Khái quát về khám nghiệm hiện trường vụ án hình sự

"Công lý không phải chỉ dành cho một phía, nó phải dành cho cả hai phía".

Eleanor Roosevelt, Đệ nhất phu nhân Mỹ

Khái quát về khám nghiệm hiện trường vụ án hình sự

Có thể hiểu nội hàm khái niệm hiện trường trong điều tra tố tụng hình sự, căn cứ Điều 201 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 như sau: một là, hiện trường trước hết là một nơi, tức là một khoảng không gian, thời gian cụ thể, hai là nơi đó đã xảy ra sự việc phạm tội hoặc là nơi phát hiện ra tội phạm.

Căn cứ vào loại vụ việc đã xảy ra, có thể phân loại thành các hiện trường như: hiện trường có người chết, hiện trường trộm, hiện trường xâm hại tình dục, hiện trường cướp, hiện trường các vụ cố ý gây thương tích, hiện trường cháy, hiện trường tai nạn, hiện trường chống khủng bố, hiện trường phạm tội công nghệ cao.

Liên hệ

I- KHÁI NIỆM KHÁM NGHIỆM HIỆN TRƯỜNG

Hiện trường là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống. Theo Từ điển tiếng Việt thì: “Hiện trường là nơi xảy ra hoạt động hay sự việc gì". Với khái niệm này thì hiện trường có nội hàm rất rộng, bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Theo đó, khái niệm về hiện trường bao gồm hai nội dung cơ bản sau:

Một là, hiện trường là một nơi, tức là một khoảng không gian cụ thể.

Hai là, tại khoang không gian cụ thể đó có sự việc xảy ra.

Khái niệm trên đã không chỉ rõ “sự việc” xảy ra đó là sự việc gì, tính chất ra sao. Do đó, có thể hiểu là sự việc bất kỳ. Theo khái niệm này thì hiện trường là một khái niệm rất rộng, chỉ cần có sự việc xảy ra, trong khoảng không gian cụ thể, thì đó là hiện trường.

Trong công tác đấu tranh và phòng ngừa tội phạm, khái niệm hiện trường cũng được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, nội hàm khái niệm hiện trường trong đấu tranh phòng ngừa tội phạm có nội hàm hẹp hơn khái niệm hiện trường nói chung.

Theo Điều 201 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 có thể hiểu nội hàm khái niệm hiện trường trong điều tra tố tụng hình sự như sau:

Một là, hiện trường trước hết là một nơi, tức là một khoảng không gian, thời gian cụ thể.

Hai là, nơi đó đã xảy ra sự việc phạm tội hoặc là nơi phát hiện ra tội phạm.

Hiểu về hiện trường như trên là phù hợp với Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, điều chỉnh mối quan hệ giữa các chủ thể trong điều tra, xử lý các tội phạm. Trong thực tiễn của quá trình đấu tranh, phòng chống tội phạm cho thấy: Khi nhận được tin báo về sự việc xảy ra, từ nguồn tin ban đầu chưa đầy đủ thông tin, tài liệu cho phép xác định một vụ việc có phải là tội phạm hay không.

Qua đó, có thể đưa ra định nghĩa về hiện trường trong khoa học hình sự như sau: Hiện trường là nơi xảy ra, nơi phát hiện sự việc mang tính hình sự.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư bào chữa trong vụ án hình sự của Công ty Luật TNHH Everest

II- PHÂN LOẠI HIỆN TRƯỜNG VỤ ÁN HÌNH SỰ

Hiện trường các vụ việc mang tính hình sự tồn tại khá đa dạng, phong phú tùy thuộc vào tính chất thực hiện hành vi phạm tội, loại tội phạm xảy ra, nơi xảy ra vụ việc,... Do vậy, hiện trường có thể phân làm nhiều loại khác nhau dựa trên những căn cứ nhất định.

Căn cứ vào loại vụ việc đã xảy ra, có thể phân loại thành các hiện trường như:

- Hiện trường có người chết;

- Hiện trường trộm;

- Hiện trường xâm hại tình dục;

- Hiện trường cướp;

- Hiện trường các vụ cố ý gây thương tích;

- Hiện trường phạm tội công nghệ cao;

- Hiện trường cháy;

- Hiện trường tai nạn (giao thông, lao động...);

- Hiện trường chống khủng bố.

Đối với từng loại hiện trường này lại có thể phân thành các loại hiện trường cụ thể hơn, như: Hiện trường có người chết còn có thể chia thành: Hiện trường có người chết do súng đạn; Hiện trường có người chết dưới nước; Hiện trường có người chết do ngộ độc; Hiện trường có người chết treo cổ; Hiện trường có người chết do tự sát... Hoặc hiện trường trộm cắp tài sản có thể chia thành các loại hiện trường như: Trộm cắp tài sản trong các kho tàng, cửa hàng; Trộm cắp tài sản trên các phương tiện giao thông; Trộm cắp tài sản trên tàu thuyền.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hình sự của Công ty Luật TNHH Everest 

III- KHÁM NGHIỆM HIỆN TRƯỜNG

Quá trình khám nghiệm tại hiện trường nhằm khai thác thông tin từ những phản ánh vật chất cụ thể, là bước vận dụng tổng hợp những tri thức chiến thuật hình sự, kỹ thuật hình sự với sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật để phát hiện, thu thập, phân tích, đánh giá toàn bộ những phản ánh vật chất về một vụ việc mang tính hình sự đã xảy ra cụ thể tại hiện trường, nhằm rút ra những chứng cứ chứng minh về các tình tiết cần thiết của một vụ việc mang tính hình sự cụ thể đã xảy ra tại hiện trường. Trình tự các bước trong quá trình phát hiện và thu lượm dấu vết hình sự ở hiện trường tuân thủ như sau:

Về nguyên tắc: Trước hết, tiến hành các biện pháp phát hiện dấu vết. Xác định mối liên quan giữa các dấu vết đã phát hiện. Đánh dấu những dấu vết đã phát hiện bằng số;

Chụp ảnh hiện trường, dấu vết... Mô tả, về sơ đồ vị trí dấu vết và mối quan hệ của chúng, đo đạc và vẽ chi tiết dấu vết;

Thu lượm dấu vết, vật chứng bằng những phương pháp thích hợp nhất, trong đó ưu tiên phương pháp thu vật mang dấu vết;

Đóng gói những dấu vết, vật chứng, mẫu so sánh đã thu lượm được theo đúng quy định, tránh mọi sự tiếp xúc giữa các dấu vết, vật chứng và mẫu so sánh, cũng như tránh sự lẫn lộn giữa chúng...

Do tính đa dạng, phong phú của dấu vết hình sự tồn tại ở hiện trường, ngoài những dấu vết dễ nhìn thấy, còn có những dấu vết mờ hoặc vi dấu vết. Cần chú ý rằng, với những thủ đoạn gây án ngày càng tinh vi, xảo quyệt của bọn tội phạm, chúng đã lợi dụng những thành tựu của khoa học kỹ thuật và công nghệ vào việc thực hiện hành vi phạm tội, cũng như việc tìm mọi cách xoá bỏ hoặc hạn chế việc để lại dấu vết ở hiện trường. Vì thế, những dấu vết để nhìn thấy bằng mắt thường tồn tại trên hiện trường không phải là nhiều, cho nên việc tìm, phát hiện được những dấu vết hoặc những vi dấu vết ngày càng có ý nghĩa quan trọng đổi với công tác điều tra các vụ án hình sự.

Do vậy, trong quá trình khám nghiệm hiện trường, cán bộ khám nghiệm cần phải xem xét kỹ lưỡng từng nơi, từng đồ vật nhằm tìm kiếm dấu vết, vật chứng với thái độ, tác phong làm việc: Thận trọng, tỉ mỉ, chính xác, khách quan và toàn diện.

Trong khi tìm kiếm dấu vết, vật chứng, một mặt ngay từ đầu phải tính xem sẽ gặp những loại dấu vết, vật chứng nào, ở đâu?... Bởi sự hình thành của dấu vết, vật chứng bao giờ cùng mang tính đặc trưng cho từng hành vi phạm tội. Một hệ thống dấu vết nhất định được tạo ra trên hiện trường là do một phương thức, thủ đoạn hoạt động nhất định của tội phạm, hay nói một cách khác, mỗi một phương thức, thủ đoạn hoạt động nhất định của bọn tội phạm đều gây ra và để lại trên hiện trường một hệ thống dấu vết, vật chứng đặc trưng riêng.

Mặt khác, hiện trường còn có hiện tượng thiếu dấu vết, hay dấu vết tồn tại ở những nơi mâu thuẫn với phương thức gây án, đây là những dấu hiệu quan trọng để có thể đặt ra được những giả thuyết về sự giả tạo hiện trường, đánh lạc hướng quá trình điều tra tại hiện trường. Hoặc cũng có thể nhầm lẫn do những người không liên quan đến sự việc xảy ra vứt lại, hoặc bỏ quên những đồ vật ở hiện trường. Cũng như những thay đổi, những tồn tại có trước hoặc sau sự việc xảy ra được coi là có liên quan, do vậy công tác điều tra cùng có thể bị lạc hướng...

- Ghi nhận dấu vết:

Ghi nhận dấu vết là cách thức để ghi nhận các thông tin, tài liệu có thật được phát hiện trong quá trình khám nghiệm theo đúng thủ tục, trình tự và phương pháp.

Trong mọi trường hợp, trước khi thu lượm dấu vết, vật chứng đều phải tiến hành ghi nhận dấu vết, vật chứng đã phát hiện bằng cách: Chụp ảnh, mô tả, về sơ đồ. Ghi chép và mô tả vị trí, số lượng, trạng thái, màu sắc... của toàn bộ dấu vết, vật chứng vào biên bản khám nghiệm hiện trường.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư riêng của Công ty Luật TNHH Everest

Trong quá trình khám nghiệm hiện trường thường ghi nhận bằng các phương pháp sau:

+ Chụp ảnh, quay phim và ghi hình hình sự:

Trong mọi trường hợp, khi khám nghiệm hiện trường đêu phai chụp ành (quay phim, ghi hình hình sự) hiện trường. Ảnh chụp hiện trường thường có 4 loại: Ảnh định hướng hiện trường, ảnh trung tâm hiện trường, ảnh từng phần hiện trường, ảnh chụp chi tiết hiện trường.

Và cũng trong mọi trường hợp, dấu vết hình sự ở hiện trường khi phát hiện được, trước khi thu lượm đều phải được chụp ảnh, ảnh chụp dấu vết ở hiện trường thường có hai loại như sau:

Một là, chụp cả hệ thống: Yêu cầu của bức ảnh phải phản ánh được vị trí, trạng thái, chiều hướng... của cả hệ thống dấu vết, mối quan hệ, liên hệ giữa các dấu vết với nhau, dấu vết với vật mang vết và dấu vết với môi trường vật chất xung quanh.

Hai là, chụp chi tiết từng dấu vết: Đòi hỏi phải ghi nhận trung thực và phản ánh khách quan về hình dạng, kích thước, màu sắc, hệ thống đặc điểm chung, đặc điểm riêng của từng dấu vết. Do vậy, khi chụp nhất thiết phải đặt thước tỷ lệ cạnh dấu vết... trục ống kính phải vuông góc với bề mặt cùa dấu vết (hoặc mặt phim song song với bề mặt dấu vết).

+ Mô tả hiện trường, dấu vết... vào biên bản khám nghiệm hiện trường:

Khi mô tả hiện trường phải mô tả từ chung đến từng phần và đến chi tiết... mô tá theo quá trình khám nghiệm;

Mọi dấu vết phát hiện được trong quá trình khám nghiệm hiện trường đều phải được mô tả vào biên bản khám nghiệm hiện trường đúng trình tự, thủ tục, phương pháp do luật quy định tại các điều 102, 133, 201 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015;

Khi mô tả dấu vết, vật chứng vào biên bản khám nghiệm hiện trường phải phản ánh được loại dấu vết, hình dạng, vị trí, kích thước, chiều hướng, số lượng, màu sắc cũng như trạng thái và mối tương quan của dấu vết trên vật mang vết và với môi trường vật chất xung quanh;

Dấu vết là thương tích trên cơ thế nạn nhân cần phải mô tả thêm về chiều hướng, độ nông, sâu của dấu vết, đặc điểm cùa thành, miệng, đáy và bờ mép của thương tích, những dấu hiệu, dấu vết xung quanh vết thương...

+ Về sơ đồ hiện trường, về dấu vết và đánh dấu các dấu vết, vật chứng... vào bản về sơ đồ hiện trường.

Đây là một trong các cách thức để ghi nhận hiện trường, dấu vết, vật chứng, tử thi... không thể thiếu được của bất cứ hiện trường nào khi tiến hành khám nghiệm. Là hình thức diễn tả hiện trường, dấu vết, vật chứng, đồ vật, tử thi... và hệ thống dấu vết ở hiện trường băng hình về kỹ thuật. Nó không chi là hình thức ghi nhận hiện trường, dấu vết mà còn là tài liệu minh hoạ cho biên bản khám nghiệm hiện trường và bổ sung cho bản ảnh hiện trường.

- Thu lượm dấu vết:

Thu lượm dấu vết, vật chứng là bước đầu tiên và quan trọng nhất cho việc bảo đảm khả năng sử dụng dấu vết, vật chứng làm chứng cứ, phục vụ cho quá trình điều tra và xét xử tội phạm, cần phải tính toán những dấu vết xét thấy cần thiết và sử dụng những biện pháp kỹ thuật thích hợp để thu lượm những dấu vết đã phát hiện được. Trong khi củng cố và tiến hành thu lượm tất cả những dấu vết, vật chứng phải bào đảm những yêu cầu kỹ thuật và tính pháp lý của nó.

Thu lượm dấu vết, vật chứng không đúng phương pháp, sử dụng phương tiện kỹ thuật không phù hợp, tác phong làm việc cẩu thả, thiếu tinh thần trách nhiệm sẽ làm hư hỏng dấu vết, vật chứng, làm mất đi những tiền đề chúng cứ vật chất quan trọng gây khó khăn cho công tác đấu tranh và phòng ngừa tội phạm.

Trong quan hệ tìm kiếm - thu giữ dấu vết còn một vấn đề quan trọng, đó là: đối tượng gây ra dấu vết đông thời cũng có thể là đối tượng mang dấu vết. Từ đó cho thấy sự cần thiết phải thu mẫu so sánh để tạo điều kiện cho việc truy nguyên sau này. Khi thu mẫu so sánh phải bảo đảm cùng loại, có liên quan đến dấu vết cần giám định và đúng yêu cầu kỹ thuật, đủ yếu tố giám định. Trong việc tìm, thu lượm dấu vết, vật chứng phải nghiên cứu, sử dụng hợp lý nhưng phương iện kỹ thuật và nhưng biện pháp, phương pháp thu lượm cho phù hợp với từng loại dấu vết, vật chứng trong từng loại hiện trường cụ thể.

Nhưng phương tiện và phương pháp thường dùng để thu lượm dấu vết, vật chứng: Chụp ảnh, ghi hình; Vẽ sơ đồ, mô tả; Thu cả vật mang vết; Dùng thạch cao, cao su, hồ silicon để đổ khuôn; Dùng băng dính hoặc poli để in lại hình dạng của dấu vết; Thu trực tiếp dấu vết.

Để thu lượm dấu vết, vật chứng có kểt quả tốt, thường vận dụng một số phương pháp sau:

Một là, thu dấu vết cùng với vật mang vết: Phương pháp này dùng để thu lượm hầu hết các loại dấu vết có ở hiện trường, với điều kiện áp dụng là vật mang vết có kích thước nhỏ, để bảo quản, để vận chuyên.

Hai là, sao in dấu vết: Phương pháp này chỉ áp dụng trong trường hợp các dấu vết để lại trên hiện trường là dấu vết in, nằm trên các vật mang vết nhẵn bóng có kích thước lớn, trên các đồ vật có giá trị mà ta không thể thu lượm được bằng phương pháp thu dấu vết cùng với vật mang vết.

Ba là, đúc khuôn dấu vết: Phương pháp này chỉ áp dụng đối với các dấu vết để lại trên hiện trường là dấu vết lõm.

Bốn là, đối với dấu vết là chất lỏng phải sử dụng bơm hút để hút (pi pép), sau đó cho vào các bình thuỷ tinh sạch, với độ tinh khiết cao để bảo quản, hoặc dùng miếng bông, vải bông sạch thấm chất lỏng vào bông, vải sau đó để khô ở nhiệt độ bình thường (khô tự nhiên) và tiến hành bảo quản bình thường.

Năm là, đối với dấu vết là chất khí: Phải sử dụng bình con chuột để thu lượm và bảo quản dấu vết.

Sáu là, cùng với việc thu lượm dấu vết thì cần phải tiến hành thu lượm mẫu so sánh.

Bảy là, tuỳ từng vật chứng (mẫu vật) mà có phương pháp thu lượm và bảo quàn cho thích hợp nhằm báo đám giá trị của vật chứng làm chứng cứ.

Tám là, ngoài các phương pháp trên còn có thê sử dụng phương pháp chụp ảnh (phương pháp ghi nhận) làm phương pháp thu lượm dấu vết. Phương pháp này chỉ áp dụng khi và chỉ khi các phương pháp khác không thể áp dụng được.

Thu mẫu so sánh: Đồng thời với việc thu lượm dấu vết, phải tìm và thu được đầy đủ mẫu so sánh cần thiết, tương ứng với những dấu vết đă thu được để phục vụ cho việc đánh giá dấu vết tại hiện trường cũng như trong công tác giám định.

- Bảo quản dấu vết:

Việc bảo quản dấu vết, vật chứng và mẫu so sánh bao gồm: Đóng gói; Bảo quản, lưu giữ; Quá trình vận chuyển.

Tiến hành các biện pháp bảo quản dấu vết, vật chứng và vật mang vết... là nhằm bảo đảm cho khả nãng sử dụng chúng.

Việc bảo quản dấu vết, vật chứng... phải được thực hiện ngay trên hiện trường cũng như quá trình vận chuyển và lưu giữ chúng.

Yêu cầu của công tác bảo quản dấu vết, vật chứng và mẫu so sánh là: Bảo quản theo đúng yêu cầu luật định; Tránh mọi tác động bên ngoài có thể làm cho dấu vết, vật chứng vụ án mẫu so sánh bị hư hỏng...; Chống sự tự huỷ hoại do quá trình bị thối rữa, các phản ứng hoá, lý...; Tránh gây nhầm lẫn, mất mát...

Bảo quản dấu vết, vật chứng... bảo đảm nguyên tẳc là: Không làm hư hỏng, mất mát, nhầm lẫn dấu vết cùng như đặc điểm của chúng. Tuỳ thuộc vào từng dấu vết, vật chứng cũng như vật mang vết cụ thể mà có phương pháp bảo quản cho thích hợp, bào đảm nguyên tắc của kỹ thuật hình sự trong việc bảo quản dấu vết, cũng như việc bào đảm các yêu cầu, những quy định của pháp luật trong việc bảo quản dấu vết, vật chứng...

- Kết thúc khám nghiệm: Sau khi kết thúc cuộc khám nghiệm hiện trường cần tiến hành các bước sau đây

Một là, họp rút kinh nghiệm và thông qua biên bản khám nghiệm hiện trường. Đối với bất kỳ một hiện trường nào, sau khi khám nghiệm xong thì lực lượng khám nghiệm tại hiện trường phải tiến hành họp nhằm: Kiểm tra, rà soát lại toàn bộ công tác khám nghiệm đã bảo đảm tính khách quan, toàn diện cho quá trình nghiên cứu, phát hiện, thu lượm, bảo quản dấu vết, vật chứng theo đúng yêu cầu kỹ thuật và pháp luật. Đồng thời thông qua biên bản khám nghiệm hiện trường.

Hai là, đánh giá sơ bộ dấu vết, vật chứng và những tin tức, tài liệu thu thập được qua việc điều tra, truy xét tại hiện trường. để đánh giá các dấu vết, vật chứng và những tin tức tài liệu thu nhận được trong quá trình điều tra các vụ án hình sự tại hiện trường, cần phải tiến hành các hoạt động sau đây:

Thứ nhất, tiến hành đánh giá từng dấu vết, vật chứng nhằm rút ra những giá trị thông tin, thông báo của từng dấu vết, vật chứng. Sau đó đánh giá tổng hợp cả hệ thống dấu vết, vật chứng trong mối quan hệ biện chứng với nhau nhằm rút ra giá trị thông tin, thông báo của cả hệ thống dấu vết, vật chứng về vụ việc xảy ra.

Thứ hai, tiến hành đánh giá các tin tức, tài liệu nhằm rút ra giá trị thông tin, thông báo của từng tin tức, tài liệu đã thu nhận được qua các hoạt động chiến thuật. Sau đó đánh giá tổng hợp cả hệ thống những tin tức, tài liệu trong mối quan hệ biện chứng với nhau nhằm rút ra giá trị thông tin, thông báo của cả hệ thống tin tức, tài liệu về vụ việc đã xảy ra.

Ba là, đóng gói niêm phong và vận chuyển dấu vết, vật chứng. Khi tiến hành niêm phong, vận chuyển dấu vết, vật chứng cần thực hiện theo các bước sau:

Thứ nhất, mỗi loại dấu vết, vật chứng được để riêng và bao gói riêng;

Thứ hai, việc gói bọc, niêm phong, vận chuyển dấu vết, vật chứng phải bảo đảm đúng quy cách, yêu cầu kĩ thuật: An toàn, chắc chắn, không nhầm lần, không hư hỏng, mất mát, đổ nát...

Thứ ba, khi dấu vết, vật chứng được bao gói, phía ngoài cần ghi rõ: Vụ gì; Xảy ra ở đâu; Ngày, tháng, năm xảy ra sự việc; Ngày, tháng, năm thu giữ; Tên dấu vết, vật chứng thu giữ; số lượng vật chứng giữ; Thu giữ trên đồ vật mang vết nào; Phương pháp thu giữ, người thu giữ.

Xem thêm: Về Công ty Luật TNHH Everest

IV- KHÁM NGHIỆM TỬ THI

Khám ngoài: khi tiến hành khám ngoài tử thi, cần thực hiện các bước sau:

Một là, xác định, ghi nhận vị trí, tư thế, dáng điệu của tử thi ở hiện trường; Kiêm tra, xem xét, ghi nhận các đặc điểm nhận dạng của tử thi;

Hai là, kiêm tra, xem xét đồ vật có liên quan. Đồ vật có liên quan đên nạn nhân có thể là quần áo, giày dép, mũ nón, đồng hồ, điện thoại, túi xách, valy, chìa khóa... mà nạn nhân mang theo.

Ba là, kiểm tra các loại giấy tờ tùy thân như chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu, bằng lái xe, thẻ ATM, thẻ sinh viên, thẻ đảng, đoàn, sĩ quan... Qua đó có thể xác định nhanh chóng danh tính, lai lịch nạn nhân.

Bốn là, kiểm tra các loại tư trang, đồ đạc khác như dây chuyền, nhẫn, đồng hồ, khuyên tai, điện thoại, ba lô... Nếu có các tư trang, đồ đạc như trên thì phải ghi nhận khách quan, chi tiết.

Năm là, kiểm tra, xem xét các đặc điểm trên cơ thể tử thi; Lấy dấu vân tay của tử thi; Kiểm tra, xem xét và ghi nhận những dấu hiệu thay đổi cùa tử thi sau khi chết: vết hoen, sự co cứng, sự lạnh, sự thổi rữa.

Sáu là, khám kỹ các vùng: Đầu, cổ, gáy, ngực, lòng bàn tay, chân, móng tay, móng chân, các lỗ tự nhiên. Đây là một trong những nội dung rất quan trọng cùa giai đoạn khám ngoài. Bởi vì, đây là những vị trí hết sức nhạy cảm trong việc thu thập được dấu vết hình sự, cũng như dấu vết liên quan đến nguyên nhân chết của nạn nhân.

Đối với các lỗ tự nhiên thường chú ý tới bộ phận sinh dục ở nữ giới xem có dấu vết của quá trình giao cấu hay không.

Đối với móng tay, móng chân, lòng bàn tay, chân chủ yếu thu thập các dấu vết liên quan: dấu vết do hung thủ để lại như sợi quần áo, tế bào, vết máu trên móng tay, móng chân của nạn nhân...

Chính vì vậy, đòi hỏi khi khám những vùng này phải khám tỉ mỉ, thận trọng nhằm phát hiện các dấu vết, vật chứng và các thương tích có thê xuất hiện. Tại các dấu vết vật chứng và các thương tích phải ghi nhận mô tả theo trình tự nhất định: Loại dấu vết hoặc thương tích; Hình dạng; Chiều hướng chuyển động; Kích thước, vị trí. Đồng thời phải về sơ đồ và chụp ảnh theo đúng nguyên tắc chụp ảnh dấu vết vật chứng.

Khám trong: Khi tiến hành khám trong tử thi tại hiện trường vụ án, cần thực hiện các hoạt động sau: Mổ sọ; Mổ cổ ngực; Mổ ổ bụng; Lây bệnh phẩm xét nghiệm. Trong nhiều trường hợp để có thêm căn cứ khoa học phục vụ cho việc kết luận của các giám định viên pháp y được chính xác, khách quan, thì trong quá trình khám nghiệm tử thi cần lấy bệnh phẩm về để nghiên cứu giám định, xét nghiệm.

Các loại bệnh phẩm thường được thu thập:

Một là, lấy máu của tử thi: Dùng xi lanh lấy 200cc máu trong buồng tim của tử thi cho vào ống nghiệm sạch, có độ tinh khiết cao để bảo quản.

Hai là, lấy các chất chứa trong phủ tạng.

Ba là, lấy khoảng từ 400 - 500g phủ tạng cho vào lọ thuỷ tinh, rộng miệng, đậy nắp cẩn thận, các chất của những phần phủ tạng khác nhau thì để trong các lọ khác nhau. Các chất phải để riêng biệt và ghi chú đầy đủ thông tin về chất đó. Phía ngoài lọ ghi rõ: Tên vụ việc, ngày tháng năm diễn ra, người thu thập, tên bệnh phẩm...

Bốn là, trong các trường hợp cần thiết có thể lấy trực tiếp các mảng tạng trong cơ thể của tử thi để giám định. Thường các mảnh tạng nên lấy theo hình khối khoảng 2x2x3 cm. Sau khi lấy xong phải cho ngay vào dung dịch bảo quản như: Formol; Bonin 10-12% để bảo quản.

Luật sư Phạm Ngọc Minh - Giám đốc điều hành của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (nguồn tham khảo: Giáo trình Kỹ năng của Luật sư khi tham gia giải quyết vụ án hình sự - Học viện Tư pháp và các nguồn khác).

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
3.5 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Khái quát về khám nghiệm hiện trường vụ án hình sự

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.92638 sec| 1181.539 kb