Kỹ năng của luật sư: Tư vấn khiếu nại hành chính

"Nếu bạn cho rằng bạn không thể trở thành một Luật sư tử tế, hãy chọn làm Người tử tế, đừng làm Luật sư".

- Abraham Lincoln, Tổng thống thứ 16 của MỸ

Kỹ năng của luật sư: Tư vấn khiếu nại hành chính

Khiếu nại là một phương thức hợp pháp để cá nhân, tổ chức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi chịu tác động của các Quyết định hành chính, hành vi hành chính và một số đối tượng khác. 

Nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn khiếu nại hành chính xuất phát từ người chịu tác động của quyết định hành chính, hành vi hành chính, người bị khiếu nại hoặc chủ thể có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.

Các yêu cầu thể hiện trình độ chuyên môn, năng lực, làm cho hoạt động tư vấn của Luật sư đạt hiệu quả: [1] tôn trọng pháp luật và tuân thủ pháp luật; [2] Tôn trọng quy tắc đạo đức nghề nghiệp; [3] Tôn trọng quy sự thật khác quan.

Liên hệ

I - KHÁI LƯỢC VỀ KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH VÀ TƯ VẤN KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH

1- Khái quát về Khiếu nại hành chính

Khiếu nại là một trong các quyền cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp. Khiếu nại hành chính thực chất là sự phản ứng của công dân, tổ chức trước những hành vi công vụ trái pháp luật gây thiệt hại hoặc bị họ cho rằng gây thiệt hại đển quyền, lợi ích hợp pháp của họ.

Theo quy định của Luật Khiếu nại năm 2011, khiếu nại là việc công dân, cở quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật Khiếu nại quy định đề nghị cở quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại Quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Như vậy, khiếu nại là quyền chủ thể của công dân, có quan hệ mật thiết với các quyền và nghĩa vụ cở bản của công dân trong các lĩnh vực hành chính - chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và trong lĩnh vực cá nhân. Khiếu nại là phương tiện pháp luật tự vệ khi các quyền chủ thể bị vi phạm, đồng thời là một phương tiện pháp luật mà nhờ đó cơ quan hành chính, những người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính kiểm tra được tính hợp pháp, hợp lý về các Quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình.

Đối tượng khiếu nại hành chính là Quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật cán bộ, công chức. Các Quyết định hành chính được ban hành, hành vi hành chính được thực hiện luôn liên quan đển một thủ tục hành chính cụ thể.

Chủ thể thực hiện khiếu nại hành chính là công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức là người chịu tác động trực tiếp bởi đối tượng khiếu nại.

Người bị khiếu nại là người ban hành Quyết định hành chính, Quyết định kỷ luật hoặc người thực hiện hành vi hành chính bị khiếu nại.

Khiếu nại hành chính được thực hiện và giải quyết theo thủ tục hành chính, quy định trong Luật Khiếu nại và các văn bản hướng dẫn thi hành. Ngoài khiếu nại còn có các căn cứ khác để xem xét lại Quyết định hành chính, hành vi hành chính như: ý kiến của chính cơ quan đã ban hành quyết định hoặc của cơ quan cấp trên đã ban hành quyết định; có đề nghị của các cở quan, tổ chức...

Mặc dù đều là quyền chủ thể của công dân nhưng khiếu nại khác với tố cáo, yêu cầu, kiến nghị. Khiếu nại khác tố cáo ở những điểm chính sau: chủ thể thực hiện quyền khiếu nại chủ yếu là cá nhân, tổ chức chịu tác động trực tiếp bởi đối tượng khiếu nại, còn chủ thể thực hiện quyền tố cáo là công dân; đối tượng khiếu nại là các Quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật, còn đối tượng tố cáo là hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào; mục đích khiếu nại là để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại, còn mục đích của tố cáo là để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức, do đó tố cáo là phương thức chủ yếu nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ thế khác, bên cạnh đó cũng có thể là một phương thức bảo vệ quyền và lợi ích của chính người tố cáo. Khiếu nại khác với yêu cầu, kiến nghị ở chỗ: khiếu nại là hình thức công dân hướng tới các cở quan hành chính nhà nước khi thấy Quyết định hành chính, hành vi hành chính xâm phạm tới quyền và lợi ích của mình. Vì vậy, nó luôn chứa đựng các thông tin, chứng cứ nhất định về sự vi phạm các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hành chính của Công ty Luật TNHH Everest

2- Tư vấn khiếu nại hành chính

Tư vấn khiếu nại hành chính là một lĩnh vực cụ thể của tư vấn pháp luật, là việc Luật sư đưa ra các nhận định, giải pháp, kết luận, khuyến nghị về một tình huống cụ thể của công dân, tổ chức khi có khiếu nại đối với các Quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cở quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức nhằm giúp khách hàng có các hành vi ứng xử hợp pháp, hợp lý.

Trong quá trình giải quyết khiếu nại hành chính, có nhiều chủ thể khác nhau (chủ thể tiến hành và chủ thể tham gia), trong đó Luật sư là một trong số các chủ thể tham gia và vai trò của Luật sư ngày càng được đề cao.

Phạm vi hoạt động nghề nghiệp của Luật sư trong quá trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại hành chính được pháp luật quy định ở các loại việc sau: Luật sư được phép tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý cho người khiếu nại; Luật sư là người đại diện ngoài tố tụng (thay mặt người khiếu nại thực hiện quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại theo ủy quyền của họ); thực hiện các dịch vụ pháp lý khác: soạn đơn khiếu nại, soạn thảo các văn bản, tài liệu, thu thập các chứng cứ... Trong các hoạt động kể trên, hoạt động tư vấn khiếu nại hành chính có vai trò vô cùng quan trọng, sự tham gia tư vấn của Luật sư một mặt góp phần bảo đảm trạt tự quản lý nhà nước về khiếu nại, mặt khác giúp các bên tranh chấp đặc biệt là người khiếu nại hiểu biết pháp luật, hiểu đúng các hành vi xử sự cần thiết trong quá trình khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

3- Đặc trưng của hoạt động tư vấn khiếu nại hành chính

Thứ nhất, hoạt động tư vấn khiếu nại hành chính của Luật sư là một loại tư vấn pháp luật cụ thể, trong đó tuỳ thuộc vào khách hàng và yêu cầu của khách hàng, vào sự thoả thuận của Luật sư với khách hàng nhằm giúp khách hàng hiểu biết, lựa chọn đúng văn bản pháp luật, tập hợp và hệ thống các tình tiết khách quan, có ý nghĩa cho việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại hành chính để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng.

Với khách hàng là người khiếu nại, Luật sư cần dựa vào tính chất, diễn biến vụ việc và đối tượng khiếu nại để lựa chọn các văn bản pháp luật, các quy phạm pháp luật tưởng ứng, phù hợp làm cở sở hướng dẫn khách hàng thực hiện các hành vi khiếu nại và đưa ra nội dung, yêu cầu khiếu nại đúng pháp luật. Văn bản pháp luật cần sử dụng để giải quyết vụ khiếu nại gồm các văn bản pháp luật về hình thức (Luật Khiếu nại, các văn bản hướng dẫn thi hành) và văn bản pháp luật về nội dung (tùy thuộc các Quyết định hành chính, hành vi hành chính trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước, các văn bản pháp luật đó là cở sở để đánh giá các quyền, nghĩa vụ, nhiệm vụ, lợi ích... của đối tượng chịu tác động của Quyết định hành chính, hành vi hành chính và tính hợp pháp của đối tượng khiếu nại).

Đối với việc lựa chọn, sắp xếp và hệ thống các tình tiết khách quan có ý nghĩa cho việc làm sáng tỏ sự việc và là cở sở thực hiện yêu cầu khiếu nại, Luật sư cần hướng dẫn cho khách hàng của mình tập hợp những tài liệu, chứng cứ dùng làm căn cứ để xác định đối tượng khiếu nại, các tình tiết xác định quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại, các tình tiết đánh giá tính bất hợp pháp của đối tượng khiếu nại,...

Trong quá trình tư vấn khiếu nại, Luật sư cần chỉ rõ các cở sở pháp lý xác định hành vi xử sự theo nhũng trình tự, thủ tục nhất định do pháp luật quy định để khách hàng của mình chủ động thực hiện các hành vi của họ cho phù hợp với pháp luật. Đối với khách hàng là người khiếu nại (công dân, tổ chức...) được thực hiện bất kỳ hành vi nào mà pháp luật không cấm để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, Luật sư cần phân tích và chỉ rõ một số loại hành vi cần thực hiện trong phạm vi điều chỉnh pháp luật và phải biết cách lựa chọn hành vi ứng xử thật sự có ý nghĩa và hiệu quả cho việc khiếu nại để tránh tình trạng gây rắc rối và mất trật tự trong quá trình khiếu nại. Đối với khách hàng là người bị khiếu nại, là người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại hoặc tham mưu cho người giải quyết khiếu nại, Luật sư cần tư vấn để các chủ thể này thực hiện những hành vi được phép, được quyền thực hiện theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, hoạt động tư vấn của Luật sư về khiếu nại hành chính chủ yếu dựa trên kết quả phân tích và nhận định về tính hợp pháp hay bất hợp pháp của đối tượng khiếu nại.

Đây là nội dung tư vấn cơ bản và tập trung nhất, chiếm nhiều thời gian và công sức nhất trong các nội dung tư vấn của Luật sư.

Trường hợp khách hàng là người khiếu nại, với nội dung tư vấn này, trước hết đòi hỏi Luật sư cần chỉ rõ cho khách hàng biết đối tượng khiếu nại là Quyết định hành chính, hành vi hành chính cụ thể nào, dựa vào đâu để cho rằng đối tượng đó là trái pháp luật. Cùng với việc xác định đối tượng khiếu nại, Luật sư cần xem khách hàng có bị thiệt hại không (tài sản, tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín), việc ban hành và thực hiện Quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại có mối liên hệ như thế nào với thiệt hại đó để hướng dẫn khách hàng đưa ra yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại.

Trường hợp khách hàng là người bị khiếu nại hoặc người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại: Luật sư cần chỉ rõ cho khách hàng biết việc người khiếu nại đưa ra yêu cầu khiếu nại là có hay không có căn cứ, đối tượng khiếu nại hợp pháp hay không hợp pháp, thiệt hại do việc ban hành hoặc thực hiện Quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại đó gây ra (nếu có).

Thứ ba, tư vấn khiếu nại hành chính là loại tư vấn pháp luật liên quan đến trình tự và thiết chế giải quyết là trình tự, thiết chế hành chính. Do vậy, khi tư vấn khiếu nại hành chính, Luật sư không chỉ cần có trình độ, năng lực tư vấn khiếu nại mà còn phải hiểu biết sâu kiến thức, trình độ quản lý hành chính và pháp luật hành chính. Ví dụ: tư vấn khiếu nại với các quyết định xử phạt hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan, ngoài các kiến thức pháp luật chung về xử lý vi phạm hành chính, Luật sư cần có các kiến thức về các thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, lĩnh vực hải quan, một số nghiệp vụ của ngành thuế, ngành hải quan.

Xem thêm: Thù lao luật sư và Chi phí pháp lý tại Công ty Luật TNHH Everest

II- CÁC YÊU CẦU CỦA TƯ VẤN KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH

1- Tôn trọng pháp luật và tuân thủ pháp luật

Pháp luật là mục đích, chuẩn mực cho hoạt động tư vấn nói chung, tư vấn khiếu nại hành chính nói riêng. Hoạt động tư vấn khiếu nại hành chính của Luật sư thực chất là một loại hình dịch vụ pháp lý, do đó từ hình thức đển nội dung tư vấn, Luật sư cần phải tôn trọng và tuân thủ pháp luật.

Yêu cầu tôn trọng và tuân thủ pháp luật trong hoạt động tư vấn khiếu nại hành chính được biểu hiện ở các nội dung sau:

Thứ nhất, hoạt động tư vấn khiếu nại hành chính phải dựa vào các quy định của pháp luật.

Muốn tư vấn đúng, có căn cứ pháp lý, Luật sư phải dựa trên các quy định của pháp luật.

Để định hướng cho khách hàng có khiếu nại hay không khiếu nại, Luật sư phải dựa trên các văn bản pháp luật, căn cứ quy định trong các văn bản pháp luật đó để xem xét loại việc hay đối tượng mà công dân, tổ chức muốn khiếu nại có thuộc phạm vi khiếu nại hành chính không, văn bản nào quy định quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại cho loại việc đó...

Vi dụ: Ông X đăng ký tập sự hành nghề Luật sư nhưng không được Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư thành phố H chấp nhận. Ông X khiếu nại Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư về hành vi không đưa mình vào danh sách tập sự hành nghề Luật sư. Để đánh giá việc khiếu nại của ông X có phải là khiếu nại hành chính không cần phải dựa vào quy định của Luật Khiếu nại, Luật Luật sư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Để đánh giá tính hợp pháp của đối tượng khiếu nại, thực hiện các thủ tục khiếu nại và tham gia các quá trình giải quyết khiếu nại (lần một hoặc lần hai), Luật sư cũng cần phải nghiên cứu và áp dụng các văn bản pháp luật, các quy định pháp luật phù hợp.

Hình thức hoạt động tư vấn của Luật sư cũng phải dựa vào quy định của pháp luật. Ví dụ, việc thoả thuận và lập hợp đồng dịch vụ pháp lý, hoạt động thu thập thông tin, tài liệu, chứng cứ để tư vấn... đều phải thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật hoặc không được trái pháp luật trong những trường hợp pháp luật chưa điều chỉnh cụ thể.

Thứ hai, tập hợp, hệ thống các văn bản pháp luật để sử dụng.

Để đáp ứng yêu cầu tôn trọng và tuân thủ pháp luật, khi tư vấn cho khách hàng, Luật sư cần lựa chọn các văn bản pháp luật cần thiết, phù hợp để làm cở sở pháp lý, lựa chọn các điều khoản pháp luật liên quan quy định về trình tự, thủ tục khiếu nại nhằm bảo đảm tính hợp pháp về nội dung và hình thức tư vấn cũng như hình thức pháp lý và nội dung khiếu nại, đặc biệt là cập nhật các văn bản pháp luật mới.

Trong nhiều trường hợp, Luật sư cần vận dụng một số quy định của pháp luật để chứng minh cho các nhận định của mình về một tình huống cụ thể trong quá trình tư vấn khiếu nại hành chính.

Trong điều kiện công nghệ tin học phát triển mạnh mẽ như hiện nay, việc tập hợp, hệ thống văn bản pháp luật theo cách sắp xếp riêng của từng tổ chức hành nghề Luật sư cũng như của cá nhân Luật sư một mặt giúp Luật sư kịp thời cập nhật, tra cứu văn bản pháp luật để vận dụng, áp dụng nhưng mặt khác sẽ tạo nên thói quen, sự thuần thục trong việc tra cứu, đối chiếu văn bản pháp luật, thói quen tôn trọng pháp luật và làm theo pháp luật.

Thứ ba, đưa ra khuyến nghị, giải pháp trên cở sở các quy định của pháp luật.

Sự tôn trọng, tuân thủ pháp luật còn được biểu hiện khá rõ nét ở chồ khi giải thích, phân tích hay nhận định một tình huống tư vấn pháp luật cụ thể, Luật sư cần đưa ra các khuyến nghị cho khách hàng (là người khiếu nại, hoặc người bị khiếu nại, hoặc người giải quyết khiếu nại) về cách thức xử sự theo quy định của pháp luật, giúp khách hàng biết khai thác, sử dụng pháp luật để khiếu nại, tham gia hoặc giải quyết khiếu nại đúng, qua đó nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại, bảo vệ uy tín cho người bị khiếu nại, người giải quyết khiếu nại, góp phần bảo đảm trật tự quản lý của Nhà nước.

Khuyến nghị về cách ứng xử cho khách hàng là nhằm giúp khách hàng điều chỉnh các hành vi xử sự trong quá trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại, tránh được tâm lý bức xúc dễ dẫn đển vi phạm pháp luật, biết lựa chọn các hành vi (hành động và không hành động) phù hợp quy định của pháp luật hoặc thực hiện các hành vi mà pháp luật không cấm (đối với người khiếu nại), thực hiện những hành vi pháp luật quy định (đối với người bị khiếu nại và người giải quyết khiếu nại).

Đặc biệt, để hoạt động tư vấn có hiệu quả, ngoài các khuyến nghị, Luật sư còn dự kiến cho khách hàng các giải pháp phù hợp. Đối với khách hàng là người khiếu nại, Luật sư cần tư vấn về các giải pháp khiếu nại đúng đắn như khiếu nại đển cở quan có thẩm quyền nào (người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu, lần hai hay khởi kiện đển Tòa án có thẩm quyền); đưa ra các yêu cầu, đề nghị (xem xét lại Quyết định hành chính, hành vi hành chính, yêu cầu hủy, yêu cầu bồi thường thiệt hại) hay áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Với khách hàng là người bị khiếu nại, Luật sư cần tư vấn việc sửa đối, hủy bỏ đối tượng khiếu nại là Quyết định hành chính, chấm dứt hành vi hành chính, khắc phục hậu quả do Quyết định hành chính, hành vi hành chính đã gây ra cho người khiếu nại. Với khách hàng là người giải quyết khiếu nại, Luật sư cần tư vấn để thực hiện đúng thủ tục, thẩm quyền giải quyết khiếu nại, có quyết định giải quyết khiếu nại phù hợp trên cở sở nhận định, đánh giá đúng về yếu cầu khiếu nại, căn cứ để chấp nhận hay bác bỏ yêu cầu khiếu nại.

Như vậy, việc đưa ra các khuyến nghị, giải pháp cho khách hàng không chỉ là trách nhiệm tốn trọng, tuân thủ pháp luật trong hoạt động nghề nghiệp của Luật sư mà còn giúp khách hàng tạo được thói quen và nếp sống tốn trọng, tuân thủ pháp luật.

Xem thêm: Quy trình tư vấn khiếu nại hành chính của luật sư 

2- Tôn trọng quy tắc đạo đức nghề nghiệp

Đây là một trong những yêu cầu cơ bản trong mọi hoạt động hành nghề nói chung cũng như trong hoạt động tư vấn khiếu nại hành chính nói riêng.

Yêu cầu này được thể hiện ở một số điểm sau:

Thứ nhất, không được từ chối yêu cầu tư vấn của khách hàng. Hoạt động tư vấn pháp luật nói chung và tư vấn khiếu nại hành chính nói riêng thuộc phạm vi hành nghề mà pháp luật đã quy định cho Luật sư. Vì vậy, khi khách hàng có yêu cầu đúng pháp luật để nhờ Luật sư tư vấn cho mình thì Luật sư không được từ chối nếu không có lý do chính đáng.

Thứ hai, không tư vấn cho các khách hàng có lợi ích đối lập nhau trong cùng một vụ việc để tránh tình trạng “bắt cá hai tay”. Trong quy tắc đạo đức của Luật sư, việc tư vấn cho các bên có lợi ích đối lập nhau trong cùng một vụ việc được coi là hành vi trái với lương tâm, đạo lý hành nghề của Luật sư, đáng phải lên án và ngăn chặn. Trong khiếu nại hành chính, người khiếu nại và người bị khiếu nại luôn có lợi ích đối lập nhau, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có thể có yêu cầu độc lập hoặc yêu cầu cùng với người khiếu nại hoặc người bị khiếu nại. Vì vậy, ngay cả trong trường hợp được khách hàng ủy quyền để thực hiện việc trung gian thương lượng, hoà giải, Luật sư chỉ thuyết phục để phía bên kia chấp nhận hoặc thoả thuận các giải pháp mà các bên đưa ra nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình chứ không được tư vấn pháp luật cho cả hai bên.

Thứ ba, giữ bí mật thông tin của khách hàng mà mình biết được trong quá trình hành nghề. Luật sư chỉ được phép tiết lộ hoặc công bố những thông tin mà khách hàng đồng ý và cần thiết cho hoạt động tư vấn của mình. Đặc biệt là các thông tin về đời tư, bí quyết nghề nghiệp, các thông tin liên quan đển tài sản hợp pháp của cá nhân...

Thứ tư, tận tâm và năng động khi thực hiện yêu cầu tư vần cho khách hàng. Khi nhận tư vấn cho khách hàng, Luật sư thực hiện công việc một cách tận tụy và bằng cả lưởng tâm, đạo đức nghề nghiệp. Tuy nhiên, để bảo đảm hiệu quả và chất lượng tư vấn, Luật sư cần tích cực, nhạy bén, năng động khi thực hiện các công việc cụ thể như xác minh, thu thập các thông tin, tài liệu, tập hợp các chứng cứ, lựa chọn, sắp xếp các tình tiết có ý nghĩa và vận dụng, áp dụng các quy định của pháp luật làm căn cứ, cở sở cho các nội dung tư vấn.

Thứ năm, phải có bản lĩnh nghề nghiệp sẵn sàng tư vấn cho khách hàng vì lẽ phải và công lý. Tư vấn khiếu nại hành chính sẽ chạm đển hoạt động của công quyền, của cở quan nhà nước. Do vậy, nếu không có bản lĩnh, không vì tôn trọng pháp luật và công lý, Luật sư có thể “nể sợ”, ngại va chạm, ngại đối mặt với cở quan nhà nước, với công quyền mà bỏ qua những việc làm sai trái khi ban hành Quyết định hành chính, thực hiện hành vi hành chính của các cở quan nhà nước, người có thẩm quyền trong các cở quan đó và như vậy là đi ngược với đạo đức nghề nghiệp cũng như trách nhiệm của Luật sư.

Ngoài ra, khi tư vấn pháp luật về khiếu nại hành chính, Luật sư cần tôn trọng các chuẩn mực đạo đức khác được ghi nhận trong quy tắc đạo đức nghề nghiệp của Luật sư.

Xem thêm: Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

3- Tôn trọng sự thật khách quan

Đây là yêu cầu rất quan trọng vừa bảo đảm tính minh bạch, khách quan vừa bảo đảm tính có căn cứ, khoa học trong hoạt động tư vấn khiếu nại hành chính của Luật sư. Yêu cầu này được thể hiện như sau:

Thứ nhất, nhận xét, phản ánh sự việc phải đúng với thực tế khách quan. Nghĩa là sau khi được khách hàng cung cấp các tài liệu, chứng cứ, đưa ra yêu cầu tư vấn và trên cở sở các thông tin tài liệu đã được thẩm định, Luật sư cần phải phân tích, nhận định một cách thực tế, khách quan. Sự việc xảy ra thế nào thì khái quát diễn biến thế ấy, các tình tiết, các sự kiện phải có thật, tránh suy luận chủ quan, tránh bóp méo làm sai lệch sự thật, nếu các tình tiết, sự kiện có mối liên hệ với nhau thì phải được sắp xếp theo một trình tự hợp logic. Thông thường, khách hàng chỉ cung cấp cho Luật sư những tài liệu, những thông tin có lợi cho họ hoặc những tài liệu họ có nhưng để có được những nhận xét, đánh giá khách quan về sự việc, Luật sư cần phải biết khai thác thêm, sử dụng thêm những tài liệu, chứng cứ, thông tin khác có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ việc từ chính khách hàng và từ những nguồn khác (từ phía đối phương, từ cở quan, tổ chức hữu quan...).

Thứ hai, không trầm trọng hoá hay đơn giản hoá sự việc của khách hàng.

Tính chất, nội dung yêu cầu tư vấn của khách hàng, mức độ khó hay dễ, quan trọng hay không quan trọng của vụ việc phụ thuộc vào thực tế khách quan và diễn biển của chính vụ việc đó chứ không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của Luật sư.

Tuy nhiên, có những trường hợp, loại việc này có thể khó với Luật sư này nhưng đối với Luật sư khác thì lại dễ - điều đó còn phụ thuộc vào năng lực, trình độ chuyên môn và mức độ quan tâm đầu tư của Luật sư nhưng đó không phải là tiêu chuẩn để đánh giá mức độ khó hay dễ của vụ việc. Tính chất quan trọng của vụ việc liên quan và phụ thuộc vào mức độ xâm hại của Quyết định hành chính, hành vi hành chính là đối tượng bị khiếu nại, liên quan đến giá trị tài sản, danh dự, uy tín bị thiệt hại của người khiếu nại.

Thứ ba, khi giao tiếp với khách hàng, với những người có liên quan đển tư vấn, Luật sư cần phải tỏ thái độ chân tình, tính cách trung thực. Với thái độ và tính cách như vậy sẽ tạo ra động cơ trong sáng, minh bạch và đó chính là cơ sở tâm lý của việc tốn trọng sự thật khách quan.

Thứ tư, đưa ra mức thù lao đúng với giá trị công lao động của hoạt động tư vấn.

Vấn đề tôn trọng sự thật khách quan còn được thể hiện rõ nét trong việc đưa ra mức thù lao hợp lý.

Mặc dù pháp luật không quy định mức thù lao cho hoạt động tư vấn nhưng dựa vào một số nguyên tắc tính giá trị thù lao như trình độ, uy tin của Luật sư, nguyên tắc thoả thuận, tính chất, mức độ quan trọng, khó khăn của vụ việc. Dù có nhiều cách tính khác nhau nhưng nếu tốn ưọng sự thật khách quan (sự thật công việc, sự thật lao động, trí lực, thể lực,...) thì mức thù lao đó là có tính thuyết phục và dễ được chấp nhận.

Xem thêm: Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Luật sư Phạm Ngọc Minh - Giám đốc điều hành của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (nguồn tham khảo: Giáo trình Kỹ năng tham gia giải quyết các vụ án hành chính - Học viện Tư pháp và một số nguồn khác).

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
3.8 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Kỹ năng của luật sư: Tư vấn khiếu nại hành chính

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.41868 sec| 1197.133 kb