Khiếu nại và tố cáo trong tố tụng dân sự

27/04/2023
Tạ Thị Thu Hoà
Tạ Thị Thu Hoà
Khiếu nại trong tố tụng dân sự là hoạt động của cơ quan, tố chức, cá nhân theo thủ tục do luật định đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền xem xét lại hành vi, quyết định tố tụng dân sự khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vì đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợì ích hợp pháp của mình còn tố cáo trong tố tụng dân sự là hoạt động của cá nhân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về hành vỉ trái pháp luật của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng dẫn sự gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại đến lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

I- Khiếu nại trong tố tụng dân sự

1-  Khái niệm khiếu nại trong tố tụng dân sự

Khiếu nại trước hết được hiểu là một hiện tượng phát sinh trong đời sống xã hội, đó là sự phản ứng có tính tự nhiên của con người trước quyết định, hành vi nào đó vì cho rằng quyết định, hành vi đó không phù hợp, không hợp lí, trái với các quy tắc, chuẩn mực trong đời sống cộng đồng, xâm phạm tới các quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Quyền khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của công dân, thể hiện quyền tự do dân chủ của công dân. Theo Điều 30 Hiến pháp năm 2013 thì: “Mọi người có quyền khiếu nại, quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tố chức, cá nhân” và “cơ quan, tố chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, to cáo; người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật” . Cụ thể hoá quy định này của Hiến pháp năm 2013, Điều 25 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định: “Cơ quan, tồ chức, cá nhân có quyền khiếu nại... những hành vi, quyết định trái pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào trong hoạt động tố tụng dân sự Việc cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quyền này được gọi là khiếu nại trong tố tụng dân sự.

Khiếu nại trong tố tụng dân sự là hoạt động của cơ quan, tố chức, cá nhân theo thủ tục do luật định đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền xem xét lại hành vi, quyết định tố tụng dân sự khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vì đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợì ích hợp pháp của mình.

Người có quyền khiếu nại trong trong tố tụng dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân cho rằng hành vi, quyết định tố tụng cùa cơ quan tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng hoặc của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân là trái pháp luật, xâm phạm đền quyển vồ lọi ích hợp pháp của mình. Đối tưọng của khiêu nại trong tô tụng dân. Sụ là hành vi, quyết định trong tố tụng dân sự của cơ quan, người tiến hành tố tụng. Tuy vậy, quyết định và hành vi của các chủ thể này chỉ trở thành đối tượng của khiếu nại tố tụng dân sự khi được thực hiện trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự người khiếu nại cho rằng trái pháp luật và xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của ho. Ngoài ra, đối với các bản ấn, quyết định sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm của toà án nếu có kháng cáo, kháng nghị và các quyết định tố tụng khác do ngưòi tiến hành tố tụng dân sự ban hành, nếu có khiếu nại, kiến nghị íỉủ không thuộc đối tượng của khiếu nại tố tụng mà được giải quyết theo các quy định tương ứng của Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015. Đối tượng của khiếu nại trong tố tụng dân sự có đặc điểm khác với đổi tượng của khiếu nại hành chính. Đối tượng của khiếu nại hành chính là các hành vi hành chính, quyết định hành chính hoặc quyết định kỉ luậỉ cáũ bộ công chức; còn đối tượng khiếu nại trong lố tụng dân sự là các quyết định, hành vi tố tụng được thực hiện trong quá trình tố tụng.

2-  Người khiếu nại và bị khiếu nại trong tố tụng dân sự

Người khiếu nại là cơ quan, tổ chức, cá nhân có căn cử cho rằng quyết định, hành vi của cơ quan., người tiến hành tố tụng dân sự là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Để tạo điểu kiện thuận lợi cho người khiếu nại thực hiện tốt nhất quyền khiếu nại của mình, pháp luật tố tụng dân sự quy đỉnh cho người có quyền khiếu nại có quyền tự quyết định việc khiếu nại hay không khiếu nại, tụ' mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khiếu nại. Trong trường hợp thấy cần khiếu nại thì có thể khiếu nại trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết vụ án dân sự đồng thời có thể rút khiếu nại trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết khiếu nại. Ngoài ra, người khiếu nại còn có quyền được nhận văn bản trả lời về việc thụ lí để giải quyết khiếu nại; nhận quyết định giải quyết khiếu nại; được khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm; được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Khi thực hiện quyền khiếu nại, người khiếu nại có nghĩa vụ khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền giải quyết; trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu cho người giải quyết khiếu nại; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trinh bày và việc cung cấp thông tin, tài liệu đó; chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật (Điều 500 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015).

Người bị khiếu nại là cơ quan, người tiến hành tố tụng dân sự bị cá nhân, cơ quan, tổ chức khiếu nại. Người bị khiếu nại có các quyền được biết các căn cứ khiếu nại của người khiếu nại; đưa ra bằng chứng về tính hợp pháp của quyết định, hành vi trong tố tụng bị khiếu nại; được nhận quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định, hành vi trong tố tụng của mình. Đồng thời người bị khiếu nại có nghĩa vụ giải trình về quyết định, hành vi trong tố tụng dân sự bị khiếu nại; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu; chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật; bồi thường thiệt hại, hoàn trả hoặc khắc phục hậu quả do quyết định, hành vi trong tố tụng dân sự trái pháp luật của mình gây ra theo quy định của pháp luật (Điều 501 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015).

3- Việc giải quyết khiếu nại trong tố tụng dân sự

- Thời hiệu khiếu nại

Việc giải quyết khiếu nại nói chung và việc giải quyết khiếu nại trong tố tụng nói riêng phải được thực hiện nhanh chóng và kịp thời. Để đáp ứng yêu cầu này, Điều 502 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015 đã quy định thời hạn để người khiếu nại thực hiện việc khiếu nại, nếu hết thời hạn này mà ngưòi khiếu nại không thực hiện việc khiếu nại thì không còn quyền khiếu nại. Theo đó, thời hiệu khiếu nại ỉà mười lăm ngày kế từ ngày người khiếu nại nhận được hoặc biết được quyết định, hành vi tố tụng mà người đó cho rằng có vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, để bảo đảm quyền khiếu nại của người khiếu nại trong trường hợp có sự kiện bâl khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hạn quy định thì thời gian có sự kiện bẩt khả kháng hoặc trở ngại khách quan pháp luật quy định không tính vào thời hiệu khiếu nại.

- Thẩm quyền giải quyết khiếu nại

về nguyên tắc, các cơ quan nhà nước, người lãnh đạo các cơ quan nhà nước đều phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi, hoạt động công vụ do cán bộ, công chức của cơ quan mình và cấp dưới thực hiện. Vì vậy, thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi của người tiến hành tố tụng trong tố tụng dân sự được xác định như sau:

+ Đối với khiếu nại về quyết định, hành vi tố tụng dân sự của nhân viên thuộc cơ quan nào thì thủ trưởng cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết;

+ Đối với khiếu nại về quyết định, hành vi tố tụng dân sự của thủ trưởng cơ quan nào thì do người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp giải quyết.

Trên cơ sở các nguyên tắc trên thì thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong những trường hợp cụ thể được xác định như sau:

+ Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của thẩm phán, phó chánh án, thẩm tra viên, thư ký toà án, hội thẩm nhân dân do chánh án toà án đang giải quyết vụ việc cổ thẩm quyền giải quyết.

+ Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của chánh án toà án do chánh án toà án cấp trên trực tiếp giải quyết.

+ Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của phó viện trưởng viện kiểm sát, kiếm sát viên, kiểm tra viên do viện trưởng viện kiểm sát giải quyết, nếu không đồng ý với kết quả giải quyết thì người khiếu nại có quyền khiếu nại đến viện trưởng viện kiểm sát cấp trên trực tiếp. Viện trưởng viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có thẩm quyền giải quyết cuối cùng.

+ Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của viện trưởng viện kiểm sát do viện trưởng viện kiểm sát cấp trên trực tiếp giải quyết. Viện trưởng viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có thẩm quyền giải quyết cuối cùng.

+ Khiếu nại về hành vi trong tố tụng dân sự của người giám định do người đứng đầu tổ chức giám định trực tiếp quản lí người giám định giải quyết, nếu không đồng ý với kết quả giải quyết thì người khiếu nại có quyền khiếu nại với người đứng đầu cơ quan quản lí cấp trên trực tiếp của tổ chức giám định. Quyết định của người đứng đầu cơ quan quản lí cấp trên trực tiếp là quyết định cuối cùng.

- Thủ tục giải quyết khiếu nại

+ Người khiếu nại phải thực hiện việc khiếu nại bằng đơn gửi cho người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại. Trong đơn khiếu nại phải ghi rõ ngày, tháng, năm; họ, tên, địa chỉ của người khiếu nại; nội dung, lí do khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại, có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khiếu nại.

+ Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại nghiên cứu đơn khiếu nại và các tài liệu do người khiếu nại cung cấp. Việc nghiên cứu đơn cần phải xác định, làm rõ được yêu cầu của người khiếu nại; phạm vi khiếu nại; căn cứ khiếu nại; nội dung các tài liệu, chứng cứ được gửi kèm theo đơn khiếu nại V.V..

+ Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp xúc với người khiếu nại. Thông qua việc tiếp xúc vói ngưòi khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại sẽ hiểu rõ hơn mong muốn, yêu cầu của người khiếu nại mà nhiều khi trong đơn họ không trinh bày đầy đủ.

+ Sau khi xác định được thẩm quyền của mình hoặc cơ quan mình đối với việc giải quyết khiếu nại thì người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thụ lí việc khiếu nại. Theo quy định tại Điều 505 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày toà án, viện kiểm sát nhận được đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, người giải quyết khiếu nại lần đầu phải thụ lí đế giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại biết, trường hợp không thụ lí cũng phải nêu rõ. Trường hợp cần thiết đổi với vụ việc có tính chất phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài nhưng không quá 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại. Do đó, trong thời hạn này, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong tố tụng dân sự phải xem xét đơn khiếu nại để quyết định việc thụ lí khiếu nại hay không và báo cho người khiếu nại biết.

+ Tiến hành thẩm tra xác minh để giải quyết khiếu nại. Khiếu nại được giải quyết đúng pháp luật hay không phụ thuộc vào việc thu thập đầy đủ các tài liệu chứng cứ hay không. Khi xác minh cần khách quan trung thực đảm bảo tính xác thực của chứng cứ, tài liệu. Cần phân tích tổng hợp kỹ lưỡng để đi đến đánh giá các thông tin thu được từ đó có kết luận từng vẩn đề.

+ Sau khi đã xác minh được các vấn đề liên quan đến khiếu nại và đã đủ căn cứ để giải quyết khiếu nại thì người có thẩm quyền phải ra quyết định giải quyết khiếu nại.

+ Quyết định giải quyết khiếu nại phải có các nội dung sau: ngày tháng năm ra quyết định giải quyết khiếu nại; tên, địa chỉ của người khiếu nại, người bị khiếu nại; nội dung khiếu nại; kết quả xác minh nội dung khiếu nại; căn cứ pháp luật để giải quyết khiếu nại và nội dung quyết định giải quyết khiếu nại.

+ Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu phải được gửi cho người khiếu nại, cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan. Trường họp quyết định giải quyết khiếu nại của chánh án thì phải được gửi cho viện kiểm sát cùng cấp.

- Khiếu nại đoi với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu

+ Sau khi có quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày người khiếu nại nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, nếu không đồng ý với quyết định đó thì có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai. Đơn khiếu nại lần hai phải ghi rõ ngày tháng năm làm đơn; họ, tên, địa chỉ của người khiếu nại; nội dung; lí do khiếu nại; có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khiếu nại, kèm theo đơn là bản sao quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu và các tài liệu cần thiết.

+ Tương tự như giải quyết khiếu nại lần đầu, người có thẩm quyền thụ lí, giải quyết khiếu nại lần hai và ra quyết định giải quyết khiếu nại lần hai. Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai có hiệu lực thi hành. Quyết định này phải được gửi ngay cho người khiếu nại, cơ quan, tổ chức có liên quan. Trường họp quyết định giải quyết khiếu nại lần hai của chánh án toà án thì quyết định phải được gửi cho viện kiểm sát cùng cấp.

- Quyết định giải quyết khiếu nại của người có thẩm quyền phải được mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức tôn trọng. Khi quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật, các cá nhân, cơ quan, tổ chức hữu quan có nghĩa vụ chấp hành phải nghiêm chỉnh chấp hành, nếu không sẽ bị xử lí theo quy định của pháp luật; người bị thiệt hại được khôi phục quyền, lợi ích họp pháp và được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

II- Tố cáo trong tố tụng dân sự

1-  Khái niệm tố cáo trong tố tụng dân sự

Quyền tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân đã được ghi nhận tại Điều 30 Hiến pháp năm 2013. Công dân sử dụng quyền tố cáo như là công cụ pháp lí để đấu tranh chống các hiện tương tiêu cực trong xã hội, góp phần 011 định trật tự, an toàn xã hội. Bất kỳ công dân nào, khi phát hiện hành vi trái pháp luật của cá nhân, cơ quan, tổ chức gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, quyền, lợi ích họp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức đều có quyền tố cáo với cá nhân, ca quan, tố chức có thẩm quyền để có biện pháp xử lí kịp thời.

Cụ thể hoá quy định trên trong tố tụng dân sự, Điều 25 và Điều 509 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định: .. cá nhân có quyền tố cáo những hành vi, quyết định trái pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng, nguời tiến hành tố tụng hoặc của bất cứ cơ quan, tố chức, cá nhân nào trong hoạt động tố tụng dân sự,… "cá nhân có quyền tố cáo với cơ quan, tố chức, cá nhân có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của người có tham quyền tiến hành tố tụng gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợỉ ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tố chức. Việc cá nhân thực hiện quyền này được gọi là tố cáo trong tố tụng dân sự.

Tố cáo trong tố tụng dân sự là hoạt động của cá nhân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về hành vỉ trái pháp luật của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng dẫn sự gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại đến lợi ích  Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

Khác với khiếu nại trong tố tụng dân sự, tố cáo trong tố tụng dân sự do cá nhân thực hiện. Đối tượng của tố cáo là hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại đển lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

2-  Người tố cáo và người bị tố cáo trong tố tụng dân sự

Người tố cáo trong tố tụng dân sự là người báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Để đảm bảo an toàn cho người tố cáo đồng thời tạo điều kiện thuận ỉợi cho mỗi người dân thực hiện quyền tổ cáo, tránh việc lợi dụng quyền tố cáo để vu khổng người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng dân sự, pháp luật đã quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ của người tố cáo. Theo quy định tại Điều 510 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015, người tố cáo có các quyền và nghĩa vụ sau:

- Gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền;

- Yêu cầu giữ bí mật họ, tên, địa chỉ và bút tích của mình;

- Yêu cầu được thông báo kết quả giải quyết tố cáo;

- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền bảo vệ khi bị đe doạ, trù dập hoặc trả thù;

- Trình bày trung thực về nội dung tổ cáo;

- Nêu rõ họ, tên, địa chỉ của mình;

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc tổ cáo sai sự thật.

Người bị tố cáo trong tố tụng dân sự là người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có vi phạm pháp luật gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức bị cá nhân tố cáo với cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Để tránh làm oan người bị tố cáo đồng thời bảo đảm dân chủ, công khai trong việc giải quyết tố cáo, pháp luật đã quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ của người bị tố cáo. Theo Điều 511 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015, người bị tố cáo có các quyền và nghĩa vụ sau:

- Được thông báo về nội dung tố cáo;

- Đưa ra bằng chứng để chứng minh nội dung tố cáo là không đúng sự thật;

- Được khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, được phục hồi danh dự, được bồi thường thiệt hại do việc tố cáo không đúng gây ra;

- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lí người tố cáo sai sự thật;

- Giải trình về hành vi bị tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu;

- Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định xử lí của cơ quan, tố chức, cá nhân có thẩm quyền;

- Bồi thường thiệt hại, hoàn trả hoặc khắc phục hậu quả do hành vi tố tụng dân sự trái pháp luật của mình gây ra theo quy định của pháp luật.

3-  Việc giải quyết tố cáo trong tố tụng dân sự

- Thẩm quyền và thời hạn giải quyết tố cáo

+ Nguyên tắc tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thuộc cơ quan có thẩm quyền nào thì người đứng đầu cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết. Trong trường hợp người bị tổ cáo là chánh án, phó chánh án toà án, viện trường, phó viện trưởng viện kiểm sát thì chánh án toà án cấp trên trực tiếp, viện trưởng viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có trách nhiệm giải quyết.

+ Thời hạn giải quyết tố cáo là không quá 02 tháng kể từ ngày thụ lí; đổi với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết tố cáo có thể dài hơn nhưng không quá 03 tháng (Điều 512 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015).

- Thủ tục giải quyết tố cáo

Điều 513 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định thủ tục giải quyết tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo. Theo đó phải chú ý những vấn đề sau:

+ Khi thực hiện quyền tố cáo, người tố cáo phải làm đơn tổ cáo. Trong đơn tổ cáo phải nêu rõ họ tên, địa chỉ của người tố cáo, nội dung việc tổ cáo. Đơn tổ cáo được gửi đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết. Trong trường hợp người tố cáo trực tiếp đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tố cáo để tổ cáo thì người có trách nhiệm tiếp nhận tố cáo của các cơ quan, tổ chức đó phải ghi lại nội dung tổ cáo, họ, tên và địa chỉ của người tố cáo. Khi cần thiết có thể ghi âm lời tố cáo. Bản ghi nội dung tổ cáo phải được người tố cáo đọc lại hoặc nghe lại và có chữ ký xác nhận của người tổ cáo. Khi tiếp nhận các thông tin, tài liệu do người tố cáo, người bị tố cáo hoặc do cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp thì người giải quyết tố cáo phải làm giấy biên nhận và có chữ ký của người tiếp nhận và người cung cap.

- Việc giải quyết tố cáo phải đảm bảo khách quan, chính xác và có hiệu quả đồng thời cũng phải hạn chế việc tố cáo tràn lan, lợi dụng tổ cáo để vu khổng người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Vì vậy, không xem xét, giải quyết những tố cáo giấu tên, mạo tên, không rõ địa chỉ, không có chữ ký trực tiếp mà sao chụp chữ ký.

+ Sau khi đã tiếp nhận đơn tổ cáo, người có thẩm quyền giải quyết tổ cáo phải tiến hành xác minh nội dung tổ cáo bằng việc thu thập các chứng cứ để chứng minh tính đúng sai của nội dung tố cáo. Việc thu thập chứng cứ, tài liệu trong quá trình xác minh phải được lập thành văn bản và lưu vào hồ sơ giải quyết tố cáo.

+ Trên cơ sở kết quả xác minh về nội dung tố cáo, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo phải kết luận và xử lí kịp thời. Trường hợp người bị tổ cáo không có hành vi vi phạm pháp luật phải có kết luận và thông báo bằng văn bản cho người bị tổ cáo, cơ quan quản lí người bị tổ cáo biết. Trường hợp người bị tố cáo có hành vi vi phạm pháp luật thì kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lí. Trường hợp hành vi bị tố cáo có dấu hiệu phạm tội thì chuyển hồ sơ vụ việc cho cơ quan điều tra hoặc viện kiểm sát để giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.

 

 

 

0 bình luận, đánh giá về Khiếu nại và tố cáo trong tố tụng dân sự

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.92089 sec| 1041.992 kb