Khái niệm trợ giúp pháp lý

12/03/2021

Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí (có thể là tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng) của Nhà nước và xã hội cho người được trợ giúp pháp lý nhằm giúp họ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, góp phần bảo vệ công lý, đảm quyền công dân, quyền con người và bình đẳng trước pháp luật.

Nhiệm vụ và quyền hạn                                                  Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

Thuật ngữ "Trợ giúp pháp lý"

Thuật ngữ này được xuất hiện và sử dụng phổ biến trên thế giới từ thế kỷ XV - XVI và phát triển từ giữa thế kỷ XIX đến nay, có xuất phát từ tiếng Anh là: Legal aid. Đó là việc cung cấp dịch vụ pháp lý cho những người không có đủ khả năng có được đại diện pháp lý khi tiếp cận với hệ thông tư pháp, trợ giúp pháp lý được coi là trụ cột của tiếp cận công lý để bảo đảm mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, có quyền được tư vấn và quyền được xét xử một cách công bằng. 

Về dịch thuật, theo Từ điển Anh - Việt của tác giả Lê Khả Kế, Nhà xuất bản Khoa học xã hội (1997) thì “Legal aid" được dịch là “Trợ cấp pháp lý”. Ngoài ra, trong một số tài liệu khác dịch “Legal aid" là “hỗ trợ pháp luật", "hỗ trợ pháp lý” hoặc “hỗ trợ tư pháp”. Thuật ngữ “trợ giúp” có nghĩa chung, có nội hàm về sự “giúp đỡ, bảo trợ, hỗ trợ" và thuật ngữ “trợ giúp phản lý” thể thể hiện khái quát nhất nội dung chính của các hoạt động này.

Theo Từ điển tiếng Việt của Nhà xuất bản Khoa học xã hội (1994) thì thuật ngữ "Trợ giúp" có nghĩa là giúp đỡ. Đến lượt mình, thuật ngữ "Giúp đỡ” theo nghĩa tích cực là giúp để làm giảm bớt khó khăn, nghĩa là làm cho ai một việc gì đó hoặc cho ai cái gì đó mà người ấy đang cần. Cái đang cần sự giúp đỡ ở đây là pháp lý theo nghĩa rộng của từ này, nghĩa là “pháp lý” được hiểu là lý lẽ, lẽ phải theo pháp luật, pháp lý là lý luận, luận điểm cơ bản về pháp luật của một chế độ”.(xem thêm: tư vấn luật lao động)

Như vậy, trợ giúp pháp lý được coi là sự góp sức hoặc góp tiền cho một người để họ thực hiện một dịch vụ pháp lý hoặc tự mình thực hiện một dịch vụ pháp lý mà không lấy tên công hoặc lấy tiền công nhưng ít hơn giá trị thực tế.

Có rất nhiều cách dịch khác nhau về thuật ngữ này. Xuất phát từ bản chất và hình thức hoạt động “Legal aid" trên thế giới và thực tiễn hoạt động này ở Việt Nam trong thời gian qua, thuật ngữ “Legal aid” được dịch là "trợ giúp pháp lý là việc tư vấn và đưa ra ý kiến; soạn thảo các hợp đồng; cung cấp các dịch vụ pháp lý phục vụ hoạt động tranh tụng cho những người nghèo và người bị đối xử bất công." (Luật về Hành nghề luật B.E.2528 năm 1985).

Khái niệm trợ giúp pháp lý

Do có nhiều mô hình trợ giúp pháp lý, với những quan niệm khác nhau về đối tượng, phạm vi, phương thức và chi phí trợ giúp pháp lý trên thế giới, nên ở mỗi nước đều có quan niệm riêng của mình và được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau, nhưng nói chung, nội hàm khái niệm trợ giúp pháp lý trong pháp luật thực định của các nước đều thể hiện tính kinh tế, nhân đạo và tính pháp lý của hoạt động trợ giúp pháp lý. Tính kinh tế, nhân đạo thể hiện ở chỗ giúp đỡ về mặt tài chính cho đối tượng không có khả năng thanh toán cho các chi phí khi tiếp cận với dịch vụ pháp lý. Tính pháp lý của hoạt động trợ giúp pháp lý thể hiện ở chỗ giúp đỡ đối tượng giải quyết các vụ, việc có liên quan đến pháp luật (luật nội dung và luật hình thức ... ). Phạm vi cung cấp pháp lý ở các nước rộng, hẹp khác nhau nhưng đều có nội hàm là giúp pháp lý là việc thực hiện các dịch vụ pháp lý miễn phí hoặc giảm phí của dịch vụ pháp lý được hưởng. Như vậy, theo nghĩa chung nhất, có thể hiểu trợ nhà nước và xã hội cho những người yếu thế, có hoàn cảnh khó khăn, không đủ khả năng để sử dụng dịch vụ pháp lý có thu phí nhằm bảo đảm cho mọi công dân đều bình đẳng trong việc tiếp cận pháp luật, tiếp cận công lý, góp phần thực hiện công bằng xã hội.(đọc về: tư vấn luật hình sự)

Dưới góc độ khoa học pháp lý và thực tiễn hoạt động trợ giúp pháp lý ở Việt Nam, trợ giúp pháp lý theo nghĩa rộng được hiểu "là việc cung cấp dịch vụ pháp lý của nhà nước và xã hội cho người nghèo, đối tượng chính sách và đồng bào dân tộc thiểu số qua các hình thức tư vấn pháp luật, đại diện, bào chữa nhằm bảo đảm cho mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật và thực hiện công bằng xã hội hoặc theo nghĩa hẹp, trợ giúp pháp lý là sự giúp đỡ của các tổ chức trợ giúp pháp lý của Nhà nước cho người nghèo, đối tượng Chính sách và đồng bào dân tộc thiểu số tiếp cận với các dịch vụ pháp lý (tu nhân luật , đại diện , bào chữa), nhằm bảo đảm cho mọi công dân đều hành đằng trước pháp luật và thực hiện công bằng xã hội ”.

Khái niệm này được tiếp tục kế thừa, phát triển và hoàn thiện khi nghiên cứu xây dựng Pháp lệnh về trợ giúp pháp lý , cho rằng "trợ giúp pháp lý là việc thực hiện các dịch vụ pháp lý miễn phí của nhà nước và xã hội cho người nghèo, người được hưởng chính sách ưu đãi và một số đối tượng khác theo quy định của pháp luật thông qua hoạt động tư vấn pháp luật , đại diện , bào chữa , kiến nghị giải quyết vụ việc , nhằm bảo đảm cho mọi công dân bình đẳng trong tiếp cận pháp luật, góp phần thực hiện công bằng xã hội". Điều 2 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định: "Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý trong vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này, góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công bố và bình đẳng trước pháp luật".

Tổ chức trợ giúp pháp lý của Nhà nước

Việc thành lập tổ chức trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo, người có công với cách mạng và các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khác ở Việt Nam xuất phát từ chủ trương xoá đói, giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, đảm bảo công bằng xã hội của Đảng và Nhà nước, thể hiện bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân. Trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, có mặt tích cực là thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển nhưng có mặt tiêu cực là làm gì tăng sự phân hoá giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư, các vùng lãnh thổ và các nhóm xã hội. Khoảng cách giàu nghèo về kinh tế tất yếu dẫn đến sự bất bình đẳng trong việc tiếp cận với các điều kiện giáo dục, y tế, văn hoá, và đặc biệt là trong việc tiếp cận với dịch vụ pháp lý. Người nghèo và những đối tượng yếu thế, có hoàn cảnh khó khăn thường không có điều kiện về kinh tế để tiếp cận với các loại dịch vụ pháp lý có thu phí, nên trong nhiều trường hợp không được tư vấn pháp luật hoặc không mời được luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị xâm hại. Mặt khác, trong điều kiện hệ thống pháp luật nước ta đang trong quá trình phát triển và hoàn thiện, sổ lượng văn bản pháp luật ngày càng nhiều và thường xuyên được sửa đổi, bổ sung thì việc người dân tiếp cận với pháp luật để nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật, để xử sự phù hợp với pháp luật trong các quan hệ xã hội hàng ngày không phải dễ dàng.(quan tâm tới: hợp đồng vay tiền)

Tổ chức trợ giúp pháp lý của Nhà nước ra đời đã tạo cơ chế cần thiết để người nghèo và người có công với cách mạng có được điều kiện và hoàn cảnh tương tự như người khác trong tiếp cận với các dịch vụ pháp lý, củng cố lòng tin của quần chúng nhân dân vào pháp luật , góp phần thực hiện công bằng xã hội và bảo đảm mọi công dân đều được bình đẳng trước pháp luật.

Mặc dù còn nhiều quan niệm khác nhau về trợ giúp pháp lý, nhưng trên cơ sở nghiên cứu những kinh nghiệm xây dựng tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý của các nước trên thế giới đã có từ hàng trăm năm nay và thực tiễn hoạt động trợ giúp pháp lý ở Việt Nam trong thời gian qua, chúng ta có thể đưa ra quan niệm chung về trợ giúp pháp lý một cách đầy đủ , thể hiện những đặc trưng cơ bản của nó.

0 bình luận, đánh giá về Khái niệm trợ giúp pháp lý

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.27511 sec| 953.195 kb