Khái niệm và ý nghĩa của chứng minh trong tố tụng dân sự
Nội dung bài viết
1- Khái niệm chứng minh
Mỗi vụ việc dân sự phát sinh tại toà án thường chứa đựng những mâu thuẫn nhất định giữa các bên đương sự nên rất phức tạp. Để giải quyết được vụ việc dân sự thì mọi vấn đề của vụ việc dân sự dù ai nêu ra cũng đều phải được làm rõ trước khi toà án quyết định giải quyết vụ việc dân sự. Ví dụ: Trong vụ án đòi tiền cho vay thì phải làm rõ được các bên đương sự có giao kết hợp đồng không? Nội dung cụ thể của hợp đồng như thế nào? Quá trình thực hiện hợp đồng được diễn ra cụ thể ra sao? Bên cho vay đã chuyển tiền cho bên vay chưa? Bên vay đã nhận được tiền vay chưa? Bên vay đã trả tiền vay cho bên cho vay chưa? Đã trả được bao nhiêu và còn bao nhiêu chưa trả? Trong việc yêu cầu toà án xác định một người mất tích thì phải làm rõ được người bị yêu cầu xác định là mất tích có thật đã vắng mặt tại nơi cư trú của họ không? Thời gian họ vắng mặt tại nơi cư trú? Từ thời gian nào thì không nhận được tin tức của họ? Như vậy, khi giải quyết vụ việc dân sự trước hết phải làm rõ được tất cả những vẩn đề có liên quan đến vụ việc dân sự, sau đó toà án mới có thể áp dụng các quy phạm pháp luật nội dung giải quyết vụ việc dân sự.
Chứng minh là làm cho thấy rõ là có thật, là đúng bằng sự việc hoặc bằng lí lẽ. Các hoạt động tố tụng theo quy định của pháp luật nêu trên của các chủ thể tố tụng nhằm mục đích làm rõ các sự kiện, tình tiết của vụ việc dân sự nên được gọi là chứng minh trong tố tụng dân sự.
Chứng minh trong tố tụng dân sự là hoạt động tố tụng của các chủ thể tố tụng theo quy định của pháp luật trong việc làm rõ các sự kiện, tình tiết của vụ việc dân sự.
Chứng minh là hoạt động có tính chất chi phối kết quả giải quyết vụ việc dân sự của toà án nên có nội hàm rất rộng. Bản chất của hoạt động chứng minh của các chủ thể tố tụng không chỉ thể hiện ở chỗ xác định các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự mà còn thể hiện ở chỗ phải làm cho mọi người “thấy rõ là có thật, là đúng”. Do vậy, các phương thức được các chủ thể chứng minh sử dụng để chứng minh trong tố tụng dân sự cũng rất đa dạng. Nhưng để thực hiện được mục đích, nhiệm vụ của chứng minh, chủ thể chứng minh bao giờ cũng phải chỉ ra được tất cả các căn cứ pháp lí và thực tiễn liên quan đến vụ việc dân sự.
Quá trình chứng minh được diễn ra suốt trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, từ khi khởi kiện, yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự đến khi toà án ra quyết định giải quyết vụ việc dân sự. Hoạt động chứng minh trong quá trình toà án giải quyết vụ việc dân sự bao gồm nhiều hoạt động khác nhau của các chủ thể tố tụng. Trong đó, hoạt động nghiên cứu và đánh giá chứng cứ tại phiên toà của các chủ thể tố tụng mang tính quyết định.
Trên thực tế, hoạt động chứng minh diễn ra dưới dạng cung cấp, thu thập, nghiên cứu, đánh giá chứng cứ là cơ bản và do các đương sự thực hiện là chủ yếu. Vì vậy, chứng minh thường được hiểu theo nghĩa là hoạt động cung cấp chứng cứ, thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ, các chủ thể tố tụng còn phải làm rõ cả những cơ sở pháp lí liên quan đến các yêu cầu trong vụ việc dân sự. Tham gia vào quá trình này không chỉ có các đương sự mà còn có các chủ thế khác như người đai diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, tòa án V.V.. Do vậy, chứng minh không đồng nghĩa với việc cung cấp, thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ và chủ thể chứng minh trong tố tụng dân sự không chỉ là các đương sự. Chứng minh bao gồm cả hoạt động cung cấp, thu thập, đánh giá chứng cứ và hoạt động chỉ ra các căn cứ pháp lý để làm cho mọi người nhận thức đúng sự việc. Chủ thể chứng minh bao gồm cả đương sự và các chủ thế khác tham gia vào quá trình làm rõ các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự.
Trên thực tế, các chủ thể tố tụng thường tham gia vào vụ việc dân sự với những mục đích khác nhau nên hoạt động chứng minh rất phức tạp. Để bảo đảm được hiệu quả của việc giải quyết vụ việc dân sự, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự thì pháp luật tố tụng dân sự phải quy định những chủ thể tố tụng nào là chủ thể chứng minh; quyền và nghĩa vụ chứng minh của các chủ thể đó; nhũng tình tiết, sự kiện nào trong vụ việc dân sự phải chứng minh và những tình tiết, sự kiện nào khồng cần chứng minh; trinh tự, thủ tục chứng minh. Ngoài ra, các chủ thể chứng minh cũng phải thực hiện đầy đủ, đúng các quyển và nghĩa vụ chứng minh của mình đã được pháp luật quy định trong quá trình tố tụng.
2- Ý nghĩa của chứng minh
Chứng minh là hoạt động tố tụng dân sự cơ bản của các chủ thể tố tụng. Kết quả giải quyết các vụ việc dân sự phụ thuộc phần rất lớn vào kết quả của hoạt động chứng minh. Chứng minh trước hết có ý nghĩa xác định, làm rõ được các sự kiện, tình tiết của vụ việc dân sự, bảo đảm việc giải quyết đúng đắn các vụ việc dân sự. Xét cả dưới góc độ lí luận và thực tiễn thì chứng minh vẫn là biện pháp duy nhất để xác định các sự kiện, tình tiết của vụ việc dân sự. Thông qua hoạt động chứng minh, thẩm phán, hội thẩm nhân dân biết rõ được các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự được giải quyết. Trên thực tế, không loại trừ trường hợp thẩm phán, hội thẩm nhân dân giải quyết vụ việc dân sự có thể biết được một sự kiện, tình tiết nào đó của vụ việc dân sự do ngẫu nhiên. Nhưng để giải quyết đúng vụ việc dân sự thì thẩm phán, hội thẩm nhân dân vẫn không được sử dụng những sự hiểu biết riêng này của họ làm căn cứ để giải quyết vụ việc dân sự, trừ trường hợp đó là những sự kiện, tình tiết mà mọi người đều biết. Trong trường họp này, để loại trừ khả năng thẩm phán, hội thẩm nhân dân có kết luận trước về vụ việc dân sự thì thẩm phán, hội thẩm nhân dân không được tiến hành tố tụng giải quyết vụ việc dân sự đó và có thể được lấy lời khai với tư cách là người làm chứng. Do vậy, cho dù thẩm phán, hội thẩm nhân dân giải quyết vụ việc dân sự có thể biết được một sự kiện, tình tiết nào đó của vụ việc dân sự thì để giải quyết đúng được vụ việc dân sự vẫn phải tiến hành các hoạt động chứng minh để làm rõ vụ việc dân sự. Ngoài ra, cũng có trường hợp một tình tiết, sự kiện liên quan đến vụ việc dân sự được thẩm phán, hội thẩm nhân dân chứng kiến diễn ra ngay tại phiên toà. Tình tiết, sự kiện này có thể là tình tiết, sự kiện pháp lí mà sự phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quan hệ pháp luật giữa các bên đương sự liên quan đến nó như: sự kiện bị đơn trả cho nguyên đơn một số tiền đã vay ở tại phiên toà trong vụ việc dân sự đòi tiền cho vay. Do sự kiện này diễn ra ngay tại phiên toà, toà án và mọi người đã trực tiếp chứng kiến nên không phải chứng minh. Song, đây cũng chỉ là trường hợp cá biệt, còn lại đa sổ các sự kiện, tình tiết của vụ việc dân sự muốn làm rõ, muốn nhận thức được thì đều phải được chứng minh.
Đối với đương sự, chứng minh là vấn đề rất quan trọng để các đương sự làm rõ được cơ sở quyền, lợi ích hợp pháp của họ, trên cơ sở đó thuyết phục toà án bảo vệ. Trước toà án, nếu đương sự không chứng minh được sự tồn tại quyền, lợi ích hợp pháp của họ bảo vệ. Vì trên thực tế, các toà án cũng có thể có sai lầm trong việc xác định các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự, không làm sáng tò được các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự. Điểu này một mặt dẫn đến việc giải quyết vụ việc dân sự không đúng với sự thật, mặt khác làm cho đương sự không bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của họ. Do vậy, chứng minh không chỉ có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ việc dân sự của toà án được đúng đắn mà còn có ý nghĩa bảo đảm cho đương sự bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của mình trước toà án.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm