Khái niệm và phân loại quy phạm pháp luật hành chính

29/12/2024
Lý Thông
Lý Thông
Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung của hành vi do nhà nước đặt ra, được bảo đảm bằng sức mạnh của nhà nước. Quy phạm pháp luật hành chính là một dạng cụ thể của quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước.

1- Khái niệm quy phạm pháp luật hành chính

Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung của hành vi do nhà nước đặt ra, được bảo đảm bằng sức mạnh của nhà nước.

Quy phạm pháp luật hành chính là một dạng cụ thể của quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước.

Quy phạm pháp luật hành chính đầy đủ đặt điểm của quy phạm pháp luật nói chung, có đặc điểm của quy phạm pháp luật hành chính nói riêng.

Chủ thể ban hành: Chủ thể ban hành văn bản quy phạm pháp luật chứa quy phạm pháp luật hành chính rất đa dạng, bao gồm cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp, cơ quan hành chính nhà nước.

- Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội; Chủ tịch nước; Thủ tướng Chính phủ; Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ; Ủy ban nhân dân tỉnh, huyện, xã.

- Đối tượng điều chỉnh của quy phạm pháp luật hành chính rất phong phú, đa dạng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.

- Quy phạm pháp luật hành chính chiếm một số lượng lớn trong hệ thống các quy phạm pháp luật, có hiệu lực pháp lý khác nhau, từ quy phạm có hiệu lực pháp lý cao nhất đến quy phạm có hiệu lực dưới luật.

- Đa số quy phạm pháp luật hành chính chỉ có phần quy định.

- Một số quy phạm pháp luật hành chính chỉ có phần quy định và chế tài.

Ví dụ: Khoản 2 Điều 16 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định:

Người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính mà sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản khác của người vi phạm, dung túng, bao che, không xử lý hoặc xử lý không kịp thời, không đúng tính chất, mức độ vi phạm, không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm quy định khác tại Điều 12 của Luật này và quy định khác của pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Phần chế tài thường được quy định ở điều khoản riêng biệt.

Ví dụ: các quy định về các hình thức xử phạt hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả trong Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực đất đai, bất động sản của Công ty Luật TNHH Everest

2- Phân loại quy phạm pháp luật hành chính

[a] Căn cứ vào chủ thể ban hành

Quy phạm do cơ quan lập pháp ban hành;

Quy phạm do cơ quan do Chủ tịch nước ban hành;

Quy phạm do cơ quan hành pháp ban hành;

Quy phạm do cơ quan hành chính nhà nước ban hành.

[b] Căn cứ tính chất của mối quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh

Quy phạm thủ tục là loại quy phạm được ban hành để xác lập những thủ tục mà theo đó các bên tham gia quan hệ pháp luật hành chính phải tuân theo khi thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình do quy phạm thủ tục xác lập.

Ví dụ: Thủ tục đăng ký, bổ sung, cải sửa hộ tịch; thủ tục đăng ký kinh doanh…

[c] Căn cứ hiện lực pháp lý về thời gian

Quy phạm không xác định thời hạn.

Ví dụ: Các quy định của Luật Hộ tịch, Luật Quản lý thuế năm 2019, Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012…

Các văn bản pháp luật nêu trên không xác định thời hạn hết hiệu lực.

Quy phạm có thời hạn xác định.

Ví dụ: Quyết định số 1535/QĐ-TTg ngày 15/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ về giao kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025.

Quy định của Quyết định này có hiệu lực trong thời gian từ năm 2021 đến năm 2025.

[d] Căn cứ hiện lực pháp lý về không gian

Quy phạm pháp luật hành chính có hiệu lực trong phạm vi cả nước. Đa số văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan trung ương ban hành có hiệu lực trong phạm vi cả nước.

Quy phạm pháp luật có hiệu lực trong phạm vi từng địa phương.

Ví dụ: Một số văn bản quy phạm pháp luật được ban hành áp dụng cho từng địa phương cụ thể. Luật Thủ đô năm 2012; Nghị quyết số 54/2017/QH14 “Về thì điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hồ Chí Minh…

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực đầu tư của Công ty Luật TNHH Everest

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Khái niệm và phân loại quy phạm pháp luật hành chính được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Khái niệm và phân loại quy phạm pháp luật hành chính có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Khái niệm và phân loại quy phạm pháp luật hành chính

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.16704 sec| 952.586 kb