Khái quát về pháp luật thuế: Cơ cấu của đạo luật thuế

28/02/2023
Luật sư Nguyễn Thị Bích Phượng
Luật sư Nguyễn Thị Bích Phượng
Xuất phát từ đặc điểm của thuế có tính chất bắt buộc trên phạm vi rộng, chúng thường được ghi nhận dưới hình thức văn bản luật. Mặc dù mỗi loại thuế có đối tượng điều chỉnh khác nhau nhưng một đạo luật thuế thường có cơ cấu thống nhất. Điều này xuất phát từ mục đích ban hành, yêu cầu áp dụng của luật thuế nói riêng trong tổng thể hệ thống pháp luật thuế.

1- Khái quát về đạo luật thuế 

Việc xác định nội dung của một đạo luật thuế cho đến nay còn có nhiều cách tiếp cận khác nhau. Nếu tiếp cận theo góc độ một văn bản pháp luật thông thường, một đạo luật thuế gồm có các nội dung quy định chung; nội dung về căn cử tính thuế; nội dung về kê khai, nộp thuế; miễn thuế, giảm thuế; quy định về xử lí vi phạm và khen thưởng. Tiếp cận theo quan hệ thuế, một đạo luật thuế xác định chủ thể thu thuế, đối tựợng tính thuế (đối tượng đánh thuế) và người nộp thuế, chịụ thuế. Nếu tiếp cận theo nội dung của thuế, một đạo luật thuế phải xác định được đối tượng tính thuế (đối tượng đánh thuế), mức thuế và người nộp thuế, chịu thuế.

Pháp luật thuế Việt Nam được ban hành trên cơ sở yêu cầu thực tiễn và học hỏi, tiếp thu tinh hoa hệ thống luật thuế đã và đang áp dụng ở các quốc gia điển hình. Theo đó, một văn bản pháp luật quy định một loại thuế bao gồm các nội dung chủ yếu: tên của văn bản pháp luật thuế, đối tượng nộp thuế, căn cứ tính thuế, các khâu của quá trình thu nộp thuế, miễn giảm thuế, đối tượng thu thuế và xử lí vi phạm. Cũng cần phải xác định rằng, tuỳ theo quy mô áp dụng của từng loại thuế mà văn bản pháp luật có mức độ chi tiết khác nhau

- Tên của luật thuế. Tên của đạo luật thuế thường gắn với tên loại thuếmà luật đó điều chỉnh. Chẳng hạn Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật thụế thu nhập doanh nghiệp... Tên của đạo luật thuế khái quát và thể hiện được đặc trưng của loại thuế đó, giúp cho các đối tượng có liên quan có thể phân biệt được dễ dàng đạo luật thuế này với đạo luật thuế khác. Việc lựa chọn tên gọi cho một đạo luật thuế cũng có tính nhạy cảm nhất định đối với xã hội, vì vậy, có những trường hợp tên đạo luật thuế có thể được gọi “mềm” hơn. Chẳng hạn, pháp luật về thuế thu nhập đối với vốn của các tổ chức sử dụng vốn ngân sách (Capital Gains Tax) được gọi “mềm” hơn theo pháp luật Việt Nam (pháp luật về thu sử dụng vốn ngân sách nhà nước vào những năm 1990).

- Đối tượng nộp thuế được xác định là các tổ chức hoặc cá nhân trực tiếpcó nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của luật thuế. Mỗi loại thuế có thể có đối tượng nộp thuế khác nhau, tuỳ thuộc vào đối tượng tính thuế. Ví dụ, Điều 2 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 quy định người nộp thuế là tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh có thu nhập chịu thuế; Điều 2 Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007 quy định đối tượng nộp thuế là cá nhân có thu nhập chịu thuế... Thực tế hoạt động lập pháp cho thấy việc xác định rõ đối tượng nộp thuế có ý nghĩa quan trọng, thể hiện sự đối xử, yêu cầu gánh chịu thuế và điều hoà thu nhập, luồng vốn đầu tư trong đời sống kinh tế, xã hội.

Một đạo luật thuế có thể quy định một mức thuế suất duy nhất hoặc nhiều mức thuế suất khác nhau. Điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào thái độ của nhà nước đối với loại thuế sẽ được áp dụng vì với mỗi sự lựa chọn đều có tính hai mặt. Chẳng hạn, việc quy định một mức thuế suất duy nhất sẽ tạo điều kiện dễ dàng trong việc áp dụng cho cả đối tượng nộp thuế và các cơ quan thu thuế, thể hiện sự công bằng giữa các đối tượng nộp thuế; bên cạnh đó chúng lại không thể hiện được sự thu hút hay hạn chế đối với lĩnh vực, ngănh nghề khác nhau. Trường hợp quy định nhiều mức thuế suất trong một luật thuế, có thể hình thành các biểu thuế quy định cho từng nhóm đối tượng chịu thuế cụ thể.

Một đạo luật thuế có thể quy định một mức thuế suất duy nhất hoặc nhiều mức thuế suất khác nhau. Điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào thái độ của nhà nước đối với loại thuế sẽ được áp dụng vì với mỗi sự lựa chọn đều có tính hai mặt. Chẳng hạn, việc quy định một mức thuế suất duy nhất sẽ tạo điều kiện dễ dàng trong việc áp dụng cho cả đối tượng nộp thuế và các cơ quan thu thuế, thể hiện sự công bằng giữa các đối tượng nộp thuế; bên cạnh đó chúng lại không thể hiện được sự thu hút hay hạn chế đối với lĩnh vực, ngănh nghề khác nhau. Trường hợp quy định nhiều mức thuế suất trong một luật thuế, có thể hình thành các biểu thuế quy định cho từng nhóm đối tượng chịu thuế cụ thể.

Gắn với căn cứ tính thuế, một số luật thuế quy định về phương pháp tính thuế. Phương thức tính thuế được hiểu là những cách thức được pháp luật quy định cụ thể cho từng loại thuế để có được một số tiền thuế nhất định dựa trên những căn cứ tính thuế đã quy định trước. Tuỳ theo tính phức tạp của mỗi loại thuế, phương thức tính thuế có thể quy định đơn giản hoặc phức tạp. Một số loại thuế như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu... phương thức tính thuế xác định theo đối tượng chịu thuế nhân với thuế suất áp dụng nhưng đối với thuế giá trị gia tăng, phương pháp tính thuế được pháp luật quy định phức tạp hơn.

Nếu phương pháp tính thuế được xác định dựa trên những cơ sở pháp lí khoa học để có được một khoản tiền thu từ thuế, cách xác định mức thuế khoán có tính áp đặt nhiều hơn, thực chất được áp dụng đối với các đối tượng nộp thuế chưa đủ điều kiện thực hiện tính thuế theo phương thức tính thuế thông thường.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về thuế và kế toán (Luật sư tài chính) của Công ty Luật TNHH Everest.

2- Quy định về miễn thuế, giảm thuế 

- Quy định về miễn thuế, giảm thuế là những quy định thể hiện sự khuyến khích hoặc giúp đỡ gián tiếp đối với người nộp thuế hoặc đối tượng chịu thuế. Thực tế, có nhiều cách nhìn nhận khác nhau về miễn, giảm thuế. Chẳng hạn, có quan điểm cho rằng nhiều nội dung miễn giảm thuế đã được quy định ở căn cứ tính thuế (xác định khởi điểm thu nhập chịu thuế, xác định mức thuế suất thấp hơn trong những trường hợp đặc biệt) bên cạnh những quy định cụ thể ở phần miễn thuế, giảm thuế. Tuy vậy, cách nhìn nhận này cũng chưa cho chúng ta thấy được sự khác biệt giữa miễn giảm thuế với những biện pháp ưu đãi thuế khác. Miễn, giảm thuế được quy định trong luật thuếthường có quy định cụ thể về điều kiện đối với từng loại chủ thể nộp thuế, số thuế được miễn giảm, thời gian được miễn giảm…

Miễn thuế, giảm thuế dẫn đến việc thực hiện nghĩa vụ không giống nhau giữa các đối tượng nộp thuế, vì vậy để được miễn giảm thuế, các chủ thế này phải thực hiện theo trình tự định trước. Thông thường, đối tượng nộp thuế phải có yêu cầu miễn giảm, sau đó cơ quan thu thuế sẽ phê duyệt theo quyền hạn đã được phân cấp.

- Kê khai, nộp thuế. Quy định về kê khai, nộp thuế bao gồm những nội dung trình tự đã được tổng kết và có tính phản ánh quy luật của đối tượng nộp thuế từ khâu trước khi tiến hành hoạt động làm phát sinh nghĩa vụ thuế đến khâu phải nộp một khoản tiền thuế cho kho bạc nhà nước theo thời hạn định trước. Nếu như trước đây nội dung về kê khai, nộp thuế được quy định ngay trong từng luật thuế thì hiện nay nội dung này được quy định trong Luật quản lí thuế.

Xét ở khía cạnh kinh tế, quy định về kê khai, nộp thuế dường như không là mối quan tâm hàng đầu nhưng ở khía cạnh pháp lí, việc quy định và tuân thủ quy định về kê khai, nộp thuế thể hiện thái độ của nhà nước đối với người nộp thuế và mức độ tuân thủ pháp luật của người nộp thuế. Điều này cũng lí giải vì sao việc không tuân thủ hoặc tuân thủ không đúng quy định về kê khai, nộp thuế là nguy cơ gây ra những hậu quả pháp lí nhất định cho người nộp thuế. Bên cạnh đó, những quy định về trình tự thủ tục kê khai, nộp thuế cũng cần được cụ thể, chi tiết. Tính khả thi cao cũng được đặt ra như một yêu cầu của văn bản pháp luật thuế.

Tuỳ thuộc mức độ phát triển, ý thức của dân chúng và khả năng kiểm soát của các cơ quan thu, mỗi loại thuế cần quy định về phương thức kê khai, nộp thuế khác nhau. Phương pháp kê khai nhưng nộp thuế theo quyết định của cơ quan thu, nộp thuế khoán, tự kê khai và tự nộp thuế được các quốc gia lựa chọn, Ở Việt Nam, giai đoạn hiện nay, mỗi loại thuế có thể quy định đồng thời cả ba phương pháp trên.

- Xử lí vi phạm pháp luật thuế bao gồm các nội dung mà dựa vào đó, các chủ thể có liên quan có thể hoặc bị áp dụng một hình thức xử lí nhất định: hành chính, hình sự. Thông thường, những hành vi có thể bị xử lí vi phạm được liệt kê trong văn bản pháp luật về quản lí thuế. Các hình thức xử lí vi phạm pháp luật thuế có thể là phạt cảnh cáo, phạt tiền và các hình thức phạt bổ sung khác.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về Nhượng quyền thương mại của Công ty Luật TNHH Everest.

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

(i) Bài viết Khái quát về pháp luật thuế: Cơ cấu của đạo luật thuế chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

(ii) Bài viết Khái quát về pháp luật thuế: Cơ cấu của đạo luật thuế có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy như Giáo trình Luật Thuế Việt Nam - Đại học Luật Hà Nội và một số nguồn khác. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

(iii) Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Khái quát về pháp luật thuế: Cơ cấu của đạo luật thuế

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.29495 sec| 967.125 kb