Khái quát về pháp Luật Phá Sản
1- Khái niệm Pháp Luật Phá Sản
Theo Khoản 2 Điều 4 Luật Phá Sản năm 2014 quy định:" Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản."
Pháp luật phá sản là tổng thể các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về Sáp nhập và Mua lại doanh nghiệp (M&A) của Công ty Luật TNHH Everest
2- Nội dung của Pháp Luật Phá Sản
Lịch sử phát triển của luật phá sản ở Việt Nam
- Luật Thương mại Trung phần tại miền trung Việt Nam và Luật thương mại Sài Gòn 1973
- Sau 1975 đến trước 1986: không có văn bản luật phá sản
- Luật phá sản doanh nghiệp 1993
- Luật phá sản 2004
- Luật phá sản 2014
Pháp luật phá sản điều chỉnh:
- Quan hệ tài sản giữa chủ nợ và con nợ
+ Thời điểm hình thành: trước khi có yêu cầu phá sản doanh nghiệp, HTX, tuy nhiên nó chỉ được coi là quan hệ pháp luật phá sản kể từ khi có yêu cầu phá sản.
+ Chủ thể:
Chủ nợ: bao gồm: Chủ nợ có đảm bảo, chủ nợ có đảm bảo một phần và chủ nợ không có đảm bảo.
Con nợ: là các doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán
+ Khách thể: tài sản của con nợ (bao gồm tài sản có và tài sản nợ).
+ Nội dung: chính là các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể
- Quan hệ tố tụng giữa các đương sự với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
+ Thời điểm hình thành: trong quá trình giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.
+ Chủ thể:
Các đương sự: chủ nợ, con nợ và những người có liên quan như đại diện chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước, cổ đông CTCP, thành viên CTHD (trong trường hợp họ nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản).
Cơ quan có thẩm quyền: TAND, Quản tài viên, DN quản lý, thanh lý tài sản và VKSND
+ Khách thể: là quá trình giải quyết yêu cầu phá sản DN
+ Nội dung: các quyền và nghĩa vụ tố tụng của các đương sự trước Nhà nước hoặc là các hành vi tố tụng của các cơ quan có thẩm quyền; được quy định rõ trong Luật Phá sản.
Gồm 14 chương 133 điều
- Phạm vi điều chỉnh: điều chỉnh các vấn đề liên quan đến phá sản DN bao gồm từ khâu nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cho đến khi Tòa án tuyên bố phá sản và cơ quan thi hành án thực hiện quyết định đó
- Đối tượng điều chỉnh: DN, HTX, Liên hiệp HTX
- Thẩm quyền thụ lý và giải quyết: TAND cấp huyện nơi DN, HTX có trụ sở chính. Một số trường hợp đặc biệt thì TAND cấp tỉnh giải quyết
- Thủ tục phá sản
- Thủ tục phá sản của TCTD
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý thành lập doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest
3- Ý nghĩa của Pháp Luật Phá Sản
Bảo vệ lợi ích chính đáng của các chủ nợ, cung cấp cho các chủ nợ công cụ để thực hiện việc đòi nợ
Bảo vệ lợi ích của con nợ, đem lại cho các doanh nghiệp đang trong tình trạng phá sản một cơ hội phục hồi hoặc rút ra khỏi thương trường một cách có trật tự
Bảo vệ lợi ích của người lao động
Góp phần tổ chức và cơ cấu lại nền kinh tế
Góp phần bảo đảm trật tự, kỉ cương xã hội
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về tổ chức lại doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest
4- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
[a] Bài viết Khái quát về pháp Luật Phá Sản được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
[b] Bài viết Khái quát về pháp Luật Phá Sản có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê Luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm