Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
"Con người trở nên tự do khi anh ta nhận ra mình bị luật lệ ràng buộc".
- Will Durant, triết gia, chính trị gia, người Mỹ
Việt Nam là một nước đang phát triển nên nhu cầu về vốn cho phát triển kinh tế rất cao. Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong những năm qua đã có những đóng góp quan trọng cho sự tăng trưởng kinh tế của đất nước. Trong năm 2019 đã có 125 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam.
Pháp luật đầu tư còn có một số quy định mâu thuẫn, thủ tục chồng chéo, chưa rõ ràng và chưa bao quát hết các hoạt động đầu tư, kinh doanh của các đối tượng được điều chỉnh bởi pháp luật đầu tư nói chung. Do đó, vai trò của luật sư tư vấn pháp luật đầu tư đặt biệt quan trọng.
Hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư là một tổng hợp các văn bản pháp luật, bao gồm các văn bản pháp luật quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết hoặc là thành viên và các văn bản pháp luật được Nhà nước Việt Nam ban hành, từ các luật quy định hoạt động đầu tư nói chung, các văn bản dưới luật, hướng dẫn thực hiện hoạt động đầu tư, đến các luật chuyên ngành điều chỉnh một phạm vi, vấn đề cụ thể của hoạt động đầu tư tại Việt Nam.
1- Các điều ước quốc tế
- Các văn kiện gia nhập WTO của Việt Nam:
Vào ngày 07/11/2006, Tổ chức thương mại thế giới (WT0) chính thức công nhận nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên thứ 150 của Tổ chức này. Điều kiện khi gia nhập WTO là hệ thống pháp luật Việt Nam phải bảo đảm thống nhất với các hiệp định của WTO . Đây là các cấm kết về việc tuân thủ các hiệp định của WTO, các cấm kết về sửa đổi quy định, chính sách cho phù hợp với quy định của WTO và một số cấm kết đặc thù của Việt Nam. Cụ thể như sau:
Cấm kết về thương mại hàng hóa: Các thành viên WTO thường yêu câu nước xin gia nhập phải cấm kết: (i) Ràng buộc thuế trần đối với tất cả các dòng thuế trong biểu thuế nhập khẩu của mình; (ii) Chỉ dùng thuế nhập khẩu làm công cụ để bảo hộ - nếu không được chấp nhận bảo lưu thì mọi biện pháp cấm nhập, hạn chế nhập, định lượng... đều được yêu cầu xóa bỏ; (iii) Tại cửa khẩu, ngoài thuế nhập khẩu, không sử dụng phí, lệ phí và các khoản thu khác có tác dụng như thuế nhập khẩu nhằm mục đích thu ngân sách. Bên cạnh đó, nước gia nhập WTO còn phải cấm kết giảm thuế, nhất là đối với các mặt hàng đang có thuế suất áp dụng cao, các mặt hàng có yêu cầu cụ thể từ các nước thành viên có lợi ích xuất khẩu, các mặt hàng thuộc các sáng kiến cắt giảm thuế theo ngành (như Hiệp định công nghệ thông tin, Hiệp định về thiết bị máy bay dân dụng, thiết bị y tế) hoặc hài hoà thuế suất ở mức thấp (như Hiệp định hoá chất, Hiệp định hàng dệt may).
Cấm kết về mở cửa thị trường dịch vụ: Đàm phán mở cửa thị trường dịch vụ để gia nhập WTO căn cứ theo yêu cầu đàm phán mà các thành viên WTO đưa ra trên cơ sở các nguyên tắc của Hiệp định chung về dịch vụ liên quan đến thương mại (GATS).
Ngoài ra, có thể kể đến các hiệp định song phương giữa Việt Nam và các nước như:
Hiệp định thương mại tự do (Free Trade Agreement - FTA): là thỏa thuận giữa các bên tham gia ký kết dành cho nhau ưu đãi về mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, thuế quan. Thực hiện cấm kết FTA, các nước phải tiến hành theo lộ trình việc cắt giảm và xóa bỏ hàng rào thuế quan, phi thuế quan nhằm tiến tới việc thành lập một khu vực mậu dịch tự do. Theo thống kê của WTO, hiện trên thế giới có khoảng gần 400 Hiệp định FTA song phương, đa phương có hiệu lực. Các Hiệp định FTA diễn ra dưới hình thức song phương và đa phương, nghĩa là có thể được thực hiện giữa hai nước riêng lẻ hoặc giữa một khối thương mại và một quốc gia như Hiệp định FTA Việt Nam - Nhật Bản, Hiệp định FTA ASEAN - Trung Quốc, Hiệp định FTA Việt Nam - EU.
Việt Nam đồng thời đã ký kết những Hiệp định song phương về tự do xúc tiến và bảo hộ đầu tư với một số quốc gia (sau đây gọi tắt là “Hiệp định đầu tư”), có thể kể đến Hiệp định đầu tư Việt Nam - Nhật Bản, Việt Nam - Úc.
Ngoài ra, ở mức độ chuyên biệt hơn, Việt Nam cũng ký kết các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần nhằm mục đích loại bỏ việc đánh thuế trùng cho các đối tượng cư trú của nước ký kết hiệp định với Việt Nam và ngược lại; cũng như tạo khuôn khổ pháp lý cho việc hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau giữa cơ quan thuế Việt Nam với cơ quan thuế các nước trong công tác quản lý thuế quốc tế nhằm ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế thu nhập và thuế tài sản.
Luật sư tư vấn khi tiếp cận với một vụ việc liên quan đến đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, cần kiểm tra đối chiếu trường hợp đầu tư của khách hàng (quy mô dự án đầu tư, mục tiêu, vốn đầu tư, mặt hàng kinh doanh...) có thuộc phạm vi điều chỉnh của các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hay không. Luật sư tư vấn cần kiểm tra các dự án đầu tư của khách hàng có thuộc phạm vi mở cửa thị trường của Việt Nam theo cấm kết với WTO hay không? Luật sư tư vấn cần hỗ trợ khách hàng làm rõ những ưu đãi đầu tư mà khách hàng được nhận theo Điều ước quốc tế ký kết giữa Việt Nam và quốc gia nơi nhà đầu tư có quốc tịch. Thuộc về giai đoạn hậu đầu tư, Luật sư tư vấn cần hướng dẫn các doanh nghiệp trong nước và đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài có dự định đầu tư tại Việt Nam nhận thức rõ ràng về tầm quan trọng của Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới, cũng như cơ chế áp dụng những hiệp định này để tận dụng các lợi điểm của Hiệp định và tránh rủi ro về thuế.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực đầu tư của Công ty Luật TNHH Everest
Trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới, Việt Nam thấy cần thiết phải ban hành một bộ luật có thể điều chỉnh và chỉ phôi các hoạt động đầu tư trong nước lẫn nước ngoài một cách thống nhất và toàn diện. Do vậy, năm 2005 Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư, cùng có hiệu lực từ ngày 01/7/2006, thay thế Luật Doanh nghiệp năm 1999, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996, và Luật Khuyến khích đầu tư trong nước năm 1998. Hai luật này đánh dấu trong gần hai thập kỷ đổi mới kinh tê, Việt Nam đã có một khung pháp lý thống nhất áp dụng cho các nhà đầu tư và hoạt động kinh doanh trong và ngoài nước trong các lĩnh vực khác nhau.
Tuy nhiên, với sự hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, sau gần mười năm thực hiện, trên cơ sở kế thừa và phát huy những kết quả đã đạt được của Luật Doanh nghiệp năm 1999 và Luật Doanh nghiệp năm 2005, đồng thời khắc phục những điểm hạn chế, bất cập của quy định hiện hành và thể chế hóa các vấn đề mới phát sinh từ thực tiễn, năm 2014, Quốc hội Việt Nam đã ban hành Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp.
Cho đến tận năm 2020, để tạo ra nhiều thuận lợi hơn so với phiên bản trước đây. Luật Doanh nghiệp mới đã chính thức được Quốc hội thông qua ngày 17 tháng 06 năm 2020 và sẽ chính thức có hiệu lực vào ngày 01 tháng 01 năm 2021 (“Luật Doanh Nghiệp năm 2020”). Theo đó, Luật Doanh Nghiệp năm 2020 đã có một số thay đổi quan trọng, ví dụ như cắt giảm một số thủ tục hành chính, bổ sung thêm trường hợp chuyển đổi từ doanh nghiệp tư nhân sang công ty cổ phần,…
Về cơ bản, Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp quy định về hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam và hoạt động đầu tư kinh doanh từ Việt Nam ra nước ngoài. Tuy nhiên, khi tiếp cận với những khía cạnh cụ thể của hoạt động đầu tư, kinh doanh, các hoạt động này đồng thời còn bị chi phối bởi các ngành luật và quy định khác như: Doanh nghiệp có doanh thu từ các hoạt động kinh doanh, đầu tư trong và ngoài nước sẽ là đối tượng chịu các loại thuế quy định tại các luật về thuế; doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh liên quan đến lĩnh vực bất động sản phải tuân thủ các quy định tại Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Đất đai, Luật Nhà ở; doanh nghiệp trong và ngoài nước đều phải tuân thủ quy định về luật lao động trong vấn đề tuyển dụng người lao động và doanh nghiệp có sử dụng ngoại tệ trong hoạt động tổ chức, kinh doanh thì phải tuân thủ theo quy định tại Pháp lệnh Ngoại hối...
Trong hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam, để chỉ tiết hóa các văn bản luật, các cơ quan nhà nước sè ban hành các văn bản dưới luật (như nghị định, thông tư, thông tư liên tịch, quyết định...). Đây cũng là một nguồn văn bản quan trọng mà Luật sư tư vấn phải tham khảo khi tư vấn đầu tư.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực thuế - kế toán của Công ty Luật TNHH Everest
Thực hiện đầu tư dự án là cả một quá trình diễn ra lâu dài, không thể tính bằng một vài năm mà phải được tính bằng chục năm hoặc vài chục năm. Do vậy, các công cụ pháp lý đê điều chỉnh các hoạt động đầu tư cũng cần mang tính ổn định và có chiều sâu. Tuy nhiên, chỉ tính trong năm 2005 và năm 2006, Quốc hội đã hợp và thông qua gần 30 luật quan trọng liên quan đến hoạt động đầu tư, chẳng hạn như Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Thương mại, Bộ luật Dân sự... Đồng thời, để mở đường cho Việt Nam đủ điều kiện gia nhập WTO vào năm 2006, Việt Nam đã thay đổi hàng trăm văn bản pháp luật từ luật, pháp lệnh, nghị định, thông tư... Vào cuối năm 2014, Quốc hội cũng đã thông qua hơn 10 luật quan trọng điều chỉnh hoạt động đầu tư như Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Xây dựng, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở... Trong bối cảnh đó, Luật sư tư vấncần cập nhật các thay đổi này để ứng dụng vào công việc của mình.
Hoạt động đầu tư diễn ra trong nhiều lĩnh vực và do vậy chịu sự điều chỉnh của nhiều quy phạm pháp luật do nhiều cơ quan ban hành. Các quy định ấy thường điều chỉnh một hoặc một số vấn đề trong một dự án tổng thể. Do góc nhìn của các cơ quan liên quan khác nhau như vậy nên việc chưa thống nhất, còn mâu thuẫn và chồng chéo giữa các văn bản do các cơ quan khác nhau ban hành, thậm chí là văn bàn do một cơ quan ban hành, là điều khó tránh khỏi.
Như đã nêu trên, các văn bản pháp luật về đầu tư khá đa dạng, ở tầng trên cùng là các điều ước quốc tế, tiếp theo là các luật và các văn bản dưới luật.
Theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, công văn không được xem là một hình thức của văn bản quy phạm pháp luật, theo đó, chỉ được áp dụng cho trường hợp cụ thể được hướng dẫn bằng công văn đó mà không được viện dẫn hoặc áp dụng cho các trường hợp khác tương tự.
Bên cạnh đó, việc pháp điển hóa các văn bản quy phạm pháp luật tại Việt Nam còn là vấn đề mới, còn tồn tại thực tế một quan hệ pháp luật được điều chỉnh và tản mạn trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau. Do vậy, khi tìm kiếm quy định pháp luật để hướng dẫn cho một quan hệ pháp luật, chúng ta không chỉ tìm kiếm trong một văn bản pháp luật mà phải tìm kiếm trong các văn bản pháp luật khác.
Như phân tích ở trên, văn bản pháp luật về đầu tư chưa thống nhất, cho nên các cơ quan áp dụng pháp luật dễ tạo cho mình một thói quen tùy tiện trong việc hướng dẫn, giải thích các quy định pháp luật chưa quy định hoặc có quy định nhưng chưa rõ ràng. Hệ lụy của cách làm này dẫn đến việc mỗi địa phương có cách hiểu và quy trình thực hiện hoạt động đầu tư khác nhau.
Pháp luật đầu tư Việt Nam đã dần được cải cách theo hướng thuận lợi cho nhà đầu tư. Mặc dù, pháp luật đầu tư đã khẳng định được vai trò và đạt được nhiều kết quả nhất định trong thực tế, nhưng bên cạnh đó, cơ chế cấp phép và quản lý về đầu tư vẫn còn phảng phất cơ chế “xin - cho”; trong đó, ý kiến góp ý của các cơ quan nhà nước có liên quan đến đầu tư có ảnh hưởng mạnh và trực tiếp đến việc nhà đầu tư có được phép thực hiện hoạt động đầu tư đó hay không.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực thương mại của Công ty Luật TNHH Everest
Luật sư Nguyễn Thị Bích Phượng - Trưởng Chi nhánh Hà Nội của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (nguồn tham khảo Giáo trình Tư vấn Pháp luật cho Doanh nghiệp - Học viện Tư pháp và một số nguồn khác).
Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm