Đầu tư, kinh doanh vốn nhà nước đối với phát triển kinh tế xã hội.

14/09/2022
Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) luôn giữ vững vai trò quan trọng, then chốt và là lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội. Đầu tư, kinh doanh vốn nhà nước đối với phát triển kinh tế xã hội.

Nhà nước sử dụng vốn để đầu tư, kinh doanh là rất phổ biến. Đầu tư, kinh doanh vốn nhà nước kinh tế của nhà nước phát triển cũng như tạo ra môi trường cho các nhà đầu tư khác. Nhờ đó nhằm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế hoặc tìm kiếm lợi nhuận, phù hợp với chiến lược phát triển kỉnh tế xã hội của Nhà nước trong từng thời kì. Từ đó sẽ giúp thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) luôn giữ vững vai trò quan trọng, then chốt và là lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội. Đầu tư, kinh doanh vốn nhà nước đối với phát triển kinh tế xã hội.

Đầu tư, kinh doanh vốn nhà nước đối với phát triển kinh tế xã hội.

Vai trò của đầu tư, kinh doanh vốn nhà nước đôi với phát triển kinh tế xã hội

Muốn giữ được tốc độ tăng trưởng GDP ở mức trung bình phải giữ được tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư thoả đáng. Vì đầu tư là cơ sở, điều kiện quan trọng hàng đầu cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Trong các hoạt động đầu tư thì đầu tư, kinh doanh vốn nhà nước giữ một vai trò quan trọng, là "cốt lõi" trong việc thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kì

Thứ nhất, đầu tư kinh doanh vốn nhà nước là biện pháp thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Muốn thu hút đầu tư, trước hết phải nâng cao năng lực sản xuất, tạo ra các năng lực sản xuất mới, quyết định sự phát triển cơ sở hạ tầng kĩ thuật và cơ sở hạ tầng xã hội. Những vấn đề này chỉ có thể thực hiện tốt nếu có sự tham gia với mức độ thích đáng từ phía Nhà nước.

Thứ hai, đầu tư kinh doanh vôh nhà nước là cách thức hữu hiệu trong việc thực hiện vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước. Xuyên suốt quá trình chuyển đổi cơ chế quản lí kinh tế, vị trí của kinh tế nhà nước luôn được khẳng định, mặc dù cách nhìn nhận về tính chủ đạo trong những giai đoạn cụ thể có sự thay đổi. Việc đầu tư vốn nhà nước để thành lập các công ti nhà nước, đầu tư các công trình kinh tế đặc biệt quan trọng thể hiện vị thế tài chính của nhà nước đổng thời hỗ trợ hạ tầng

Thứ ba, đầu tư kinh doanh vốn nhà nước cũng là cách thức kiểm soát gián tiếp của nhà nước đối với những lĩnh vực kinh tế trọng yếu, liên quan đến an ninh kinh tế của mỗi quốc gia. Sự tham gia của nhà nước vào các lĩnh vực như điện lực, bưu chính viễn thông, tài chính ngân hàng, bảo hiểm, dầu khí, hàng không, đường sắt... cũng là cách thức chính phủ đảm bảo lợi ích cho đông đảo người dân có cơ hội thụ hưởng hàng hoá dịch vụ thiết yếu với điều kiện tốt nhất. Bên cạnh đó cũng không thể phủ nhận khả năng nhà nước gián tiếp kiểm soát thị trường, tình trạng độc quyền doanh nghiệp, cạnh tranh bất bình đẳng của nhà đầu tư làm ảnh hưởng tới môi trường kinh doanh, lợi ích của dân cư thông qua chính hoạt động đầu tư nói trên.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý sở hữu trí tuệ

Yêu cầu của việc quản lí đầu tư, kinh doanh vốn nhà nước

Vốn nhà nước có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, cần phải tuân thủ những yêu cầu nhất định trong việc quản lí, đầu tư kinh doanh vốn nhà nước.

Thứ nhất, đầu tư, kinh doanh vốn Nhà nước phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kì.

Thứ hai, đầu tư, kinh doanh vốn Nhà nước phải đúng mục tiêu và có hiệu quả, bảo đảm có, phương thức quản lí phù hợp đối với từng nguồn vốn, từng loại dự án đầu tư, quá trình đầu tư thực hiện công khai, minh bạch.

Đầu tư luôn được biểu hiên dưới những mục tiêu kinh tế - xã hội cụ thể trên cơ sở các quy hoạch, kế hoạch chung. Vì vậy việc xác định các mục tiêu cụ thể và phải thực hiện đúng những mục tiêu đó sẽ đảm bảo cho hoạt động đầu tư mang lại hiệu quả cao.

Thứ ba, việc sử dụng vốn nhà nước để đầu tư hoặc liên doanh, liên kết với các thành phần kinh tế khác theo quy định của pháp luật phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định đầu tư thẩm định và chấp thuận

Việc sử dụng vốn nhà nước để đầu tư với các thành phần kinh tế khác thực hiện theo các quy định của Luật đầu tư, Luật đấu thầu.

Tìm hiểu thêm: Dịch vụ pháp lý thuế - kế toán

Riêng việc sử dụng vốn nhà nước trong công ti nhà nước để góp vốn đầu tư, liên doanh, liên kết theo phân cấp; phê duyệt chủ trương vay, cho vay, cho thuê được quy định trong Luật doanh nghiệp nhà nước 2003, Nghị định số 132/2005/NĐ-CP ngày 20/10/2005 về thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu hhà nước đối với công ti nhà nước.

Thứ tư, phân định rõ trách nhiệm, quyền của các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong từng khâu của quá trình đầu tư; thực hiện phân công, phân cấp quản lí nhà nước về đầu tư, kinh doanh sử dụng vốn nhà nước. Yêu cầu này có nghĩa quyền,  trách nhiệm cụ thể của Chính phủ, các bộ, ngành và các tỉnh, thành phố, các chủ đầu tư, ban quản lí dự án, tư vấn đầu tư, nhà thầu... trong từng khâu của quá trình đầu tư như quyết định đầu tư vôh nhà nước vào kinh doanh, chuẩn bị đầu tư, thực hiện và quản lí, giám sát dự án đầu tư cần được quy định cụ thể. Tổ chức, cá nhân được giao đại diện chủ sở hữu vôh nhà nước có trách nhiệm bảo toàn, phát triển và sử dụng vốn có hiệu quả. Tổ chức, cá nhân đại diện trực tiếp cho chủ sở hữu vốn nhà nước, đại diện cổ phần nhà nước tại doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ và hoạt động theo quy định của pháp luật về quản lí, sử dụng vốn nhà nước và Luật doanh nghiệp.

Thứ năm, thực hiện đầu tư đúng pháp luật, đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng, chống dàn trải, lãng phí, thất thoát, khép kín.

Tính khép kín, cục bộ trong đầu tư dẫn đến việc lổng ghép các quy hoạch trong hoạt động đầu tư đã cản trở các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế khác tham gia đầu tư hiệu quả để tăng trưởng kinh tế. Chẳng hạn tính khép kín trong đầu tư xây dựng cơ bản hiện nay thể hiện từ khâu quy hoạch cho đến công tác chuẩn bị dự án, thẩm định dự án, ban hành các định mức trong đầu tư, thiết kế kĩ thuật, thi công, đấu thầu thi công, tư vấn, giám sát thi công. Bên cạnh đó, tư tưởng cục bộ địa phương, ngành cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả đầu tư, nảy sinh tiêu cực. Vì vậy, sử dụng vốn đầu tư trên cơ sở pháp luật, đảm bảo tiến độ, chất lượng là một trong những liệu pháp để giải quyết vâh đề trên. Yêu cầu này cũng hoàn toàn phù hợp với các nguyên tắc của hoạt động ngân sách nhà nước.

Tìm hiểu thêm: Dịch vụ pháp lý thương mại

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

 

Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết

Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 024 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Đầu tư, kinh doanh vốn nhà nước đối với phát triển kinh tế xã hội.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.14765 sec| 954.188 kb