Kỹ năng của luật sư chuẩn bị tham gia phiên tòa sơ thẩm về tranh chấp thừa kế

"Pháp luật là đạo đức biểu hiện ra bên ngoài, đạo đức là pháp luật ẩn giấu bên trong".

Abraham Lincoln, 1809 - 1865, Tổng thống thứ 16 của Mỹ

Kỹ năng của luật sư chuẩn bị tham gia phiên tòa sơ thẩm về tranh chấp thừa kế

Tranh chấp thừa kế là thủ tục tư vấn để chia thừa kế theo pháp luật khi không có di chúc kể cả có di chúc. Kỹ năng cửa Luật sư thừa kế khi chuẩn bị tham gia phiên tòa sơ thẩm về tranh chấp thừa kế bao gồm: (i) Kỹ năng thu thập chứng cứ; (ii) Kỹ năng cung cấp chứng cứ; (iii) Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ; (iv) Kỹ năng xây dựng phương án dự thảo hỏi và chuẩn bị bản luận cứ.

Trong vụ án thừa kế, Luật sư thừa kế phải xác định được về loại tranh chấp, đối tượng mà các bên tranh chấp, các vấn đề phải chứng minh trong vụ án tranh chấp thừa kế.

Liên hệ

I- KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ THỪA KẾ THU THẬP CHỨNG CỨ

Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng dù ở vị trí tố tụng nào trong các vụ án thừa kế thì Luật sư thừa kế phải xác định được vụ án thừa kế cụ thể mà Luật sư thừa kế đang tham gia tố tụng là loại tranh chấp gì, đối tượng mà các bên tranh chấp là gì, trong vụ án cần phải chứng minh các vấn đề cụ thể gì. Tùy thuộc vào từng loại tranh chấp thừa kế, đối tượng tranh chấp trong từng vụ án cụ thể mà các vấn đề cần chứng minh trong các vụ án thừa kế không giống nhau. Vì vậy, Luật sư xác định được phạm vi chứng cứ cần thu thập của từng vụ án là khác nhau. Có những vụ án thừa kế các bên đương sự không tranh chấp về người thừa kế, về di sản thừa kế mà chỉ tranh chấp về thời điểm mở thừa kế. Ví dụ, bên nguyên đơn yêu cầu chia di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật, bị đơn không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn với căn cứ thời hiệu khởi kiện vụ án thừa kế đã hết và yêu cầu Tòa án đình chỉ giải quyết vụ án; có những vụ án thừa kế, các bên chỉ tranh chấp về một phần di sản thừa kế hoặc chỉ tranh chấp về người thừa kế hoặc chỉ tranh chấp liên quan đến vấn đề thẩm quyền của Tòa án... 

Về nguyên tắc chung, phạm vi thu thập chứng cứ của Luật sư thừa kế trong tham gia giải quyết vụ án cần tập trung vào các vấn đề cần giải quyết trong vụ án thừa kế, đó là: Người để lại di sản thừa kế, người thừa kế, thời điểm mở thừa kế, di sản thừa kế, tính hợp pháp của di chúc, di tặng và các vấn đề khác trong giải quyết vụ án.

- Thu thập chứng cứ chứng minh người để lại di sản thừa kế, người thừa kế: Để xác định chính xác, đầy đủ người để lại di sản thừa kế, người thừa kế đòi hỏi Luật sư thừa kế phải thu thập chứng cứ chứng minh.

- Thu thập chứng cứ chứng minh di sản thừa kế: Xác định được di sản thừa kế là một trong những vấn đề cần giải quyết trong vụ án đương sự có yêu cầu chia di sản thừa kế, yêu cầu thực hiện nghĩa vụ tài sản mà người chết để lại.

Sau khi xác định được các chứng cứ cần thu thập trong vụ án thừa kế, Luật sư thừa kế xác định xem bằng cách nào để thu thập các chứng cứ thuộc về nghĩa vụ chứng minh của bên khách hàng minh bảo vệ (áp dụng biện pháp để thu thập các chứng cứ). Trước hết, Luật sư yêu cầu khách hàng cung cấp chứng cứ cho mình để từ đó xác định các chứng cứ cần giao nộp cho Tòa án. Sau khi khách hàng cung cấp chứng cứ mà còn thiếu Luật sư mới tiếp tục thu thập. Có những trường hợp Luật sư phải tự mình đi thu thập, xác minh chứng cứ tại một số cơ quan, tổ chức, địa phương mà khách hàng không thể tự làm được.

Ví dụ, Luật sư yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp hoặc xác nhận về nguồn gốc tài sản các bên đang tranh chấp trong vụ án thừa kế, lấy xác nhận của người làm chứng; yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp xã chứng thực chữ ký của người làm chứng; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cho sao chép hoặc cung cấp những tài liệu có liên quan đến việc giải quyết vụ việc mà cơ quan, tổ chức, cá nhân đó đang lưu giữ, quản lý...

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hành chính của Công ty Luật TNHH Everest

II- KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ THỪA KẾ CUNG CẤP CHỨNG CỨ VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THỪA KẾ

Sau khi đã thu thập được các chứng cứ cần thiết, nếu tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện theo ủy quyền của khách hàng, Luật sư thừa kế sẽ thực hiện hoạt động cung cấp chứng cứ cho Tòa án. Trường hợp là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng, Luật sư thừa kế cần hướng dẫn các đương sự cung cấp chứng cứ cho Tòa án. Về nguyên tắc, các chứng cứ thuộc về nghĩa vụ chứng minh của khách hàng mà Luật sư bảo vệ quyền lợi sẽ được lần lượt cung cấp cho Tòa án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đương sự.

Cung cấp chứng cứ là một nghệ thuật, đòi hỏi sự tinh thông về kỹ năng nghiệp vụ của Luật sư thừa kế. Căn cứ quy định tại Điều 96 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 Luật sư thực hiện kỹ năng cung cấp, giao nộp chứng cứ.

(i) Cung cấp chứng cứ trong giai đoạn chuẩn bị xét xử

Ở giai đoạn chuẩn bị xét xử, Tòa án tiến hành hoạt động xây dựng hồ sơ vụ án, trong đó Tòa án tiến hành các hoạt động tố tụng cần thiết để xác minh, thu thập chứng cứ và đánh giá chứng cứ. Bên cạnh các chứng cứ do bên khách hàng mình cung cấp còn có các chứng cứ do các đương sự là người thừa kế hoặc người khác cung cấp. Bộ luật tố tụng dân sự 2015 đã quy định cụ thể về thời hạn cung cấp chứng cứ, theo đó thời hạn giao nộp tài liệu, chứng cứ do Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc ấn định nhưng không được vượt quá thời hạn chuẩn bị xét xử theo thủ tục sơ thẩm. Theo nội dung quy định này,

Luật sư thừa kế cần thực hiện việc cung cấp hoặc tư vấn cho đương sự cung cấp chứng cứ trong thời hạn do Thẩm phán ấn định tại thông báo giao nộp chứng cứ, trừ tài liệu, chứng cứ không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ việc theo thủ tục sơ thẩm. Trường hợp sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm mới cung cấp, giao nộp tài liệu, chứng cứ mà Tòa án đã yêu cầu giao nộp thì Luật sư phải chuẩn bị tài liệu, chứng cứ chứng minh lý do chính đáng của việc giao nộp chậm. Để làm rõ các yêu cầu của khách hàng mình (hoặc phản bác yêu cầu), Luật sư xác định các chứng cứ cần cung cấp và thực hiện việc cung cấp cho Tòa án. Khi cung cấp chứng cứ cho Tòa án, nên thể hiện rõ quan điểm của mình là chứng cứ này dùng để chứng minh cho vấn đề gì trong vụ án thừa kế, như chứng cứ chứng minh thời điểm mở thừa kế, chứng minh di sản thừa kế, không vi phạm việc định đoạt tài sản chung...

(ii) Cung cấp chứng cứ tại phiên tòa

Tại phiên tòa, theo quy định tại Điều 96 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, các đương sự có quyền bồ sung chứng cứ trong trường hợp không thể biết được chứng cứ đó trong quá trình chuẩn bị xét xử; chứng cứ Thẩm phán không yêu cầu giao nộp hoặc có lý do chính đáng của việc giao nộp chậm. Các chứng cứ cung cấp tại phiên tòa có thể là những chứng cứ đã thu thập được trước đó nhưng chưa cung cấp cho Tòa án, cũng có thể là các chứng cứ mà đương sự mới thu thập được như một bản di chúc, chứng cứ chứng minh di sản hoặc quyền sở hữu tài sản của khách hàng mình... Tùy theo mục đích của đương sự mà Luật sư thực hiện kỹ năng cung cấp bố sung chứng cứ tại phiên tòa.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực tư pháp quốc tế của Công ty Luật TNHH Everest

III- KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ THỪA KẾ NGHIÊN CỨU HỒ SƠ VỀ TRANH CHẤP THỪA KẾ

Nghiên cứu hồ sơ vụ án thừa kế là tổng hợp các hoạt động đọc, phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, đánh giá các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án của Luật sư thừa kế, từ đó đưa ra kết luận về các vấn đề về tố tụng và nội dung của vụ án. Nghiên cứu hồ sơ vụ án thừa kế có mối quan hệ chặt chẽ với hoạt động thu thập và cung cấp chứng cứ trước đó. Dù bảo vệ quyền lợi cho nguyên đơn, bị đơn hay người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, Luật sư thừa kế cũng cần phải nắm vững nguyên tắc nghiên cứu hồ sơ vụ án thừa kế một cách toàn diện. Nguyên tắc này đòi hỏi phải nghiên cứu tất cả các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, không được bỏ sót bất kỳ tài liệu, chứng cứ nào. Tuy nhiên, Luật sư thừa kế nghiên cứu hồ sơ vụ án thừa kế cần đặc biệt quan tâm đến quyền lợi của khách hàng, đặc biệt là những lợi thế của khách hàng, các căn cứ của yêu cầu, phản bác yêu cầu của khách hàng và các căn cứ do các đương sự khác trong vụ án đưa ra. 

Về phương pháp nghiên cứu hồ sơ vụ án thừa kế, Luật sư thừa kế thực hiện theo phương pháp nghiên cứu hồ sơ vụ án dân sự nói chung và đặc thù của vụ án thừa kế. Theo đó, việc nghiên cứu bắt đầu từ đơn khởi kiện, các bản tự khai, biên bản lấy lời khai, biên bản đối chất, biên bản hòa giải và các tài liệu, chứng cứ khác do những người tham gia tố tụng cung cấp, Tòa án thu thập.

Về các nội dung nghiên cứu hồ sơ vụ án thừa kế cũng giống như nghiên cứu các hồ sơ vụ án khác, bao gồm các vấn đề về tố tụng và nội dung của vụ án. Song, Luật sư thừa kế chú ý đến đặc thù của vụ án thừa kế để từ đó tiến hành nghiên cứu các vấn đề khác như: nguyên nhân dẫn đến tranh chấp, tính chất, mức độ của tranh chấp; hoàn cảnh, điều kiện của từng đương sự trong vụ án; tâm tư, nguyện vọng của từng đương sự, đặc biệt trong vụ án có đương sự thuộc nhóm người yếu thế như trẻ em, người già, phụ nữ, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Từ đó Luật sư mới có thể hiểu được đẩy đủ hơn, sâu sắc hơn về bối cảnh của từng vụ án.

Các vấn đề về tố tụng và nội dung trong vụ án thừa kế có mối quan hệ chặt chẽ. Tuy nhiên, để bảo đảm tính logic, khoa học trong việc nghiên cứu, trước hết Luật sư thừa kế nghiên cứu và đưa ra kết luận các vấn đề về tố tụng trong vụ án thừa kế. Việc nghiên cứu bắt đầu từ nghiên cứu về quyền khởi kiện vụ án thừa kế của nguyên đơn, thẩm quyên của Tòa án (theo vụ việc, theo cấp và theo lãnh thổ), thời hiệu khởi kiện vụ án thừa kế, sau đó đến nghiên cứu các vấn đề khác như đương sự, trình tự, thủ tục thu thập chứng cứ, hòa giải của Tòa án... Xác định vấn đề tố tụng nào để nghiên cứu trước có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động nghiên cứu hồ sơ vụ án thừa kế của Luật sư.

IV- KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ THỪA KẾ XÂY DỰNG, DỰ THẢO PHƯƠNG ÁN HỎI, CHUẨN BỊ BẢN LUẬN CỨ

Xây dựng dự thảo phương án hỏi và chuẩn bị dự thảo bản luận cứ cần được thực hiện ngay sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án thừa kế. Bởi lẽ kỹ năng này có mối liên hệ chặt chẽ với kỹ năng nghiên cứu và lập bản kết quả nghiên cứu hồ sơ vụ án. Phương án hỏi trong vụ án thừa kế cần bám vào các vấn đề về nội dung và tố tụng của vụ án thừa kế. Các vấn đề cần hỏi trong vụ án thừa kế khác nhau tùy thuộc vào đối tượng các bên tranh chấp trong từng vụ án cụ thể. Ví dụ, vấn đề cần hỏi để làm rõ trong vụ án thừa kế A là thời điểm mở thừa kế, người thừa kế là con nuôi thực tế, về việc từ chối hưởng di sản; nhưng trong vụ án thừa kế B thì vấn đề cần hỏi là xoay quanh vấn đề di sản thừa kế, phương thức phân chia di sản bằng tiền hay hiện vật, việc người quản lý di sản chuyển nhượng một phần di sản, việc tôn tạo di sản thừa kế... Luật sư lưu ý phương án hỏi này có thể thay đổi tùy thuộc vào diễn biến của phiên tòa sơ thẩm. Có những vụ án thừa kế phức tạp, có nhiều đương sự, các bên tranh chấp nhiều vấn đề cần giải quyết của vụ án, đánh giá chứng cứ có sự khó khăn đòi hỏi Luật sư cần đầu tư nhiều thời gian, trí tuệ cho nghiên cứu hồ sơ và xây dựng phương án hỏi cũng như soạn thảo bản luận cứ.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về thừa kế (luật sư thừa kế) của Công ty Luật TNHH Everest

Luật sư Phạm Ngọc Minh, Giám đốc Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (tham khảo: Giáo trình Kỹ năng chuyên sâu của Luật sư trong việc giải quyết các vụ án dân sự - Học viện Tư pháp và một số nguồn khác).

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
3.8 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Kỹ năng của luật sư chuẩn bị tham gia phiên tòa sơ thẩm về tranh chấp thừa kế

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
2.72300 sec| 1127.961 kb