Khái niệm, nguyên tắc và phân loại thị trường chứng khoán

22/12/2024
Đoàn Phi
Đoàn Phi
Trong những năm gần đấy, Nhà nước đã chú ý đúng mức tới thị trường chứng khoán, đã và đang dùng các biện pháp tác động tương hỗ để quản lí cũng như vận hành đồng bộ thị trường tài chính, mặc dù thị trường chứng khoán còn đang ở mức độ rất non trẻ. Vậy thị trường chứng khoán là gì?

1-Khái niệm thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi chứng khoán. 

Thị trường chứng khoán được hình thành, phát triển trong những điều kiện hoàn cảnh cụ thể. Đó là nền kinh tế thị trường với những quy luật vốn có của nó. Tại đó, cơ hội kinh doanh, khả năng chuyển đổi hình thành và tồn tại. Đối với nền kinh tế tập trung không thực hiện được những hoạt động này. Nếu trong thời kỳ đầu, thị trường chứng khoán chỉ xuất hiện ở các nước có nền kinh tế tự do phát triển như Hà Lan, Anh, Đức, Hoa Kỳ...thì ngày nay mô hình thị trường này đã lan rộng và trở thành hiện tượng phổ biến của các quốc gia có nền kinh tế thị trường. Mặc dù vậy, phù hợp với trình độ phát triển nền kinh tế, thực lực nền kinh tế mà mức độ phức tạp, đa dạng cũng như mức độ sôi động của thị trường chứng khoán các quốc gia là khác nhau. Sự khác biệt ấy không chỉ dừng lại giữa các quốc gia, ngay ở những khu vực phát triển kinh tế khác nhau trong một quốc gia, mức độ lưu hoạt vốn của các bộ phận thị trường (mang tính địa phương) cũng khác nhau rõ rệt. Điều đó có thể thấy rất rõ qua hoạt động của các loại thị trường chứng khoán Hoa Kỳ, Công hòa Liên bang Đức, Úc, Nhật Bản...

Xem thêm:  Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest 

2-Nguyên tắc của thị trường chứng khoán

Từ cơ cấu thị trường chứng khoán có thể cho thấy nguyên tắc công bằng, công khai, trung gian được thể hiện trong các giao dịch, nhưng ở các bộ phận thị trường khác nhau thì yêu cầu của những nguyên tắc này là khác nhau

[a] Nguyên tắc công bằng

Nguyên tắc công bằng yêu cầu các giao dịch phải đảm bảo quyền lợi của tất cả các bên dưới các hình thức khác nhau ở các bộ phận thị trường. Chẳng hạn, trong giai đoạn chào bán chứng khoán, nếu đó là chào bán ra công chúng thì xem xét hồ sơ đăng kí chào bán chứng khoán ra công chúng, tổ chức phát hành, tổ chức bảo lãnh phát hành và tổ chức, cá nhân có liên quan chỉ được sử dụng trung thực và chính xác các thông tin trong Bản cáo bạch đã hửi Ủy ban chứng khoán Nhà nước để tham dò thị trường. Trường hợp số lượng chứng khoán đăng kí mua vượt quá số lượng chứng khoán được phép phát hành thì tổ chức phát hành hoặc tổ chức bảo lãnh phát hành phải phân phối hết số chứng khoán được phép phát hành cho nhà đầu tư tương ứng với tỉ lệ đăng ký mua của từng nhà đầu tư. Nguyên tắc công bằng đối với thị trường riêng lẻ phán ánh trong cơ cấu hoạt động và phân phối các lợi ích giữa các nhà đầu tư riêng lẻ.

[b] Nguyên tắc công khai

Nguyên tắc công khai đòi hỏi trước hết các thông tin liên quan đến chứng khoán phải được cung cấp cho tất cả các đối tượng quan tâm. Phương thức cung cấp thông tin và nội dung thông tin phải đảm bảo đáp ứng được yêu cầu tìm hiểu về cung cầu thị trường đối với từng loại chứng khoán, giá trị thực của các loại chứng khoán để có thể đưa ra được những quyết định đầu tư có hiệu quả.

[c] Nguyên tắc trung gian

Nguyên tắc trung gian chỉ coi là bắt buộc đối với chào bán ra công chúng và giao dịch tại thị trường tập trung, đòi hỏi các giao dịch mua bán phải qua chủ thể trung gian.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực dân sự của Công ty Luật TNHH Everest 

3-Phân loại thị trường chứng khoán 

Để quản lí, tham gia thị trường chứng khoán, các chủ thể đều quan tâm tới việc phân chia thị trường này và cách thức quản lí, khả năng tham gia đối với mỗi bộ phận thị trường.

[a] Tiêu chí lưu thông chứng khoán

Căn cứ theo tiêu chí lưu thông chứng khoán, có thể phân ra thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp. Tại thị trường sơ cấp, các chứng khoán lần đầu tiên được bán cho các nhà đầu tư nên còn được gọi là thị trường phát hành. Điều đó cũng có nghĩa, thông qua thị trường sơ cấp, những nguồn đầu tư mới thực sự được chuyển cho nhà phát hành. Thị trường thứ cấp diễn ra các giao dịch chứng khoán chưa được thanh toán, Bộ phận thị trường này không làm tăng nguồn vốn mới cho nền kinh tế nhưng có thể hoạt động liên tục, tạo ra khả năng thanh khoản cho chứng khoán đã phát hành và tăng tối đa hiệu suất sử dụng vốn của nhà phát hành.

[b] Phương thức tổ chức và giao dịch

Nếu xét theo phương thức tổ chức và giao dịch, thị trường chứng khoán chia ra thành thị trường chứng khoán tập trung, thị trường chứng khoán phi tập trụng và thị trường tự do. Thị trường chứng khoán tập trung diễn ra các hoạt động mua hoặc bán chứng khoán, hoặc tham khảo để thực hiện các giao dịch chứng khoán được tồn tại dưới hình thức phổ biến là sở giao dịch chứng khoán hoặc trung tâm giao dịch chứng khoán. Thị trường không tập trung diễn ra các hoạt động giao dịch chứng khoán không có đủ điều kiện giao dịch tại thị trường tập trung, có thể tiến hành thông qua những hình thức đa dạng khác nhau như hệ thống giao dịch nối mạng, không có địa điểm giao dịch tập trung. Giữa thị trường tập trung và thị trường phi tập trung ngày càng có xu hướng xích lại gần nhau. Thị trường tự do diễn ra các giao dịch tự do, phân tán, không thông qua thị trường tập trung cũng như thị trường phi tập trung.

4-Vai trò của thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán có vai trò đặc biệt quan trọng tại các quốc gia có nền kinh tế thị trường. Nếu coi chứng khoán là hàng hóa với các đặc điểm đầy đủ của chúng, chứng khoán cần được "sản xuất", lưu thông và nhà "sản xuất", tham gia "lưu thông" có nhu cầu đương nhiên là tạo ra thu nhập từ hoạt động của mình. Hoạt động này tạo ra sức thanh khoản cho chứng khoán. Bên cạnh đó, sự xuất hiện các loại chứng khoán với tư cách là hàng hóa tạo ra sự cạnh tranh về giá, đánh giá về chất lượng chứng khoán. Điều này có thể khiến cho luồng vốn được luân chuyển không theo ý muốn của "nhà sản xuất" (tổ chức phát hành); chúng chỉ được chày vào (đầu tư) các tổ chức có khả năng sử dụng nguồn vốn tốt nhất, đảm bảo hiệu suất sử dụng vốn cho nền kinh tế. Bên cạnh đó, các chuyên gia kinh tế đều đưa ra kết luận, thị trường chứng khoán tạo sức cạnh tranh và thúc đẩy sự phát triển đồng bộ của các bộ phận thị trường tài chính; là thước đô về sự phát triển và mức độ nhận diện nền kinh tế.

5-Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Khái niệm, nguyên tắc và phân loại thị trường chứng khoán được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại. 

[b] Bài viết Khái niệm, nguyên tắc và phân loại thị trường chứng khoán có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Khái niệm, nguyên tắc và phân loại thị trường chứng khoán

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.17040 sec| 964.836 kb