Kỹ năng của Luật sư tham gia giải quyết vụ án hành chính theo thú tục rút gọn tại tòa án cấp phúc thẩm

"Nếu bạn cho rằng bạn không thể trở thành một Luật sư tử tế, hãy chọn làm Người tử tế, đừng làm Luật sư".

Abraham Lincoln

Kỹ năng của Luật sư tham gia giải quyết vụ án hành chính theo thú tục rút gọn tại tòa án cấp phúc thẩm

Theo quy đinh của Luật tố tụng hành chính thì các bản án, quyết định hành chính sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án hành chính, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính sơ thẩm sau khi tuyên sẽ chưa có hiệu lực pháp luật ngay và có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật. Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án theo thủ tục rút gọn sau khi tuyên cũng chưa có hiệu lực pháp luật mà có thề bị kháng cáo, kháng nghị để yêu cầu Tòa án câp phúc thẩm giải quyết lại theo thu tục rút gọn phúc thẩm.

Liên hệ

I - KHÁNG CÁO 

Theo quy đinh của Luật tố tụng hành chính thì các bản án, quyết định hành chính sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án hành chính, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính sơ thẩm sau khi tuyên sẽ chưa có hiệu lực pháp luật ngay và có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật. Bản án, quyêt định sơ thẩm của Tòa án theo thủ tục rút gọn sau khi tuyên cũng chưa có hiệu lực pháp luật mà có thề bị kháng cáo, kháng nghị để yêu cầu Tòa án câp phúc thẩm giải quyết lại theo thu tục rút gọn phúc thẩm.

Để thực hiện quyền kháng cáo của mình, đương sự có thể tự mình hoặc nhờ Luật sư làm thủ tục kháng cáo. Đương sự có thể tiếp tục nhờ Luật sư ở cấp sơ thẩm, cũng có thể nhờ Luật sư khác làm ngươi đại diện hoặc là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình. Thu tục kháng cáo được thực hiện tương tự như kháng cáo bản án, QĐHC sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án hành chính, quyết định đình chi giải quyết vụ án hành chính sơ thẩm giải quyết theo thù tục thông thường.

Việc kháng cáo là do khách hàng yêu cầu kháng cáo hoặc tiếp tục nhờ Luật sư thực hiện việc kháng cáo; hoặc khách hàng không yêu cầu kháng cáo nhưng Luật sư xét thấy nếu kháng cáo thì quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng được bảo vệ, bảo đàm. Vì vậy, Luật sư cần xem xét căn cứ kháng cáo đề tư vấn cho khách hàng về việc có kháng cáo hay không trên cơ sở đánh giá:

- Phán quyết của Tòa án cấp sơ thẩm là không phù hợp với tình tiết  khách quan của vụ án;

- Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật của Tòa án cấp sơ thẩm đề đưa ra phán quyết không đúng;

- Có vi phạm tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án cấp sơ thẩm.

Và khi vụ án được xem xét theo thủ tục phúc thẩm sẽ cải thiện hơn quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng.

Tuy nhiên, cần lưu ý vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn là vụ án có tình tiết đơn giản, tài liệu, chứng cứ đầy đù, rõ ràng, bảo đảm đủ căn cứ giải quyết vụ án và Tòa án không phải thu thập tài liệu, chứng cứ; do đó thường chi có một yêu cầu chính và khi không được Thẩm phán xét xư vụ án thỏa mãn thì cần tư vấn cho khách hàng kháng cáo; trường hợp chỉ vi phạm thủ tục tố tụng nhưng nên thực hiện lại cho đúng cũng không cải thiện hơn quyền và lợi ích họp pháp của khách hảng thì Luật sư cần tư vàn cho khách hàng không nên kháng cáo vì sẽ mất thời gian, công sức và tiền bạc.

Sau khi Luật sư giúp khách hàng xem xét căn cứ kháng cáo và quyểt định cần thì phải tiếp tục giúp khách hàng thực hiện các thủ tục kháng cáo trong thời hạn khảng cáo được quy định tại khoản 1 Điều 251 Luật TTHC (đối với bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm theo thủ tục rút gọn là 07 ngày kể từ ngày tuyên án). Trường hợp đương sự không có mặt tại phiên tòa thì thòi hạn kháng cáo tính từ ngày bản án, quyết định được giao cho họ hoặc được niêm yết.

Cách tính thời hạn kháng cáo, việc lập thủ tục kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm theo thủ tục rút gọn (người có quyền kháng cáo. đơn kháng cáo, nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm, chuyển hồ sơ kháng cáo, xét kháng cáo quá hạn) được thực hiện như kháng cáo bản án. quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm theo thủ tục thông thường.

II - KỸ NĂNG THAM GIA PHIÊN TÒA

1 - Chuẩn bị bị cho việc tham gia phiên tòa

Ngay sau khi nhận được hồ sơ vụ án đã được giải quyết theo thủ tục rút gọn và đơn kháng cáo do Tòa án cấp sơ thẩm chuyển lên, Tòa án cấp phúc thẩm xem xét để quyết định việc thụ lý vụ án theo trình tự phúc thẩm. Bắt đầu từ khi vào sổ thụ lý Tòa án cấp phúc thẩm chuẩn bị xét xử phúc thẩm. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thụ lý vụ án, tùy từng trường hợp, Tòa án cấp phúc thẩm ra một trong các quyết định sau đây:

  • Tạm đình chỉ xét xử phúc thấm vụ án;
  • Đình chỉ xét xừ phúc thẩmvụ án;
  • Đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm.

Luật sư cẩn theo dõi, hết thời hạn nêu trên mà Tòa án chưa ra quyết định nào trong 03 quyết định trên hoặc nhận được quyết định tạm đình chỉ hoặc quyết định đình chỉ xét xứ phúc thấm mà cho rằng không đúng pháp luật , làm ảnh  hưởng đến quyền và lợi ích khách hàng của mình thì tư vấn cho khách hàng khiếu nại hành Vi hoặc quỵét định tố tụng đó với ngươi đã ban hành quyết định (vì luật không quy định đương sự có quyền kháng cáo quyết định tạm đình chỉ hoặc quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm).

Trong thời gian chuẩn bị xét xử cứa Toa án, Luật sư chuẩn bị những công việc để tư vấn cho khách hàng nhằm bảo vệ quyền, lợi ích của họ. Luật sư nghiên cứu hồ sơ vụ án hành chính, bản án hành chính sơ thẩm để có thể đề nghị với Tòa án áp dụng các biện pháp cần thiết và quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục thông thường.

Quan trọng nhất đối với Luật sư ở giai đoạn này là chuẩn bị bản luận cứ. So với bản luận cứ ở giai đoạn sơ thẩm, bản luận cứ tại phién toa phúc thẩm có những điểm khác biệt. Đó là, bản luận cứ của Luật sư tại phiên tòa phúc thẩm xoay quanh yêu cầu kháng cáo có liên quan đến nội dung của bản án, quyết định sơ thẩm.

Khi chuẩn bị luận cứ cho phiên tòa phúc thẩm, Luật sư phải nắm vững hồ sơ vụ án và diễn biến việc giải quyết vụ án ở giai đoạn sơ thẩm nhằm xử lý các vấn đề chính sau: Lý do và căn cứ kháng cáo; lập luận vê việc quyền và lợi ích của khách hàng chưa được xem xét đúng pháp luật tại phiên tòa sơ thẩm và có thể phát hiện, đề nghị thực hiện những biện pháp xác minh, thu thập chứng cứ... để làm rõ nhừng nội dung liên quan đên yêu cầu khởi kiện và có kháng cáo của khách hàng.

Trường hợp Luật sư của đương sự không kháng cáo. trách nhiệm hay kỹ năng của Luật sư là phải biết nội dung kháng cáo và các tài liệu, chứng cứ gửi kèm theo hoặc được cung cấp bổ sung. Trên cơ sơ đó. Luật sư chuẩn bị những phương án để bảo vệ quyền lợi cho đương sự là khách hàng của mình, có những phương án thích hợp phản bác lại những nội dung kháng cáo.

Luật sư của đương sự không kháng cáo sau khi nghiên cứu tài liệu, chứng cứ được bổ sung tại cấp phúc thẩm cũng có thể đưa ra yêu cầu Tòa án xét xử phúc thẩm vụ án theo thủ tục thông thường.

Sau khi hoàn tất công việc chuẩn bị, Tòa án cấp phúc thẩm sẽ mờ phiên tòa phúc thẩm vụ án hành chính theo thủ tục rút gọn do một Thẩm phán thực hiện.

Thời hạn mở phiên tòa phúc thẩm là 15 ngày kể từ ngày có quyết định đưa vụ án hành chính ra xét xử phúc thẩm theo thủ tục rút gọn.

2 - Kỹ năng của luật sư tham gia phiên tòa phúc thẩm vụ án hành chỉnh theo thủ tục rút gọn

Tại phiên tòa phúc thầm. Thẩm phán trình bày tóm tắt nội dung bản án. quyết định sơ thẩm bị kháng cáo. kháng nghị, nội dung của kháng cáo. kháng nghị và tài liệu. Chứng cử kèm theo (nếu có).

Người bảo vệ quvền và lợi ích hợp pháp của đưong sự trình bày, đương sự bổ sung ý kiến về nội dung kháng cáo, kháng nghị, tranh luận, đối đáp. đề xuất quan điểm cùa mình về việc giải quyết vụ án.

Sau khi kết thúc việc tranh luận và đối đáp, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyêt vụ án hành chính ở giai đoạn phúc thẩm.

Phiên tòa phúc thâm vụ án hành chính theo thủ tục rút gọn có trình tự rút ngắn hơn so với phiên tòa sơ thẩm vụ án hành chính theo thủ tục rút gọn sau khi Thẩm phán trình bày tóm tắt nội dung bản án, quyết định sơ thâm bị kháng cáo, kháng nghị, nội dung của kháng cáo, kháng nghị vả tải liệu. chửng cứ kèm theo thì không tiến hành việc hỏi, không công bố các tài liệu cua vụ án, không xem xét vật chứng... mà tiến hành ngay để người bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của đương sự trình bày, đương sự bổ sung ý kiến về nội dung kháng cáo, kháng nghị, tranh luận, đổi đáp. Đề xuất quan điểm của mình về việc giải quyết vụ án.

Điểm đặc biệt là tại phiên tòa phúc thẩm vụ án hành chính theo thủ tục rút gọn, Kiểm sát viên chi phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án hành chính ở giai đoạn phúc thẩm (không phát biểu ý kiến về việc giải quyết vụ án như tại cấp sơ thẩm).

Tuy nhiên, để bao vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, về cơ bản Luật sư vẫn phải thành thạo các kỹ năng như tại phiên tòa sơ thẩm.

Tại phiên tòa phúc thẩm, Luật sư phải chú ý lắng nghe Luật sư đối phương và các đương sự khác trình bày để đưa ra những yêu cầu kịp thời nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng. Cùng với bản luận cứ đã được chuẩn bị, Luật sư cân lập luận thêm để Thẩm phán chú ý và giải quyết theo yêu cầu kháng cao.

Nội dung kháng cáo, các quy định của Luật TTHC về xử lý các tình huống phát sinh luôn có mối quan hộ mật thiết với quyền hạn của thẩm phán xét xứ phúc thẩm. Các quyền hạn đó là:

  • Giữ nguyên bản án, quyết định cúa tòa án cấp sơ thẩm;

  • Sửa bản án, quyết định cùa Tòa án cấp sơ thẩm;

  • Hủy bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm để giải quyết lại vụ án theo thủ tục rút gọn hoặc theo thủ tục thông thường nếu không còn đủ các đíều kiện giai quyết theo thủ tục rút gọn;

  • Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án;

  • Đình chỉ xét xử phúc thẩm và giữ nguyên bản án sơ thám.

Việc nắm vững quy định này giúp Luật sư vận dụng linh hoạt để làm sáng tỏ nội dung kháng cáo, bảo vệ được quyền và lợi ích cho khách hàng. Mặt khác, nắm vững các quy định này cũng giúp Luật sư phát hiện kịp thời việc vận dụng sai các điều khoản về quyền hạn cùa Thẩm phán xét xử phúc thẩm để Luật sư có thể tranh luận, đề xuất quan điểm giải quyết vụ án với Thẩm phán ngay tại phiên tòa phúc thẩm.

III - KỸ NĂNG XỬ LÝ TÌNH HUỐNG TỐ TỤNG PHÁT SINH

1 - Hoãn phiên tòa

Các trường hợp:

  • Thẩm phán vắng mặt hoặc không thề tiếp tục tham gia xét xừ vụ án mà không có Thẩm phán dự khuyết tham gia phiên tòa từ đầu để thay thế;
  • Thư ký phiên tòa vắng mặt hoặc không thè tiếp ựic tham gia phièn tòa mà không có người thay thế;
  • Thẩm phán, Kiểm sát viên, Thư ký phiên tòa, người phièn dịch bị thay đối mà không có người thay thế ngay;
  • Kiểm sát viên vắng mặt trong trường họp Viện kiếm sát có khảng nghị phúc thẩm.

Chú ý:

Đối với phiên tòa phúc thấm theo thú tục thòng thường, tại khoản 1 Điều 232 Luật TTHC quy định hoàn phiên tòa theo quy định tại khoản I Điều 225 là khi có người kháng cáo. người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo. kháng nghị, người bào vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ  vắng mặt theo triệu tập hợp lẹ lần thứ nhất của tòa án. Nhưng theo khoản 2 Điều 253 Luật TTHC. trong thủ tục rút gọn, Thẩm phán vẫn tiến hành phiên tòa trong trường hợp đương sự đã được triệu tập hợp lệ mà vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc đã có đơn xin xét xử vắng mặt không phân biệt là chỉ mới triệu tập hợp lệ lần đầu;

Đối với các trường họp cần giám định, cần người làm chứng, cần thu thập bổ sung tài liệu, chứng cứ thì phiên tòa phải được hoãn lại để chuyền vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường.

Như vậy. ờ bất cử giai đoạn nào trong quá trình giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục rút gọn, nếu xuất hiện các tình tiết quy định tại khoản 2 Điều 246 Luật TTHC thì vụ án sẽ được Thẩm phán ra quyết định chuyển qua giải quyết theo thủ tục thông thường. Luật sư cần giúp khách hàng cua mình đưa ra yêu cầu Tòa án chuyển phương thức tố tụng cho thích hợp với vụ án của mình, với hoàn cảnh cụ thể của khách hàng khi tham gia tố tụng  giải quyết vụ án này.

Trường hợp Tòa án ra quyết định chuyển vụ án sang giải quyết theo thu tục thông thường theo quy định tại khoản 2 Điều 246 Luật TTHC thì thời hạn chuân bị xét xư vụ án được tính lại kể từ ngày ra quyết định này.

​​​​​​​​​​​​​​2 - Kỹ nãng xử lý khi phát sinh các căn cứ tạm đình chỉ giải quyêt vụ án

Các căn cứ để Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ án theo thủ tục sơ thẩm được quy định tại Điều 141 Luật TTHC và căn cứ để Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ án theo thủ tục phúc thẩm được quy định tại Điều 228 Luật TTHC thực tế không áp dụng để giải quyết theo thủ tục rút gọn, vỉ các căn cứ tạm đình chỉ giải quyết vụ án theo luật định đồng thời cũng là các tình tiết làm cho vụ án không còn đủ điêu kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn mà phải được Tòa án quyết định chuyên vụ án sang giải quyết theo thủ tực thông thường theo quy định tại khoản 2 Điều 246 Luật TTHC.

Luật sư Nguyễn Thị Yến - Phó giám đốc của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (từ Giáo trình Kỹ năng tham gia giải quyết các vụ án hành chính - Học viện Tư pháp và một số nguồn khác).

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Quy định pháp luật về kế toán doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
5 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Kỹ năng của Luật sư tham gia giải quyết vụ án hành chính theo thú tục rút gọn tại tòa án cấp phúc thẩm

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.14230 sec| 1128.648 kb