặc quyền cho tác giả gắn liền với điều kiện tác phẩm phải được in. Tuy nhiên, các đặc quyền in ấn có tính chất giống với quyền sở hữu, đã đặt nền móng cho việc bảo hộ quyền tác giả.

Đến thế kỷ XVIll, lý thuyết về quyền sở hữu cho các lao động trí óc. được gọi là Thuyết quyền sở hữu trí tuệ (hay sở hữu tinh thần) lần đầu xuất hiện. Nước Anh dưới triều đại của nữ hoàng Anne là nước đầu tiên còng nhận độc quyền của tác giả trong việc nhân bản tác phẩm bằng đạo luật Statute of Anne năm 1710. Sau nước Anh, nước Mỹ vào năm 1795 cũng ban hành luật liên bang cho phép tác giả độc quyền khai thác về mặt kinh tế tác phẩm trong thời hạn 14 năm và có thể gia hạn 14 năm nữa.

Tại Pháp, tất cả các đặc quyền đều bị hủy bỏ trong cuộc Cách mạng Pháp, thay vào đó là hai đạo luật Cách mạng năm 1791 và 1793 công nhận quyền sở hữu tự nhiên đổi với tác phẩm văn học nghệ thuật. Thời gian bảo hộ quyền tác giả là suốt cuộc đời tác giả và 10 năm sau khi tác giả qua đời (từ năm 1866 là 50 năm sau khi tác giả qua đời).

Thuyết quyền sở hữu trí tuệ có ý nghĩa giúp phân biệt bản thảo của tác phẩm (vật thể hữu hình) với tác phẩm (sản phẩm vô hình) và đã chỉ ra mối quan hệ chặt chẽ giữa tác giả với tác phẩm. Như vậy, quyền tác giả đà hình thành và phát triển dựa trên ý niệm về quyền sở hữu, lúc đầu là quyền sở hữu đối với vật thể chứa đựng tác phẩm, sau đó quyền của chủ thể sáng tạo mới được ghi nhận độc lập với quyền sở hữu vật chất hữu hình chứa đựng tác phẩm.

Khái niệm quyền tác giả chỉ xuất hiện khi được pháp luật ghi nhận và bảo hộ. Thuật ngữ “quyền tác giả” trong tiếng Anh sử dụng từ “copyright” (có nghĩa là quyền sao chép); tiếng Pháp là “droit d'auteur” (có nghĩa là quyền tác giả) và tiếng Đức là “Urheberrecht” (có nghĩa là bản quyền). Sở dĩ có cách sử dụng thuật ngữ khác nhau như vậy vì trên thế giới hiện nay tồn tại những cách tiếp cận khác nhau đối với khái niệm quyền tác giả cũng như đôi với chú thể được bảo hộ quyền tác giả. Tùy thuộc vào cách tiếp cận, pháp luật quyền tác giả của các quốc gia trên thế giới theo hai hệ thống: châu Âu lục địa (Droit d’Auteur - System) và hệ thống Anh - Mỹ (Copyrights - System).

Xuất phát từ lý thuyết về quyền sở hữu của nhà xuất bản được khởi xướng ở Anh vào năm 1556 với tên gọi “owner of copyright”, các nước theo hệ thống pháp luật Anh - Mỹ (án lệ) sử dụng thuật ngữ “Copyright” để chỉ quyền tác giả. “Copyright” theo nghĩa đen là quyền sao chép. Lúc đầu, thuật ngữ này dùng để chỉ độc quyền sao chép nhân bản tác phẩm, sau đó nó ngày càng được sử dụng phổ biến ở Anh, Mỹ và những quốc gia sử dụng tiếng Anh theo nghĩa rộng hơn là quyền tác giả (hay được dịch là “bản quyền”) - các quyền đối với sản phẩm sáng tạo dưới dạng tác phẩm.

Cách tiếp cận của các nước theo hệ thống pháp luật Anh - Mỹ (án lệ) xuất phát từ quan niệm, sản phẩm trí tuệ sè thuộc sở hữu tuyệt đối của người tạo ra nó nên các nước này thiên về ghi nhận và bảo hộ các quyền lợi kinh tế (mà trọng tâm là quyền sao chép tác phẩm) của người sở hữu quyền tác giả (copyright owner). Hệ thống luật quyền tác giả Anh - Mỹ coi tác phẩm như một thứ hàng hóa trên thị trường, vì vậy hệ thống này hướng tới việc bảo vệ những người phải chịu rủi ro về mặt kinh tế khi khai thác, sử dụng tác phẩm - đó là chủ sở hữu tác phẩm, như người sử dụng lao động, công ty khai thác tác phẩm... Vì vậy, trong hệ thống luật Anh-Mỹ, các quyền sử dụng và quyền định đoạt đối với tác phẩm thường không dành cho tác giả (ví dụ: nhà văn) mà lại dành cho những người khai thác các quyền này về mặt kinh tế, ví dụ: nhà xuất bản.

Các quốc gia theo hệ thống châu Âu lục địa (Luật hành văn) như Pháp, Đức hoặc một số quốc gia châu Âu khác sử dụng thuật ngừ quyền tác giả (author’s right) để chỉ các quyền đối với tác phẩm - sản phẩm sáng tạo trí tuệ. Hệ thống luật quyền tác giả châu Âu lục địa căn bản dựa trên luận thuyết về quyền tự nhiên của sở hữu tinh thần, theo đó chỉ có tác giả mới có các quyền trực tiếp đối với sản phẩm sáng tạo là thành quả công sức lao động của mình. Hệ thống này coi tác giả là trung tâm của hệ thống bảo hộ và dồn trọng tâm bảo vệ vào quyền của người sáng tạo tác phẩm với việc kháng định người sáng tạo có các quyền đối với tác phẩm. đặc biệt là các quyền tinh thần (moral rights) các tác giả. được chú trọng và đặc biệt báo vệ. Từ các quyền nhân thân do sè ghi nhận và bảo hộ một số quyền tài sản cho tác giả.

Du theo cách tiếp cận nào thi các quốc gia trên thế giới đều thống nhất ờ điểm chung quyền tác giả là phạm vi các quyển (bao gồm cả quyền nhân thân. và quyền tài sản) của chủ thế (bao gồm tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm của họ được pháp luật ghi nhận và bảo hộ quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo hoặc được sở hữu. 

- Quyền tác giả thường được xem xét theo ba (03) góc độ sau đây:

Về góc độ khách quan: quyền tác giả là tổng hợp các quy phạm pháp luật  nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ phát sinh từ việc tạo ra Ví sử dụng các tác phẩm văn học. nghệ thuật, khoa học. qua đó xác nhận các quyền của tác giả chủ sở hữu quyền tác giả, xác định nghĩa vụ của các chủ thể trong việc sáng tạo và sử dụng các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, đồng thời quy định trình tự và phương thức bảo hộ các quyền đó khỏi hành vi xâm phạm.

Về góc độ chủ quan: quyền tác giả là phạm vi các quyền nhân thân và quyền tài sản của  tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm văn học. nghệ thuật khoa học do họ tạo ra hoặc được sở hữu.

Về góc độ là một quan hệ pháp luật dân sự: là quan hệ xã hội giữa tác giả chủ sở hữu quyền tác giả với các chủ thể khác trong xã hội ứkr.g ọaa tác phẩm được sự tác động của các quy phạm pháp luật về quyền tác giả hệ nay thể hiện chi có tác gia, chủ sở hữu quyền tác giả mới có các quyền đối với tác phẩm và các chủ thể khác đều có nghĩa vụ tôn trọng các quyền của tác giả, người sở hữu tác phẩm. 

Trong đó, chủ thể của quyền tác giả là tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả. Khách thể của quyền tác giả là các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học do tác giả sáng tạo ra băng lao động trí tuệ. Nội dung của quyền tác giả là các quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm.

Xem thêm: Dịch vụ pháp chế doanh nghiệp thuê ngoài (luật sư nội bộ) của Công ty Luật TNHH Everest

2- Đặc điểm của quyền tác giả

Với tư cách là một bộ phận của quyền sở hữu trí tuệ, quyền tác giả cũng mang những đặc điểm chung của quyên sở hữu trí tuệ như: đối tượng của quyền tác giả là sản phẩm của hoạt động sáng tạo trí tuệ, mang đặc tính vô hình; quyền tác giả bị giới hạn về không gian, về thời gian, vé nội dung bảo hộ đế cân bằng với lợi ích nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác. Bên cạnh đó, quyền tác giả mang những đặc trưng riêng đê có thẻ phân biệt với các bộ phận khác của quyền sở hữu trí tuệ như quyền sở hữu công nghiệp hay quyền đối với giống cây trồng.

[a] Đối tượng của quyền tác giả lả sản phẩm của hoạt động sáng tạo tinh thần

Đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ thường là sản phẩm của hoạt động sáng tạo, tuy nhiên đối tượng của quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp vẫn có sự khác biệt nhất định. Các đối tượng quyền sở hữu công nghiệp được tạo ra luôn hướng tới mục đích ứng dụng cóng nghiệp hoặc thương mại. Nhóm đối tượng sở hữu công nghiệp là các giải pháp kỹ thuật thi sự sáng tạo thiên về tính kỹ thuật. Nhóm chỉ dẫn thương mại như nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý lại thường là thành quả của quá trình đầu tư và không cần tính sáng tạo. Trong khi đó, lĩnh vực sáng tạo của quyền tác giả chủ yếu thiên về văn hóa, nghệ thuật để thỏa mãn nhu cầu tinh thần và nâng cao hiểu biết về các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học.

Hơn nữa, tác phẩm - đối tượng của quyền tác giả phản ánh tư tưởng, tình cảm, phong cách, nhãn sinh quan... của người sáng tác, do đó nó thương chứa đựng một nội dung tinh thán nhất định. Mặc dù các tác giả có thể trùng hợp về ý tưởng dẫn đến các tác phẩm mang cùng một chủ đề, nội dung nhưng cách thể hiện tác phẩm của mỗi tác giả sẽ khác nhau vì tác phẩm là sự thể hiện tính thán của tác giả. Nói cách khác, tác phẩm là sáng tạo tinh thần thể hiện dấu ấn sáng tạo riêng của tác giả.

[b] Quyền tác giả được xác lập tự động

quyền tác giả phát sinh một cách mặc nhiên, không phụ thuộc vào bất kỳ thể thức, thủ tục nào. Khi một tác phẩm đã được định hình dưới hình thức nhất định để người khác có thể nhận biết được thì tác gia, chủ sở hữu quyền tác giả đương nhiên sè có các quyền tác giả đối với tác phẩm đó và các quyền này được pháp luật ghi nhận, bảo hộ mà không cần phải thông qua việc đăng ký quyền tác giả. Mặc dù pháp luật quyền tác giả có quy định về việc đăng ký quyền tác giả nhưng việc đăng ký không phải là căn cứ để xác lập quyền tác giả mà chi là một thủ tục để cơ quan nhà nước có thẩm quyền ghi nhận các thông tin về tác giả, tác phàm, chủ sở hữu quyền tác giả theo yêu cầu của chủ thể quyền tác giả.

Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp chi có giá trị chứng cứ khi cân chứng minh quyền tác giả. Điều này hoàn toàn khác với “văn bằng bảo họ’' đối tượng sở hữu công nghiệp có giá trị ghi nhận phạm vi, thời hạn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Pháp luật quyền tác giả trên thế giới đều quy định về việc bảo hộ tự động đối với quyền tác giả nhưng việc bảo hộ chỉ phát sinh kể từ thời điểm tác phẩm đã được thế hiện ra bên ngoài bằng hình thức nhất định mà người khác có thể nhận biết và tiếp cận được tác phẩm. Việc bảo hộ không được đặt ra khi tác phẩm mới chỉ nằm trong ý tưởng của nhà sáng tạo.

[c] Quyền tác giả chỉ bảo hộ về hình thức thể hiện tác phẩm, không bảo hộ ý tưởng sáng tạo

Các sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học chỉ có ý nghĩa khi công chúng có thể tiếp cận được nó, nên quyền tác giả chi được pháp luật bảo hộ khi tác phẩm được thể hiện thông qua hình thức nhất định đế có thể nhận biết, xác định được tác phẩm. Hoạt động sáng tạo luôn cán đến nguồn chất liệu như: các ý tưởng, thông tin, các sản phẩm văn hoá của nhân loại, các chất liệu khác từ tự nhiên hay cuộc sống xã hội. Nguồn chất liệu này, trong đó có các ý tưởng, chủ đề có thể coi là kho tài sản chung của xã hội và mọi người đều có thể khai thác tự do, vì vậy nó không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả.

Từ nguồn chất liệu chung đó, tác giả sử dụng các công cụ như ngôn ngữ, âm thanh, hình ảnh, màu sắc... bổ sung thêm những chất liệu của riêng mình như tư tưởng, tình cảm, tinh thần để tạo nên tác phẩm. Do đó, ý tưởng, chủ đề sáng tác có thể trùng nhau nhưng hình thức thể hiện tác phẩm của mồi tác giả thì không thể hoàn toàn giống nhau vì quá trình sáng tạo tuỳ thuộc vào việc tác giả sử dụng chất liệu, công cụ như thế nào, tuỳ thuộc vào khả năng, sở trường, sự đầu tư trí tuệ, công sức... của môi tác giả. Vì vậy, pháp luật chỉ bảo hộ quyền tác giả đối với hình thức thể hiện tác phẩm mà hoàn toàn không bảo hộ chủ đề, tư tưởng trong tác phẩm.

Tuy nhiên, đối với các ý tưởng liên quan đến các giải pháp kỹ thuật, chủ thể sáng tạo có thể được bảo hộ độc quyền khi thể hiện giải pháp kỹ thuật đó dưới dạng bản mô tả sáng chế hay kiểu dáng công nghiệp và nộp đơn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Cơ chế bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp trao cho chủ sở hữu độc quyền khai thác ý tưởng sáng tạo kỹ thuật, khác với cơ chế bảo hộ quyền tác giả chỉ trao cho tác giả các quyền nhân thân, tài sản liên quan tới việc sử dụng hình thức của tác phẩm.

Ví dụ: giải pháp kỹ thuật được bảo hộ quyền tác giả khi được thể hiện dưới dạng bản báo cáo khoa học và tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả được hưởng quyền liên quan đến việc sử dụng hình thức thể hiện của bản báo cáo khoa học mà không bảo hộ ý tưởng của giải pháp khoa học đó.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý đăng ký bản quyền tác giả của Công ty Luật TNHH Everest

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Khái niệm và đặc điểm của quyền tác giả được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Khái niệm và đặc điểm của quyền tác giả có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết. 

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org. vn.

Phạm Nhật Thăng
Phạm Nhật Thăng

Phạm Nhật Thăng là chuyên gia Quản trị và An ninh (Management and Security)

0 bình luận, đánh giá về Khái niệm và đặc điểm của quyền tác giả

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.43911 sec| 1007.156 kb